Chương Trình "Chào Ngày Mới" Của HD Sài Gòn

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

qdangnhat

Well-Known Member
Re: Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

---------- Post added 15-05-2013 at 05:18:43 AM ----------

Vâng, xin chào!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Sáng nay tỉnh rịu chưa bác?????????????????
Tình cờ vào lại trang 1 thấy bác được truy tặng chức cố dứng :-bd:-bd:-bd:-bd
Chúc mừng bác có chức =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=)) Hôm nào rửa nha............
 

rita

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Em xin chào Các Bác ! Vâng xin cảm ơn lời chúc của Các Bác ạ !
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào buổi sáng! Chúc cả nhà HDSG có 1 ngày mới thật nhiều sức khỏe và nhiều niềm vui.

2aguic5.jpg
 

liusan

Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào ngày mới, chúc mọi người có một ngày làm việc hiệu quả nhé.
 

truongquy

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào cả nhà, chúc cả nhà một ngày vui vẻ
 

s2krazyellow

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chúc cả nhà 1 ngày vui....
Chuyện vui buổi sáng nhé.....

Sự Lầm Lẩn Tai Hại

Có chàng nọ đi mua găng tay để tặng cho bạn gái, anh ta nhờ em của cô ta đi theo để cố vấn.

Trong khi anh ta mua đôi găng tay thì em của cô bạn gái cũng mua 1 cái quần lót.

Khi gói hàng, cô bán hàng gói lộn găng tay đưa cho cô em bạn gái, còn gói quần lót thì đưa cho anh ta.

Không ngờ đến sự lầm lẫn này, anh ta gởi gói quà kèm theo 1 lá thư đến cô bạn gái. Sau đây là nội dung của lá thư:


"Em yêu dấu,

Vì thấy rằng khi đi chơi với anh không bao giờ em mặc nó, nên hôm nay anh tặng nó cho em đây.

Vì muốn chọn cái thích hợp với em nhất, nên anh đã nhờ em gái của em đi theo mua, vì anh thấy em gái của em có mấy cái rất đẹp, và anh biết rõ em gái em và em đều cùng 1 cỡ như nhau.

Cô bán hàng giới thiệu cho anh 1 cái kiểu mới, mặc vào rất ấm,có phẹt-mơ-tuya để mở, nhưng khi thấy cô ta kéo phẹt-mơ-tuya thử, nó bị vướng long bên trong nên anh chọn loại không có phẹt-mơ-tuya.

Anh đã bắt em gái em mặc nó trước mặt anh, 1 phút sau cởi ra và đưa cho anh ngửi bên trong, khi thấy không có bị ẩm ướt và hôi anh mới quyết định mua.

Anh hy vọng rằng lần gặp tới anh sẽ tận tay mặc nó cho em. Và sau khi mặc em hãy chìa nó ra để anh hôn lên đó 1 nụ hôn nồng thắm".
 

genzo1984

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào buổi sáng cả nhà
chúc cả nhà một ngày vui vẻ và thành công:-*
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Phòng 6 loại bệnh do ngồi mà ra

"Ngồi” dù rất thoải mái nhưng vẫn không có lợi cho sức khoẻ. Theo nghiên cứu chỉ rõ: ngồi lâu có thể gây ra 18 chứng bệnh sau: bệnh xương cổ, bệnh xương sống thắt lưng , ăn uống không ngon miệng...

0707200909230300360.jpg

Tổ chức Y tế thể giới (WTO) năm 2003 đã chỉ rõ: mỗi năm có hơn 2 triệu người chết vì bệnh tim, bệnh tiểu đường do ngồi lâu gây ra.Vậy nên, vì sức khoẻ, không nên “ngồi chờ chết”.

23457301.jpg

Tư thế ngồi góp phần giảm thiểu các bệnh do ngồi mà ra


Bệnh xương cổ

Nguyên nhân: Nguồn gốc của bệnh xương cổ là sau khi sụn đệm cột sống thoái hoá, chèn ép rễ dây thần kinh, tuỷ sống hoặc động mạch cột sống từ đó gây ra các loại bệnh.

Tư thế ngồi không đúng hoặc ngồi lâu trước máy tính trong một thời gian dài sẽ dễ gây ra mệt mỏi cho cơ gáy sau cổ, gây nên đau nhức ở cổ và vai, chuột rút ở cơ gáy, thậm chí xuất hiện đầu đau hoa mắt. Kéo dài như vậy, tới lúc trung niên tất yếu sẽ dẫn đến sụn đệm cột sống thoái hoá, gây nên bệnh xương cổ.

Đối sách: Khi sử dụng máy tính cần giữ tư thế ngồi đúng, khi ngồi hai chân chạm đất, đôi chân cần sử dụng vững chắc để điều tiết bàn làm việc, ghế và cả đệm chận.

Nếu dùng đệm chân thì nên đảm bảo đủ độ rộng rãi để cho chân có thể hoạt động tự do trong phạm vi bàn làm việc. Nên thường xuyên dạng chân và thay đổi tư thế chân.

Cần thường xuyên đứng lên “cách ly” khỏi bàn làm việc đi đi lại lại hoặc thường xuyên thay đổi vị trí của chân để cho cả cơ thể người được thư giãn.

Không nên để hộp, thùng hay đồ vật khác ở dưới bàn vì như thế sẽ hạn chế không gian hoạt động của chân.

Gợi ý: Bài tập Yoga cho xương cổ rất thích hợp với người hay ngồi “ôm” máy tính.

Bệnh xương sống thắt lưng

Nguyên nhân: Do ngồi lâu, hoặc ngồi ở tư thế không đúng, hoặc chỉ ngồi cố định ở một tư thế mà làm cho các tế bào mô mềm của phần lưng ở trong trạng thái chịu áp lực cao, trong thời gian kéo dài khiến tế bào mô mềm thiếu máu, từ đó gây ra cơ lưng mệt mỏi, tổn thương.

Đối sách: Cần giảm bớt thời gian ngồi, hoặc ngồi một lúc thì nên thay đổi tư thế, đứng dậy vận động một chút, cũng có thể làm mát xa cho vùng lưng trong giờ nghỉ giải lao.

Gợi ý: tập 4 chiêu thức Yoga để điều chỉnh vùng lưng, eo và còn có thể làm đẹp “núi đôi”.

Xương cùng bị tổn thương

Nguyên nhân: Nếu cảm thấy xương cùng phần mông đau nhức từng cơn, có lúc liên tục 2-3 ngày làm bạn ngồi không yên thì đó là một biểu hiện của tổn thương xương cùng.

Triệu chứng đau xương cùng bao gồm xung quanh xương cùng, vùng mông có hiện tượng nhấn vào đau và đau chân, phạm vi bao gồm xương cùng, cơ mông và tế bào mô mềm xung quanh. Thường xuyên ngồi lâu trong tư thế không đúng, chèn ép thần kinh xương cùng thì sẽ gây ra tổn thương và đau nhức cho xương cùng.

Đối sách: Hàng ngày cần giữ tư thế ngồi đúng, giảm nhẹ áp lực cho xương cột sống, vận động nhiều.

Những người bị đau xương cùng mãn tính, điều quan trọng nhất là cần phải hạn chế giảm bớt hoặc tránh cho chỗ đau không phải hứng chịu áp lực.Thông thường khi ngồi có thể kê một chiếc đệm tròn trên ghế, giảm nhẹ áp lực ở chỗ đau. Dáng ngồi thẳng có thể phân tán áp lực phần mông và xương sống,làm cho người bị đau có thể ngồi lâu hơn được một chút.

Khi ở nhà, cần thường xuyên lấy túi nóng chườm vào chỗ đau hoặc trị liệu theo đông y sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Gợi ý: tập các bài tập làm cơ thể mềm mại.

Mông mọc “mụn”

Nguyên nhân: Mông “mọc mụn” có nghĩa là phần mông mọc lên những nốt mụn đỏ đau nhức.

Thì ra xương ở phần mông cơ thể người là do xương chậu cấu thành, trong đó xương vòng là một tổ hợp quan trọng cấu thành nên xương chậu, xương ngồi phân làm hai nhánh trên dưới, hai nhánh xương sẽ khớp nối tạo thành nút xương ngồi. Khi cơ thể chúng ta ở tư thế ngồi, nút xương ngồi vừa vặn tiếp xúc với mặt ghế, Thời gian dài ngồi mải mê làm việc hoặc ngồi khoanh chân lâu dễ làm cho khớp xương ngồi “xung đột” với ghế ngồi. Hơn nữa trong thời gian dài chịu tải trọng nặng, thương tích bị cọ xát, chèn ép không hợp lý sẽ dẫn đến viêm mụn mủ do bị thương, loại mụn này đa phần phát sinh ở trên một mặt xương ngồi, điều này có thể có liên quan đến việc ngồi ở tư thế không cân bằng.

Đối sách: Cải thiện nơi ngồi. Bình thường nếu có thói quen ngồi ghế gỗ, ghế cứng nên thay đổi ngồi ghế dạng mềm hoặc sofa, hoặc đặt tấm lót ghế bằng bông hoặc tấm lót bằng vải trên ghế cứng để có thể làm giảm sụ cọ xát và “sự đối chọi” giữa vật cứng và khớp xương ngồi.

Gợi ý: Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng mềm mại.

Cơ bắp đau nhức

Nguyên nhân: Hàng ngàn vạn tế bào trong cơ thể cần dựa vào sự lưu thông của máu để hoàn thành các chức năng trao đổi chất cũ mới. Ngồi lâu có thể làm cho lượng máu kèm theo khí ô xy trong cơ thể giảm đi, phân áp khí ô xy giảm thấp, lượng máu cac-bon đi-ô-xit tăng, phân áp cac-bon đi-ô xit tăng cao, gây ra cơ bắp đau nhức, cứng đờ, mất linh hoạt và suy thoái nhanh.

Đối sách: Chuyên gia y học kiến nghị, những người do tính chất công việc cần phải ngồi lâu, không nên ngồi liền tù tì mấy tiếng đồng hồ, tốt nhất là cách 2 tiếng nên đứng dậy hoạt động tầm 10 phút, có thể đi dạo hoặc tập một số bài thể dục nào đó.

Gợi ý: 8 chiêu thức trong bài tập thể dục giảm nhẹ áp lực

Ăn uống không ngon

Nguyên nhân: Ngồi lâu toàn thân thiếu vận động sẽ làm cho nhu động dạ dày yếu đi, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, lâu ngày sẽ xuất hiện chứng chán ăn, ăn uống không ngon, tiêu hoá không tốt và thậm chí cả chướng bụng, đầy bụng...

Những người phải ngồi lâu bên bàn làm việc không vận động, thức ăn dung nạp vào cơ thể hàng ngày đều tích tụ ở dạ dày đường ruột, làm cho dạ dày đường ruột “nặng gánh”, thời gian dài căng thẳng , nhu động cũng không đuợc “nghỉ ngơi”, từ đó có thể gây ra các chứng mãn tính khó chữa cho dạ dày và 12 đốt đường ruột như viêm loét, thủng lỗ, và chảy máu...

Đối sách: Tập hình thành nên thói quen ăn chủ yếu là các loài thực vật. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm như đậu và các chế phẩm từ đậu, tảo biển, các loại thân rễ, củ, rau xanh và hoa quả. Những thực phẩm hàm chứa chất xơ phong phú có thể đẩy mạnh nhu động đường ruột, rút ngắn thời gian thức ăn đi qua dạ dày đường ruột, làm cho cơ hôi gây nên niêm mạc đường ruột từ các chất có hại trong thức ăn giảm đi, giúp đẩy những chất có hại ra ngoài, giảm bớt độc hại.

(Dân trí )​
 

explorer

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào buổ sáng anh em HDSAIGON
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

4 động tác yoga giúp giảm mỏi mệt vùng lưng

55067507-ngoithien.jpg

Ngồi tư thế hoa sen thư giãn tinh thần.

Bạn là nhân viên văn phòng? Dù cả ngày chỉ ngồi làm việc trong ghế đệm êm ái, bạn vẫn cảm thấy lưng, vai nhức mỏi khiến đôi khi phải tự hỏi phải chăng tuổi già đang sớm đến với mình. Các động tác yoga thư giãn sẽ giúp bạn tìm lại sự thoải mái cho vùng cơ lưng.

Chuẩn bị: Ngồi theo tư thế hoa sen, thư giãn tinh thần và tập trung tất cả sự chú ý vào quá trình hít thở.

Động tác 1: Kiểu tư thế mèo

55067507-kieum.jpg


Những vị trí được thư giãn: Vùng lưng, bả vai và bắp thịt hai cánh tay, giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi ở lưng và vùng bả vai.

Cách thực hiện: Quỳ hai gối thẳng góc với mặt sàn, đầu gối và tay đều chống xuống đất, lòng bàn tay và gối tiếp xúc sàn. Hít thở, ngực thẳng, ngẩng đầu lên trên, cổ vươn ra phía trước, mắt nhìn hướng lên trên, đồng thời cố hạ lưng xuống.

Động tác 2: Kiểu mèo vươn người

55067507-kieuvn.jpg


Những vị trí được thư giãn: Các dây thần kinh vùng lưng, khiến cột sống được kéo giãn, mềm hóa và uyển chuyển.

Cách thực hiện: Tư thế giống động tác 1, sau đó từ từ giơ tay phải hướng về phía trước chếch lên trên, đồng thời chân trái hướng ra phía sau. Tạo tư thế thẳng và cân bằng với mặt sàn, giữ nguyên tư thế này càng lâu càng tốt. Sau đó đổi bên tay và chân. Lặp lại vài lần.

Động tác 3: Kiểu rắn

55067507-kieur.jpg


Những vị trí được thư giãn: Toàn bộ cột sống và vùng cơ lưng bị mỏi mệt.

Cách thực hiện: Nằm sấp người từ eo trở xuống, hai chân đặt song song với nhau, mặt bàn chân tiếp xúc với mặt sàn. Hít thở nhịp nhàng, ngẩng cao đầu, cố gắng đưa nửa thân trước cao hết mức, mắt hướng lên trên. Giữ yên tư thế này và thực hiện khoảng 2-3 nhịp hít thở sâu.

Động tác 4: Kiểu cát tường

55067507-kieuct.jpg


Những vùng được thư giãn: Giảm mệt mỏi và căng thẳng cho vùng vai, lưng. Có tác dụng thư giãn rất hiệu quả cho những cơ bắp tổn thương ở vùng lưng và vùng quanh vai.

Cách thực hiện: Ngồi xếp bằng thoải mái, thở ra, toàn thân gập về phía trước, để trán chạm mặt sàn, nhắm mắt, thư giãn hai vai. Hai cánh tay hướng thẳng về phía trước, giữ yên tư thế này trong vòng 1 phút. Hít vào, ngồi lại thế xếp bằng ban đầu. Thực hiện vài lần.

Những điều cần lưu ý khi luyện tập

Không được ăn trước khi tập luyện yoga vì điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tập trung tinh thần.

Cố gắng chọn tư thế thoải mái nhất để thực hiện các động tác. Tư thế ngồi đúng là điều kiện quan trọng nhất cho việc thư giãn tinh thần và tập trung hít thở thành công.

Không được nóng vội, phải kiên trì, đừng nghĩ rằng sẽ đạt kết quả chỉ trong một thời gian ngắn.
Theo Vietbao_SK&ĐS​
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Bài tập yoga giúp cơ thể khỏe mạnh và mềm dẻo

Đây là những tư thế yoga đơn giản, kết hợp giữa hơi thở và động tác vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể mềm dẻo, đánh thức sức mạnh từng đốt sống lưng, tăng dung tích cho phổi, làm thon gọn vùng bụng... Tập đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả không ngờ.

Động tác 1: Tư thế rắn hổ mang: giúp tăng dung tích cho phổi, đánh thức sức mạnh từng đốt sống lưng.

78bYoga1.jpg


Tư thế chuẩn bị: nằm sấp, hai tay chống ngang cơ mặt, khuỷu tay chạm xuống sàn. Hít vào, nâng vai lên, đẩy ngực – tốt cho bộ phận hô hấp, sau đó ngửa cổ về phía sau, mở rộng hai vai – chống bế tắc các khớp bả vai. Từ từ vươn dài cột sống, ngả về phía sau.

Động tác 2: Bài tập ôm gối giúp tống hơi và làm nhỏ bụng.

Yoga2.jpg


Tư thế chuẩn bị: chân hơi duỗi, tay xuôi thân, hít vào. Nâng hai chân lên vuông góc, thở ra, hóp bụng, gót chân xéo lên trên (hướng ý thức vào vùng bụng).

Động tác 3: Tư thế cái cày: tốt cho tim và tuyến giáp trạng, đưa máu lên não.

Yoga3.jpg


Tư thế chuẩn bị: duỗi thẳng 2 chân, 2 tay xuôi theo người, úp lòng bàn tay dưới hông, hít vào. Nâng chân cao qua đầu, thở ra, hóp bụng.

Động tác 4: Từ tư thế trên, nâng 2 chân lên thẳng, nhích nhẹ từng bên vai lên, đẩy hông về trước. Gót chân, mông, vai nằm trên đường thẳng, hướng ý thức tập trung vào vùng bụng.

Yoga4.jpg


Động tác 5: Tư thế con cá: chống nhăn da cổ, tốt cho bệnh viêm xoang.

Yoga5.jpg


Tư thế chuẩn bị: nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng. Từ từ nâng vai lên, đứng bằng đỉnh đầu, 2 tay chắp lại ở tư thế cầu nguyện. Giữ tư thế, hít thở chậm.

Động tác 6: Tư thế thả lỏng, 2 tay giang ngang, chân trái co đặt lên đầu gối phải. Tay phải đặt lên đầu gối trái, ép gối trái qua phải, quay đầu qua bên trái, thả lỏng cột sống, thắt lưng. Đổi bên.

Yoga6.jpg

Theo Lan Trần - Suckhoevadoisong​
 

delldell

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Bài tập yoga giúp cơ thể khỏe mạnh và mềm dẻo

Theo Lan Trần - Suckhoevadoisong​

Mình có 10 DVD bài tập Yoga với Master Kamal (có thuyết minh tiếng Việt). TC: 9.61GB. AE nào cần thì nhắn nhé!
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh rất thường gặp; do nhiều nguyên nhân gây nên: nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), sử dụng thuốc giảm đau chống viêm non - steroid, steroid, rượu, cà phê, thuốc lá, sự căng thẳng về tinh thần... trong đó nhiễm Hp là nguyên nhân chủ yếu và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng (Hp có mặt với một tỷ lệ khá cao vào khoảng 70 - 80% trong bệnh lý viêm loét dạ dày).

bach-hoa-xa-a801c.jpg

Bạch hoa xà

Theo YHCT, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.

Nguyên nhân: Do tình chí bị kích thích dẫn đến can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây ra các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua... u uất buồn giận thương tổn can, can khí mất sơ thông, hoành nghịch phạm vị, tạo thành can vị bất hòa. Vị khí không thông giáng thì buồn nôn, nôn, ợ hơi. Can khí uất lâu hóa hỏa, hỏa tà thương tổn âm dẫn tới đau tăng lên. Hoặc do ăn uống thất thường, ăn nhiều các chất chua cay... làm tỳ vị bị tổn thương mất khả năng kiện vận, hoặc do tiên thiên bất túc (tỳ vị hư) hàn tà nhân đó xâm nhập vào gây khí trệ, huyết ứ mà sinh ra các cơn đau. Y học cổ truyền chia chứng vị quản thống làm các thể: vị âm hư suy, tỳ vị hư hàn và can khí phạm vị. Trong bài viết kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả một số bài thuốc YHCT có hiệu quả tốt trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thể tỳ vị hư hàn và vị âm hư suy.

Thể tỳ vị hư hàn

Triệu chứng: đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp và chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân nát có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư tế.

Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ (ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung).

Dùng 1 trong các bài thuốc sau:

Bài 1: bố chính sâm 12g, bán hạ chế 6g, lá khôi 20g, sa nhân 10g, gừng 4g, trần bì 6g, nam mộc hương 10g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Bài 2: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm
: hoàng kỳ 16g, quế chi 8g, sinh khương 6g, bạch thược 8g, cam thảo 6g, đại táo 12g, hương phụ 8g, cao lương khương 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Nếu đầy bụng, ợ hơi (khí trệ) thêm chỉ xác, mộc hương mỗi thứ 6g, trong bụng óc ách nước, nôn ra nước trong, bỏ quế chi, thêm bán hạ chế 8g, phục linh 8g.

Bài 3: Hương sa lục quân tử thang hợp Lý trung thang gia giảm: đảng sâm 9g, bạch truật 9g, bán hạ 9g, phục linh 12g, trần bì 6g, can khương 4g, ngô thù 4g, mộc hương 6g, cam thảo 6g, sa nhân 6g.

Nếu hàn nhiều, gia nhục quế 4g; nếu khí hư nhiều, gia trích hoàng kỳ 12g.

Thể vị âm suy hư

Triệu chứng: vùng thượng vị đau âm ỉ, không muốn ăn, miệng khô, đại tiện táo, lưỡi đỏ khô, mạch tế hoặc tế sác.

Pháp điều trị: tư dưỡng vị âm.

Bài thuốc:

Bài 1: Sa sâm mạch đông thang hợp thược dược cam thảo thang: sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, ngọc trúc 9g, thạch hộc 12g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, phật thủ 9g.

Nếu âm hư nhiều – trường hợp thiểu toan của dạ dày có thể gia sơn tra 10g, ô mai 10 quả, mộc qua 6g.

Nếu kết quả sinh thiết thấy niêm mạc dạ dày loạn sản ruột, trường hợp tăng sinh không điển hình, gia nga truật 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, bán chi liên 20g.

Nếu viêm dạ dày cấp và loét trợt xuất huyết, gia liên kiều 12g, bồ công anh 20g, phù dung diệp 12g.

Bài 2: Nếu thiểu toan dạ dày có thể dùng bài ô mai hoàn: ô mai 10 quả, hoàng bá 18g, phụ tử chế 8g, hoàng liên 8g, quế chi 6g, can khương 6g, tế tân 6g, đương qui 8g, đảng sâm 12g, xa tiền 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Theo ThS.BS. Trần Thái Hà​
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên