Chương Trình "Chào Ngày Mới" Của HD Sài Gòn

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

hbinhlove2003

Well-Known Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

úi thằng con mình nó dài đòn cứng xương,chứ nhìn nó ốm nhom ah,ko sổ sữa gì cả, nó cũng mới tập ăn cháo mặn mua từ Trung tâm dinh dưỡng mỗi sáng đem về cho nó ăn,sau bữa tiêu chảy 3 tuần thì nay nó cũng ổn mừng quá trời luôn...\:D/
Nên chịu khó mua về tự nấu sẽ bổ hơn anh à, con nít ăn lương đồng là tốt nhất, bà ngoại nó gửi lên hoài. Nó ăn ko hết em đem chiên giòn chấm mắm me luôn :))

Giờ nó khỏe tươi cười và kêu baba thấy nhẹ cả người,thằng nhỏ bị hành 3 bữa nay

428116_107925009385646_895593060_n.jpg



47057_107925269385620_755065027_n.jpg



FB của em lun nè :D http://www.facebook.com/tran.h.binh.73
 

genzo1984

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Nên chịu khó mua về tự nấu sẽ bổ hơn anh à, con nít ăn lương đồng là tốt nhất, bà ngoại nó gửi lên hoài. Nó ăn ko hết em đem chiên giòn chấm mắm me luôn :))

Giờ nó khỏe tươi cười và kêu baba thấy nhẹ cả người,thằng nhỏ bị hành 3 bữa nay

428116_107925009385646_895593060_n.jpg



47057_107925269385620_755065027_n.jpg



FB của em lun nè :D http://www.facebook.com/tran.h.binh.73
chú Bình nói bà ngoại gửi lên vài kg rồi ghé nhà anh Lai tổ chức ăn mừng thằng nhóc khỏi bệnh luôn đi:))
 

hbinhlove2003

Well-Known Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

chú Bình nói bà ngoại gửi lên vài kg rồi ghé nhà anh Lai tổ chức ăn mừng thằng nhóc khỏi bệnh luôn đi:))
Lươn đồng ở Vĩnh Long gửi lên 1 lần 4-5 con chừng 1kg thui à ko có nhiều, lươn nuôi ăn ko có cửa = lươn đồng tự nhiên . Để hôm nào mà có nhiều sẽ hú hí ae ngay :D
 

truonghd

Well-Known Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Lươn đồng ở Vĩnh Long gửi lên 1 lần 4-5 con chừng 1kg thui à ko có nhiều, lươn nuôi ăn ko có cửa = lươn đồng tự nhiên . Để hôm nào mà có nhiều sẽ hú hí ae ngay :D

Con nít ăn Lươn dễ bị trúng lắm, e cẩn thận nhé, còn trúng gì thì a hỏng biết, vì a cũng nghe nói
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Lươn đồng ở Vĩnh Long gửi lên 1 lần 4-5 con chừng 1kg thui à ko có nhiều, lươn nuôi ăn ko có cửa = lươn đồng tự nhiên . Để hôm nào mà có nhiều sẽ hú hí ae ngay :D
Con nít ăn Lươn dễ bị trúng lắm, e cẩn thận nhé, còn trúng gì thì a hỏng biết, vì a cũng nghe nói

Lươn được chế biến đến vài chục món ăn, món nhậu và cả thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thịt lươn cần lưu ý.

Về dinh dưỡng, dược lý:

So với các thủy sản nước ngọt khác thì thịt lươn có giá trị dinh dưỡng khá cao:

Theo bảng thành phần thức ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 100g thịt lươn có: 18,7g chất đạm, 0,9g chất béo, 150mg phospho, 39mg canxi, 1,6mg sắt, vitamin A, D và các vitamin B1, B2, B6, PP ...

Theo đông y, thịt lươn tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Công năng chủ trị: bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt... Người Nhật tôn vinh lươn đến mức gọi lươn là “sâm dưới nước”, vì thịt lươn có nhiều vitamin A, đến 5.000UI/100g lươn so với 40UI/100g thịt bò; thịt lươn cũng có nhiều DHA nên thường được dùng để chế biến món ăn cho các võ sĩ sumo, quyền anh.

Về an toàn thực phẩm:

Lươn thường chui rúc dưới ao bùn, sình lầy, nước đục... Vì sống trong môi trường bẩn như thế, lại thêm thói ăn tạp, nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng...Theo nghiên cứu của GS Trần Vinh Hiển, cố vấn khoa học Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trên cả lươn nuôi và lươn hoang dã tỉ lệ nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum từ 0,8-29,6%, mùa khô tỉ lệ thấp và tăng dần trong mùa mưa.

Ba đặc điểm cần lưu ý về ký sinh trùng này: một là khi ở trong con lươn nó chỉ lớn chừng 1mm, nhưng khi vào cơ thể người nó phát triển 5-7mm; hai là khi vào cơ thể người ký sinh trùng này di chuyển lung tung, có thể ký sinh ở da, hạch, mắt...và cả trong não bộ; ba là ấu trùng Gnathostoma spingerum sống rất dai, chịu đựng được nhiệt độ cao. Giáo sư Trần Thị Kim Dung, bộ môn ký sinh trùng Đại học Y dược TP.HCM, cũng cảnh báo tình trạng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum khá cao ở người có thói quen ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ như lươn xào tái, lươn gỏi...

Cũng cần lưu ý, vì thịt lươn có nhiều chất đạm, đặc biệt có axit amin histidine - là một axit amin “tối cần thiết” cho trẻ em; bình thường histidine rất tốt cho cơ thể, nhưng khi con lươn chết, axit amin này biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.

Tóm lại, lươn là thực phẩm rất tốt, rất bổ cho cơ thể. Nhưng theo GS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi chế biến cần lưu ý hai điều: một là phải đun nấu thật chín để loại trừ hẳn các ký sinh trùng “kháng nhiệt” vốn khá nhiều trong thịt lươn và hai là không dùng thịt lươn đã chết hay ươn.

@Baby chú Bình hệ tiêu hoá đang còn yếu nên hạn chế lại thì tốt hơn.

P/S: Cách đây 2 tháng trước cũng vào bệnh viện Nhiệt Đới suốt, trông cháu giùm ông anh mà thấy cảnh mấy bé sốt, ói mữa, tiêu chảy ngán tận cổ luôn hihi
 

maison67

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

vậy là xong 50% giá trị rồi vì hình như remote zin mới chỉnh full đc ko thì nhờ cao thủ xài remote học hoặc săn đi ,hiệu ứng và chỉnh từng kenh thì phải xái remote rồi
giờ KOK thì chơi phần mềm trên HTPC hoặc HDP đi chứ giờ hát có nằm thì chơi ba cái arirang,cali này nọ còn đỡ chứ hát có chọn lọc thưởng thức mà chơi MIDI thì chán lắm a ah

Các thứ mình để lộn xộn chưa đâu vào đâu, tính nhờ bác VAN_LOC có đi đâu ngang ghé chỉnh mình cái, cũng lâu kg thấy bác ấy lên diễn đàn (cuối năm chắc bận nhiều) . Amply hơi khó xài, phải nhờ các cao thủ thôi chứ mình vọc vô cũng chẳng đâu vào đâu!:-w
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Lươn - Món ăn, vị thuốc tốt cho trẻ nhỏ

Lươn vàng còn gọi là thiên ngư, trương ngư - một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên). Thịt lươn có nhiều chất đạm, bột, đường, lecithin, các vitamin B1, B2, PP, K, A, E, D và Fe , Ca, P.

Theo Đông y, lươn vàng tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ ngũ tạng, bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, ôn dương, bồi bổ can, thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kinh mạch. Thích hợp với các chứng thiếu máu lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt mặt ngoại biên, tiêu khát, kiết lỵ. Ngoài là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, lươn còn là vị thuốc quý, đặc biệt đối với trẻ em.

42644_thuc-an-bo-duong-cho-ba-bau-chao-luon.jpg


Chữa trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, mồ hôi trộm: Thịt lươn: 1 con (250 - 300g), kê nội kim (màng mề gà) 6g; hành, gừng, nước tương, muối, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch, cắt đoạn dài 6cm, kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn, gia hành, gừng, rượu, muối, nước tương, dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ, chưng chín, cho chút bột ngọt vào, trộn đều là được.

Chữa tiêu chảy ở trẻ em
(ngày đi ngoài 5 - 6 lần, phân chua hoặc thối khắm). Lươn 125g, kê nội kim 5g, hoài sơn 10g, gừng tươi 2 lát. Lươn làm sạch xào với gừng cho thơm, tưới ít rượu, cho nước vừa đủ rồi cho kê nội kim và hoài sơn vào. Dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ đun 1 giờ cho gia vị. Trẻ nhỏ uống phần nước.

Chữa trẻ em suy dinh dưỡng, bụng ỏng, đít beo, phân sống, gầy còm, biếng ăn: Lươn nấu sâm quy. Thịt lươn 300g, đương quy 15g, đẳng sâm 15g, hành tây 25g, gừng tươi 15g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng muối, nấu thêm 1 tiếng nữa là được. Ăn thịt lươn và nước. Món này bổ hư rất tốt. Ăn thường xuyên có tác dụng bổ dưỡng, chữa thần kinh và thể lực suy nhược do ốm lâu ngày, khí huyết bất túc, gầy yếu, da vàng héo.

Lưu ý: Chọn những con lươn còn tươi sống. Không ăn lươn màu xanh.

BS. Phó Thuần Hương

Mình xem trong trang báo sức khỏe và đời sống đấy các bác
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Có đại đao của bác Long trở lại gòy, em dzọt tiếp \:D/
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Phút lắng đọng

734807_238280042972462_1066075074_n.png

Vì em ko cha, vì em đã mất mẹ, đau thương vẫn là đau thương.​
 

hbinhlove2003

Well-Known Member
Re: Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Lươn được chế biến đến vài chục món ăn, món nhậu và cả thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thịt lươn cần lưu ý.

Về dinh dưỡng, dược lý:

So với các thủy sản nước ngọt khác thì thịt lươn có giá trị dinh dưỡng khá cao:

Theo bảng thành phần thức ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong 100g thịt lươn có: 18,7g chất đạm, 0,9g chất béo, 150mg phospho, 39mg canxi, 1,6mg sắt, vitamin A, D và các vitamin B1, B2, B6, PP ...

Theo đông y, thịt lươn tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Công năng chủ trị: bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt... Người Nhật tôn vinh lươn đến mức gọi lươn là “sâm dưới nước”, vì thịt lươn có nhiều vitamin A, đến 5.000UI/100g lươn so với 40UI/100g thịt bò; thịt lươn cũng có nhiều DHA nên thường được dùng để chế biến món ăn cho các võ sĩ sumo, quyền anh.

Về an toàn thực phẩm:

Lươn thường chui rúc dưới ao bùn, sình lầy, nước đục... Vì sống trong môi trường bẩn như thế, lại thêm thói ăn tạp, nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng...Theo nghiên cứu của GS Trần Vinh Hiển, cố vấn khoa học Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trên cả lươn nuôi và lươn hoang dã tỉ lệ nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum từ 0,8-29,6%, mùa khô tỉ lệ thấp và tăng dần trong mùa mưa.

Ba đặc điểm cần lưu ý về ký sinh trùng này: một là khi ở trong con lươn nó chỉ lớn chừng 1mm, nhưng khi vào cơ thể người nó phát triển 5-7mm; hai là khi vào cơ thể người ký sinh trùng này di chuyển lung tung, có thể ký sinh ở da, hạch, mắt...và cả trong não bộ; ba là ấu trùng Gnathostoma spingerum sống rất dai, chịu đựng được nhiệt độ cao. Giáo sư Trần Thị Kim Dung, bộ môn ký sinh trùng Đại học Y dược TP.HCM, cũng cảnh báo tình trạng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum khá cao ở người có thói quen ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ như lươn xào tái, lươn gỏi...

Cũng cần lưu ý, vì thịt lươn có nhiều chất đạm, đặc biệt có axit amin histidine - là một axit amin “tối cần thiết” cho trẻ em; bình thường histidine rất tốt cho cơ thể, nhưng khi con lươn chết, axit amin này biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.

Tóm lại, lươn là thực phẩm rất tốt, rất bổ cho cơ thể. Nhưng theo GS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi chế biến cần lưu ý hai điều: một là phải đun nấu thật chín để loại trừ hẳn các ký sinh trùng “kháng nhiệt” vốn khá nhiều trong thịt lươn và hai là không dùng thịt lươn đã chết hay ươn.

@Baby chú Bình hệ tiêu hoá đang còn yếu nên hạn chế lại thì tốt hơn.

P/S: Cách đây 2 tháng trước cũng vào bệnh viện Nhiệt Đới suốt, trông cháu giùm ông anh mà thấy cảnh mấy bé sốt, ói mữa, tiêu chảy ngán tận cổ luôn hihi

Lươn - Món ăn, vị thuốc tốt cho trẻ nhỏ

Lươn vàng còn gọi là thiên ngư, trương ngư - một trong “bốn món tươi ngon dưới sông” (tứ đại hà tiên). Thịt lươn có nhiều chất đạm, bột, đường, lecithin, các vitamin B1, B2, PP, K, A, E, D và Fe , Ca, P.

Theo Đông y, lươn vàng tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ ngũ tạng, bổ trung, ích khí, dưỡng huyết, ôn dương, bồi bổ can, thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kinh mạch. Thích hợp với các chứng thiếu máu lao lực, ho hen, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt mặt ngoại biên, tiêu khát, kiết lỵ. Ngoài là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, lươn còn là vị thuốc quý, đặc biệt đối với trẻ em.

42644_thuc-an-bo-duong-cho-ba-bau-chao-luon.jpg


Chữa trẻ biếng ăn, ăn không tiêu, mồ hôi trộm: Thịt lươn: 1 con (250 - 300g), kê nội kim (màng mề gà) 6g; hành, gừng, nước tương, muối, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch, cắt đoạn dài 6cm, kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn, gia hành, gừng, rượu, muối, nước tương, dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ, chưng chín, cho chút bột ngọt vào, trộn đều là được.

Chữa tiêu chảy ở trẻ em
(ngày đi ngoài 5 - 6 lần, phân chua hoặc thối khắm). Lươn 125g, kê nội kim 5g, hoài sơn 10g, gừng tươi 2 lát. Lươn làm sạch xào với gừng cho thơm, tưới ít rượu, cho nước vừa đủ rồi cho kê nội kim và hoài sơn vào. Dùng lửa lớn rồi hạ nhỏ đun 1 giờ cho gia vị. Trẻ nhỏ uống phần nước.

Chữa trẻ em suy dinh dưỡng, bụng ỏng, đít beo, phân sống, gầy còm, biếng ăn: Lươn nấu sâm quy. Thịt lươn 300g, đương quy 15g, đẳng sâm 15g, hành tây 25g, gừng tươi 15g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng muối, nấu thêm 1 tiếng nữa là được. Ăn thịt lươn và nước. Món này bổ hư rất tốt. Ăn thường xuyên có tác dụng bổ dưỡng, chữa thần kinh và thể lực suy nhược do ốm lâu ngày, khí huyết bất túc, gầy yếu, da vàng héo.

Lưu ý: Chọn những con lươn còn tươi sống. Không ăn lươn màu xanh.

BS. Phó Thuần Hương

Mình xem trong trang báo sức khỏe và đời sống đấy các bác

Có đại đao của bác Long trở lại gòy, em dzọt tiếp \:D/

Vâng em sẽ lưu ý ạ, bà ngoại nó gửi lên toàn lươn sống ko à, bỏ vào 1 cái chai nước suối to rồi khoét vài cái lỗ cho nó thở và 1 ít nước, sau đó gửi xe lên trên này.
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

uizaa quán vắng lại ròy, chém tiếp cho mau qua trang.
 

l0ngb0ng

Active Member
Ðề: Re: Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Cẩn thận khi ăn hàu sống

Nghe bạn bè mách ăn hàu có thể giúp tăng “sức mạnh đàn ông”, chị Hồi (Gia Lâm, Hà Nội) thường xuyên mua cho chồng ăn sống. Thế nhưng, sau hai lần ăn, ông xã chị chưa thấy “khỏe” hơn mà lại đau bụng, đi ngoài.

1289180218.jpg


Không chỉ ở các vùng ven biển, hiện nay, hàu được bày bán khá phổ biến ở các quán hải sản tại Hà Nội và các thành phố khác. Theo y học cổ truyền, thịt hàu có tác dụng tráng dương, bổ tinh… Phụ nữ thiếu máu, thiếu sữa, hay nam giới bị chứng di mộng tinh, yếu sinh lý, hiếm muộn ăn vào đều tốt. Trên một số diễn đàn online, nhiều chị em cũng mách nhau đây là loại “thuốc bổ dành cho tinh trùng” nên rất chăm mua về để bồi dưỡng cho ông xã.

Một thành viên của Webtretho còn kể kinh nghiệm, nhờ ăn hàu thường xuyên, một người quen của chị từng vô sinh vì không có tinh trùng (do mắc quai bị lúc nhỏ) đã làm vợ có bầu theo cách tự nhiên.

Tuy nhiên, không ít người tỏ ra lo ngại việc ăn hàu sống có thể có hại vì không đảm bảo vệ sinh.

Gửi thư về tòa soạn VnExpress.net, một độc giả tên Loan kể rằng, dịp hè vừa rồi, khi về quê ở Vân Đồn, Quảng Ninh, vợ chồng chị nghe mọi người kháo nhau việc ăn con hàu – được nuôi nhiều ở vùng này – rất tốt cho nam giới nên chồng chị đòi bạn bè đưa đi ăn. Tuy nhiên, khi vào quán, một người bạn cũ của hai người nhất quyết không cho họ ăn vì cho rằng trong con hàu sống có một loại ký sinh như con sán.

Để chứng minh cho điều này, người bạn đã lấy một con hàu sống, tách vỏ rồi cắt phần thịt ra khỏi vỏ. Khi chỉ còn lại phần nhớt của con hầu và gạn bỏ hết nước lẫn trong đó thì lộ ra rất nhiều ký sinh có dạng như con sán. Thấy vậy, ông xã chị Loan cũng hết muốn tẩm bổ bằng món này.

“Vì tận mắt chứng kiến sự việc như vậy nên tôi cũng thấy lo, không biết món hầu có thực bổ dưỡng như quảng cáo không và nên ăn như thế nào”, chị Loan thắc mắc.

Theo ông Phan Hồng Dũng, cán bộ Phòng nghiên cứu bảo tồn biển, Viện nghiên cứu Hải sản (Lê Lai, Hải Phòng), hàu là loại hải sản giàu đạm, rất dễ tiêu, nếu ăn sống có thể gây tiêu chảy hoặc dị ứng. Nếu được nuôi và đánh bắt trong mùa biển có tảo độc, loại thực phẩm này cũng dễ nhiễm tảo độc và gây ngộ độc cho người dùng sống. Các nhà chuyên môn cũng đã cảnh báo về khả năng hàu có nhiễm sán, tuy nhiên, thực tế chưa có công trình nghiên cứu, đánh giá nào về điều này.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện dinh dưỡng quốc gia, cho biết, tác dụng của hàu trong việc nâng cao sức khỏenam giới đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu.

Về cơ sở khoa học, theo bà Lâm, con hàu, cũng như các loại hến, sò… đều giàu kẽm, giúp cho chu trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho cả nam giới cũng như phụ nữ, trẻ em. “Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có sán. Vì thế, khi sử dụng, tốt nhất là nên nấu chín”, bà nói.

Một nghiên cứu mới đây được đăng trên bản tin Eurosurveillance của Pháp cũng khẳng định, ăn nhiều con hàu sống có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày ruột non do norovirus gây ra, nhất là với những người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh mãn tính.

Còn bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Trưởng phòng khám nam khoa, Viện chăm sóc sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội) cho biết, trong hàu chứa nhiều axit amin và các khoáng chất, nhất là lượng kẽm dồi dào giúp quá trình sinh hóa tế bào xảy ra nhanh, mạnh hơn, giúp các tế bào non phát triển, trong đó, tinh trùng là một loại tế bào non. Nhiều công ty dược cũng dựa vào tính chất này mà đưa ra các sản phẩm kiểu thực phẩm chức năng chiết xuất từ hàu.

Tuy nhiên, bác sĩ Hưng cho rằng, hiện nay, việc tìm ra hướng chữa trị cho những người vô sinh do không có tinh trùng đang là bài toán vô cùng khó đối với không chỉ bác sĩ trong nước mà cả y học thế giới. Thực tế, cũng chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được hàu có thể giúp sinh tinh.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên