Chủ đề : Macro - closeup

jumpy

Well-Known Member
Em này cũng chỉ cỡ hạt đậu xanh thôi mà, không ghê lắm đâu :D
 

jumpy

Well-Known Member
Bác tiêu sao lại bị gạch ngang mặt thế nhỉ? hay em nhìn nhầm :-O:-O:-O
 

jumpy

Well-Known Member
Ðề: Chủ đề : Macro - closeup

Đây là loài rệp vừng (Aphids) bé hơn rầy nâu rất nhiều. Chúng sống trên cây, hút nhựa cây và thải ra mật ngọt nên loài kiến rất thích. Loài kiến thường chăn nuôi rệp vừng như 1 nông trại và thường xuyên thăm nom, thu hoạch mật do rệp thải ra.
 

jumpy

Well-Known Member
Ðề: Chủ đề : Macro - closeup

Thông tin thêm:

“Rệp vừng” (aphid) còn có một tên gọi bình dân khác bằng tiếng Anh là “plant lice” (rận thảo mộc). Thân nó có màu xanh lá cây hoặc màu nâu. Con lớn nhất cũng chưa dài được 0,3 cm.

Rệp vừng sanh đẻ nhanh đến nổi kẻ thù tự nhiên của nó muốn tiêu diệt nó cũng không nổi. Và có thể tàn phá hết thảo mộc trên địa cầu. Rệp có thể bám vào lá, rễ, chồi non của nhiều loại cây. Chúng thường phá hoại các loài cây ăn trái, rau cỏ, hoa và mùa màng. Chúng có cái hàm hay cái mỏ - từ trong đầu thò ra. Với cái hàm hay mỏ này, chúng đục lá để hút nhựa khiến cho cây tàn héo rồi chết.

Một trong những điều kỳ cục nhất về giống rệp này là chúng được kiến sử dụng làm “bò sữa”. Kiến hút sữa của chúng như bú sữa bò. Lý do là rệp sản suất ra một loại chất lỏng ngọt ngọt gọi là “sương ngọt”. Kiến thích loại sữa này lắm. Bởi vậy kiến đã bắt loại rệp này và chăm sóc nó như nông dân chăm sóc bò sữa của mình. Kiến bắt rệp về tổ của mình, tha về đủ chất xanh cho rệp ăn và bảo vệ nó cẩn thận. Khi muốn bú, kiến lấy râu khẽ cà cà vào sườn rệp. Thế là từ đít rệp tiết ra “sữa” và kiến liếm sữa.

Rệp vừng - không khao khát tình dục

Những con rệp vừng cái có khả năng tự nhân bản bằng cách tạo ra 100 bản sao mang toàn bộ ADN của mình và không bị xáo trộn bởi những gene khác.

5-loai-vat-khong-chong-ma-chua-de-con-son-son.jpg


Những đứa con của rệp vừng có vòng đời đến 40 ngày và chúng cũng tạo ra những bản sao của riêng mình. Sau quãng thời gian ngắn của mùa hè, một con rệp vừng đủ sức “sáng chế” được cả đoàn quân.

5-loai-vat-khong-chong-ma-chua-de-con-son-son.jpg


Trong thời tiết lạnh hơn, những con rệp này bắt đầu tạo ra bản sao giống hệt con mẹ. Tuy nhiên, chúng cũng có kết đôi với một con đực mỗi năm để làm sạch “bảng vi khuẩn” của mình bằng cách chọn lấy một đoàn vi khuẩn của con đực và trao đổi qua đường tình dục.

5-loai-vat-khong-chong-ma-chua-de-con-son-son.jpg


Những con vi khuẩn này thực sự tốt cho rệp. Chúng bảo vệ rệp vừng khỏi các loài kí sinh trùng, cho phép ăn những loài thực vật khác nhau và chịu được nhiệt độ cao.
 

hellomoto

Active Member
Ðề: Chủ đề : Macro - closeup

rất hay, rất bổ ích khi hình ảnh được ghi chú những thông tin cần thiết thế này cho người xem, cám ơn lão
 

oldfriend

Moderator
em đang tự hỏi ko biết bác Jumpy làm ngân hàng hay cán bộ nghiên cứu nông nghiệp nữa ^^
 
Bên trên