Bui An
Lãng Khách
Tiếp tục với một motip quen thuộc, dễ làm, dễ coi, ít tốn tiền bối cảnh, dễ thu lợi nhuận giống như Chị Chị Em Em hay là Bẫy Ngọt Ngào, lần này Chiếm Đoạt cũng là câu chuyện nhàm chán như vậy. Tuy nhiên, biên kịch còn thêm một cú twist cuối phim copy paste từ Tiệc Trăng Máu (phim gốc là Perfect Stranger), nghĩa là chuyện nãy giờ chỉ tưởng tượng thôi, mình phải làm khác đi để không ai phải nhận bi kịch.
Phim này được rate 18+, nhưng cảnh nóng như cạc. Các phim Việt gần đây làm cảnh nóng rất chán, ít ra như trong Bẫy Ngọt Ngào còn tàm tạm ra dáng, chứ như phim này thì nóng gì, ấm cũng không được, đừng nói kiểm duyệt, phim Việt đầy những cảnh nóng hay ho từ vài chục năm trước tới giờ, chẳng qua làm không tới. Xem thử A Frozen Flower (Song Hoa Điếm) hay gần đây có The Handmaiden (2016) của Hàn xem họ làm cảnh nóng ra sao mà học hỏi.
Phim này bị mắc chứng rush, nghĩa là cố gắng cho các tình tiết thật nhanh cho đỡ chán, nhưng làm vậy nó sẽ gây ra hậu quả là hời hợt, mọi chi tiết hời hợt, xây dựng nhân vật hời hợt, cấu trúc tâm lý hời hợt, đường dân dẫn hời hợt… Nó cứ ào ào trôi tuột, lật giở thật nhanh để tới được cao trào, lớt phớt bề mặt mà thiếu chiều sâu. Xem phim thấy anh chồng tự nhiên nhảy vào cô giúp việc bằng những chi tiết rất nhạt nhẽo, rồi anh bạn kia (Karik đóng) nhảy vào yêu thương say đắm cũng vô tri luôn. Nó không khiến người ta tin rằng mấy nhân vật trong phim đang yêu nhau điên cuồng, vì chi tiết dẫn dắt không có.
Chính vì kịch bản hời hợt như thế nên đất diễn của các diễn viên cũng chỉ có mức độ, không ai nổi bật, không ai truyền tải xứng với cảm xúc mà nhân vật cần có. Lãnh Thanh thì có màn copy paste vai diễn anh chồng “bất lực” từ Chị Chị Em Em sang, không sai một ly. Miu Lê thì có lối diễn xuất giật cục, nhìn cứ giả trân thiếu tự nhiên, tâm lý nhân vật cũng biến đổi thất thường lúc thế này lúc thế khác mà không hợp lý, xem cứ loạn lên. Karik thì chắc là mang bản thân vào phim, nên tạm ổn, nghĩa là cũng được, không hay không dở. Phương Anh Đào thì vẫn như những phim trước đây, kịch bản này bảo diễn cho hay hơn cũng khó.
Nói chung thì đây là dòng phim an toàn, cố gắng tạo drama cổ điển bằng “cô giúp việc và ông chủ”, sau đó sẽ đẩy lên bằng cảnh nóng, đánh đấm gi ết người, che giấu tội ác pha chút hình sự âm mưu và cuối cùng là … mấy anh công an áo xanh sẽ vào bắt hết tất cả chúng mài, công an vô địch.
Thôi vì Phương Anh Đào chấm 6/10, chịu đóng cảnh nóng là có cố gắng, dù chẳng nóng gì cả. À, phim không chịu bỏ tiền hay sao mà cảnh đám cháy dùng CGI như sinh viên mới tập làm hiệu ứng.
Phim này được rate 18+, nhưng cảnh nóng như cạc. Các phim Việt gần đây làm cảnh nóng rất chán, ít ra như trong Bẫy Ngọt Ngào còn tàm tạm ra dáng, chứ như phim này thì nóng gì, ấm cũng không được, đừng nói kiểm duyệt, phim Việt đầy những cảnh nóng hay ho từ vài chục năm trước tới giờ, chẳng qua làm không tới. Xem thử A Frozen Flower (Song Hoa Điếm) hay gần đây có The Handmaiden (2016) của Hàn xem họ làm cảnh nóng ra sao mà học hỏi.
Phim này bị mắc chứng rush, nghĩa là cố gắng cho các tình tiết thật nhanh cho đỡ chán, nhưng làm vậy nó sẽ gây ra hậu quả là hời hợt, mọi chi tiết hời hợt, xây dựng nhân vật hời hợt, cấu trúc tâm lý hời hợt, đường dân dẫn hời hợt… Nó cứ ào ào trôi tuột, lật giở thật nhanh để tới được cao trào, lớt phớt bề mặt mà thiếu chiều sâu. Xem phim thấy anh chồng tự nhiên nhảy vào cô giúp việc bằng những chi tiết rất nhạt nhẽo, rồi anh bạn kia (Karik đóng) nhảy vào yêu thương say đắm cũng vô tri luôn. Nó không khiến người ta tin rằng mấy nhân vật trong phim đang yêu nhau điên cuồng, vì chi tiết dẫn dắt không có.
Chính vì kịch bản hời hợt như thế nên đất diễn của các diễn viên cũng chỉ có mức độ, không ai nổi bật, không ai truyền tải xứng với cảm xúc mà nhân vật cần có. Lãnh Thanh thì có màn copy paste vai diễn anh chồng “bất lực” từ Chị Chị Em Em sang, không sai một ly. Miu Lê thì có lối diễn xuất giật cục, nhìn cứ giả trân thiếu tự nhiên, tâm lý nhân vật cũng biến đổi thất thường lúc thế này lúc thế khác mà không hợp lý, xem cứ loạn lên. Karik thì chắc là mang bản thân vào phim, nên tạm ổn, nghĩa là cũng được, không hay không dở. Phương Anh Đào thì vẫn như những phim trước đây, kịch bản này bảo diễn cho hay hơn cũng khó.
Nói chung thì đây là dòng phim an toàn, cố gắng tạo drama cổ điển bằng “cô giúp việc và ông chủ”, sau đó sẽ đẩy lên bằng cảnh nóng, đánh đấm gi ết người, che giấu tội ác pha chút hình sự âm mưu và cuối cùng là … mấy anh công an áo xanh sẽ vào bắt hết tất cả chúng mài, công an vô địch.
Thôi vì Phương Anh Đào chấm 6/10, chịu đóng cảnh nóng là có cố gắng, dù chẳng nóng gì cả. À, phim không chịu bỏ tiền hay sao mà cảnh đám cháy dùng CGI như sinh viên mới tập làm hiệu ứng.