Angus_Bert
Film critic
Vào năm 2013, số lượng người tham dự CES (Consumer Electronics Show) chỉ là 150.000 người, giảm đi so với năm 2012 - lập kỉ lục với 156.000 người theo như CEA, người tổ chức của CES. Đã có rất nhiều người dự báo về 'Cái chết của CES', nhưng đều đặn hằng năm, cứ đến ngày 7-10 tháng 01 thì sự kiện này vẫn được tổ chức.
Hiển nhiên là nhiều năm qua ngành công nghiệp đã thay đổi rất nhanh chóng, và nhiều sự kiện lớn với hàng tá sản phẩm mới ra mắt giớ đây trông có vẻ bớt đáng chú ý hơn so với nhiều năm trước. Rất nhiều công ty đã giảm đi số lượng thiết bị họ đem đến triển lãm và dần tự tay tổ chức sự kiện của riêng mình để thu hút được sự quan tâm lớn nhất từ mọi người.
Hơn 46 năm lịch sử, số lượng người đến với CES tăng chóng mặt qua từng lần tổ chức, và năm nay hứa hẹn sẽ là cột mốc mới của triển lãm tại Las Vegas. Khi mà thời điểm khai mạc của CES 2014 chỉ còn được tính bằng giờ, thì có lẽ là lúc thích hợp để HDvietnam giới thiệu lại quá trình ra đời và phát triển của Triển lãm công nghệ tiêu dùng lớn nhất trong năm này.
Bắt đầu thôi nhỉ!
1967: CES lần đầu tiên được tổ chức, vào tháng 06 năm 1967 tại thành phố New York. Có tổng cộng 14 nhãn hàng tham dự, bao gồm LG, Motorola và Philips với quy mô triển lãm gần 9.300 mét vuông. CES là một kẻ ngáng đường khó nhai của Chicago Music Show, triển lãm đồ điện tử tiêu dùng lớn nhất tại thời điểm đó.
Cũng vào trong năm này thì đã có thuật ngữ mà chúng ta hay gọi là 'PG', nhưng triển lãm này thì gọi là 'hướng dẫn viên CES'. Kì triển lãm CES đầu tiên gây chú ý khi có sự thống trị của các thiết bị vi mạch và sự xâm chiếm của các nhà sản xuất đến từ Nhật Bản.
1969: Cũng được diễn ra tại khách sạn NYC như năm trước. CES 69 (nghe như 'sex 69' nhỉ) gây được chú ý với màn giới thiệu chiếc TV Panasonic kích thước 1.5 inch, nặng chỉ 0.9kg. Ngoài ra thì còn có chiếc tai nghe radio FM stereo với thiết kế 'đến từ sao Hỏa', theo như tờ New York Times.
Năm này cũng chứng kiến sự thống trị của radio và TV. Chủ tịch FTC (Ủy ban Thương mại Công bằng) cũng đánh tiếng về ngành công nghiệp điện tử khi không hành động tích cực để ngăn chặn những việc làm gây tổn hại đến người tiêu dùng.
1971: Năm này thì CES chuyển về Chicago, và ở đó cho đến năm 1977. CES trong thập niên 70 chứng kiến sự ra đời của chiếu đầu VCR Sony U-Matic, xuất hiện vào năm 1971.
Thiết bị chiếm nhiều quan tâm nhất của CES 71 chính là các sản phẩm âm thanh, bao gồm đầu cassette 8-track và băng ghi âm trắng. Tai nghe cũng là thứ đáng chú ý khi kích thước của chúng dần được thu nhỏ, cũng như cả giá bán - mặc dù vào thời điểm đó thì nó vẫn là mặc hàng xa xỉ. Trung bình một chiếc tai nghe lúc đó khoảng 50$, tương đương 150$ thời bây giờ. CES 1971 có đến 275 công ty tham gia.
1972: Đến năm này thì CES đã thu hút được hơn 40.000 người tham dự, hơn 2 lần so với năm đầu tiên diễn ra. Số lượng công ty tham gia cũng tăng lên 300. Dàn âm thanh stereo trên xe hơi là thứ đáng chú ý nhất năm đó, cũng như năm 1973, cùng với một loạt cải tiến của băng từ hay tai nghe. Từ năm 1973 thì CES được diễn ra 2 lần một năm.
1974: Đầu chơi đĩa lade đầu tiên xuất hiện tại Mỹ vào kì CES 1974, nhưng sau đó phải tận đến năm 1978 thì nó mới chính thức có mặt trên các kệ hàng. Năm 1974 thì CES cũng bắt đầu hợp tác với National Association of Recording Merchandisers (NARM), một hiệp hội thương mại của ngành công nghiệp âm nhạc Mỹ.
1975: Đến kì CES này thì thiết bị âm thanh vẫn là người thống trị. Nhưng gây chú ý nhất lại chính là máy chơi game gia đình Pong, người kế nhiệm của chiếc máy Atari huyền thoại.
1977: Năm 1977 thì đã có tới hơn 50.000 người tham dự triển lãm, với 700 công ty tham gia trưng bày sản phẩm. Năm này cũng chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mẫu đồng hồ điện tử giá rẻ, đặc biệt với mẫu của Texas Instrument có giá 20$.
1978: Lần đâu tiên CES được tổ chức tại Las Vegas, Nevada, nơi nó tồn tại cho đến ngày hôm nay. Kể từ năm đó đến 1995 thì triển lãm Mùa Hè được diễn ra tại Chicago, còn triển lãm Mùa Đông thì diễn ra ở Las Vegas. CES Las Vegas đầu tiên có quy mô đến hơn 46.000 mét vuông trưng bày sản phẩm.
CES mùa hè ở Chicago tiếp tục chứng kiến sự góp mặt đông đảo của các thiết bị âm thanh, lượng khách quan tâm đến các sản phẩm này vẫn không ngừng gia tăng.
1979: Atari ra mắt hai chiếc máy tính cá nhân 8-bit tại CES 1979, chiếc Atari 400 và Atari 800.
1980: Năm 1980 là năm đầu tiên CEA đề ra chương trình 'Quảng bá và Quảng cáo' sản phẩm, với mục tiêu giúp ngành công nghiệp tiêu dùng tìm ra những cách quảng cáo mới trên radio cũng như TV.
1981: Năm này chứng kiến sự ra mắt của đĩa compact và máy quay cá nhân tại CES.
1984: CES 84 chứng kiến kỉ lục về người tham dự khi cả hai triển lãm mùa hè và mùa đông đều đạt số lượng người đến tham quan hơn 100.000 người. Scott Mace, viết cho tờ InfoWorld, nói rằng với cá nhân ông thì lượng người tham dự giảm. Mace có lẽ là nhà báo đầu tiên có dự đoán tiêu cực về CES, giống như hiện tại. Năm 1984 cũng có sự ra mắt của chiếc máy tính gia đình Amiga.
1985: CES của năm 85 đánh dấu sự bành trướng của thiết bị chơi game console với sự có mặt của Hệ thống Giải trí Nintendo.
1988: CES năm này có sự đặc biệt khi tựa game xếp hình huyền thoại ra đời - Tetris.
1990: Đến thập kỉ 90 thì CES mùa đông tại Las Vegas đã vượt xa so với triển lãm mùa hè tại Chicago. Theo như tờ Popular Mechanics thì nó đã thu hút đến hơn 1600 nhà báo tham dự, tạo nên một xu thế cho đến ngày hôm nay. Bất kì một tờ báo hay trang tin công nghệ nào cũng đều sẽ có đưa tin về sự kiện này.
1993: Đây là năm cuối cùng mà Apple chính thức tham dự CES, khi John Sculley giới thiệu chiếc Newton. Năm 1993 chứng kiến sự ra mắt của chuẩn đĩa miniDisc của Sony, có khả năng lưu trữ 74 phút nhạc, một thời lượng ấn tượng vào lúc bấy giờ. Nhưng đến năm 2011 thì đó đã bị ngừng sản xuất.
1995: Năm 94 có đến 4 kì CES được tổ chức - một ở Vegas, hai ở Chicago và một ở Mexico City. Nhưng năm 1995 là năm cuối cùng mà CES diễn ra tại Chicago.
1997: CES năm 1997 chứ kiến quy mô đến gần 100.000 mét vuông trưng bày, và cũng giữ vững thế từ đó cho đến nay. Ngoài còn có một vài triển lãm nhỏ hơn ở Atlanta và Dallas. Nhưng kể từ năm 1999 thì CES chỉ diễn ra mỗi năm một lần, tại Las Vegas.
2003: Một năm đánh dấu cột mốc của dân HD, khi định dạng Bluray chính thức trình làng. Ngoài thì trong năm này CEO Microsoft là Bill Gate cũng được mời làm người dẫn chương trình CES.
2005: Đến năm đó thì CES là sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm của thế giới, với gần 150.000 người tham dự. Từng chi tiết của triển lãm đều được tường thuật chi tiết tre6ng các trang báo và mạng xã hội. Sự xuất hiện của người nổi tiếng cũng dần trở nên quen thuộc. Bill Gates tiếp tục là người dẫn chương trình chính đến năm 2008, khi ông tuyên bố nghỉ hưu.
2012: Microsoft tiếp tục công việc của mình tại CES đến năm 2012, khi thông báo đây sẽ là kì triển lãm cuối cùng mà họ chính thức tham dự. Năm đó cũng có quy mô trưng bày kỉ lục trong lịch sử, kể cả số lượng người tham dự. Ngoài ra nó cũng đưa đến những tín hiệu về xu hướng mới của làng công nghệ trong thời gian tiếp theo.
![]() |
Hiển nhiên là nhiều năm qua ngành công nghiệp đã thay đổi rất nhanh chóng, và nhiều sự kiện lớn với hàng tá sản phẩm mới ra mắt giớ đây trông có vẻ bớt đáng chú ý hơn so với nhiều năm trước. Rất nhiều công ty đã giảm đi số lượng thiết bị họ đem đến triển lãm và dần tự tay tổ chức sự kiện của riêng mình để thu hút được sự quan tâm lớn nhất từ mọi người.
Hơn 46 năm lịch sử, số lượng người đến với CES tăng chóng mặt qua từng lần tổ chức, và năm nay hứa hẹn sẽ là cột mốc mới của triển lãm tại Las Vegas. Khi mà thời điểm khai mạc của CES 2014 chỉ còn được tính bằng giờ, thì có lẽ là lúc thích hợp để HDvietnam giới thiệu lại quá trình ra đời và phát triển của Triển lãm công nghệ tiêu dùng lớn nhất trong năm này.
Bắt đầu thôi nhỉ!

1967: CES lần đầu tiên được tổ chức, vào tháng 06 năm 1967 tại thành phố New York. Có tổng cộng 14 nhãn hàng tham dự, bao gồm LG, Motorola và Philips với quy mô triển lãm gần 9.300 mét vuông. CES là một kẻ ngáng đường khó nhai của Chicago Music Show, triển lãm đồ điện tử tiêu dùng lớn nhất tại thời điểm đó.

Cũng vào trong năm này thì đã có thuật ngữ mà chúng ta hay gọi là 'PG', nhưng triển lãm này thì gọi là 'hướng dẫn viên CES'. Kì triển lãm CES đầu tiên gây chú ý khi có sự thống trị của các thiết bị vi mạch và sự xâm chiếm của các nhà sản xuất đến từ Nhật Bản.

1969: Cũng được diễn ra tại khách sạn NYC như năm trước. CES 69 (nghe như 'sex 69' nhỉ) gây được chú ý với màn giới thiệu chiếc TV Panasonic kích thước 1.5 inch, nặng chỉ 0.9kg. Ngoài ra thì còn có chiếc tai nghe radio FM stereo với thiết kế 'đến từ sao Hỏa', theo như tờ New York Times.

Năm này cũng chứng kiến sự thống trị của radio và TV. Chủ tịch FTC (Ủy ban Thương mại Công bằng) cũng đánh tiếng về ngành công nghiệp điện tử khi không hành động tích cực để ngăn chặn những việc làm gây tổn hại đến người tiêu dùng.

1971: Năm này thì CES chuyển về Chicago, và ở đó cho đến năm 1977. CES trong thập niên 70 chứng kiến sự ra đời của chiếu đầu VCR Sony U-Matic, xuất hiện vào năm 1971.

Thiết bị chiếm nhiều quan tâm nhất của CES 71 chính là các sản phẩm âm thanh, bao gồm đầu cassette 8-track và băng ghi âm trắng. Tai nghe cũng là thứ đáng chú ý khi kích thước của chúng dần được thu nhỏ, cũng như cả giá bán - mặc dù vào thời điểm đó thì nó vẫn là mặc hàng xa xỉ. Trung bình một chiếc tai nghe lúc đó khoảng 50$, tương đương 150$ thời bây giờ. CES 1971 có đến 275 công ty tham gia.

1972: Đến năm này thì CES đã thu hút được hơn 40.000 người tham dự, hơn 2 lần so với năm đầu tiên diễn ra. Số lượng công ty tham gia cũng tăng lên 300. Dàn âm thanh stereo trên xe hơi là thứ đáng chú ý nhất năm đó, cũng như năm 1973, cùng với một loạt cải tiến của băng từ hay tai nghe. Từ năm 1973 thì CES được diễn ra 2 lần một năm.

1974: Đầu chơi đĩa lade đầu tiên xuất hiện tại Mỹ vào kì CES 1974, nhưng sau đó phải tận đến năm 1978 thì nó mới chính thức có mặt trên các kệ hàng. Năm 1974 thì CES cũng bắt đầu hợp tác với National Association of Recording Merchandisers (NARM), một hiệp hội thương mại của ngành công nghiệp âm nhạc Mỹ.

1975: Đến kì CES này thì thiết bị âm thanh vẫn là người thống trị. Nhưng gây chú ý nhất lại chính là máy chơi game gia đình Pong, người kế nhiệm của chiếc máy Atari huyền thoại.

1977: Năm 1977 thì đã có tới hơn 50.000 người tham dự triển lãm, với 700 công ty tham gia trưng bày sản phẩm. Năm này cũng chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mẫu đồng hồ điện tử giá rẻ, đặc biệt với mẫu của Texas Instrument có giá 20$.

1978: Lần đâu tiên CES được tổ chức tại Las Vegas, Nevada, nơi nó tồn tại cho đến ngày hôm nay. Kể từ năm đó đến 1995 thì triển lãm Mùa Hè được diễn ra tại Chicago, còn triển lãm Mùa Đông thì diễn ra ở Las Vegas. CES Las Vegas đầu tiên có quy mô đến hơn 46.000 mét vuông trưng bày sản phẩm.

CES mùa hè ở Chicago tiếp tục chứng kiến sự góp mặt đông đảo của các thiết bị âm thanh, lượng khách quan tâm đến các sản phẩm này vẫn không ngừng gia tăng.

1979: Atari ra mắt hai chiếc máy tính cá nhân 8-bit tại CES 1979, chiếc Atari 400 và Atari 800.

1980: Năm 1980 là năm đầu tiên CEA đề ra chương trình 'Quảng bá và Quảng cáo' sản phẩm, với mục tiêu giúp ngành công nghiệp tiêu dùng tìm ra những cách quảng cáo mới trên radio cũng như TV.

1981: Năm này chứng kiến sự ra mắt của đĩa compact và máy quay cá nhân tại CES.

1984: CES 84 chứng kiến kỉ lục về người tham dự khi cả hai triển lãm mùa hè và mùa đông đều đạt số lượng người đến tham quan hơn 100.000 người. Scott Mace, viết cho tờ InfoWorld, nói rằng với cá nhân ông thì lượng người tham dự giảm. Mace có lẽ là nhà báo đầu tiên có dự đoán tiêu cực về CES, giống như hiện tại. Năm 1984 cũng có sự ra mắt của chiếc máy tính gia đình Amiga.

1985: CES của năm 85 đánh dấu sự bành trướng của thiết bị chơi game console với sự có mặt của Hệ thống Giải trí Nintendo.

1988: CES năm này có sự đặc biệt khi tựa game xếp hình huyền thoại ra đời - Tetris.

1990: Đến thập kỉ 90 thì CES mùa đông tại Las Vegas đã vượt xa so với triển lãm mùa hè tại Chicago. Theo như tờ Popular Mechanics thì nó đã thu hút đến hơn 1600 nhà báo tham dự, tạo nên một xu thế cho đến ngày hôm nay. Bất kì một tờ báo hay trang tin công nghệ nào cũng đều sẽ có đưa tin về sự kiện này.

1993: Đây là năm cuối cùng mà Apple chính thức tham dự CES, khi John Sculley giới thiệu chiếc Newton. Năm 1993 chứng kiến sự ra mắt của chuẩn đĩa miniDisc của Sony, có khả năng lưu trữ 74 phút nhạc, một thời lượng ấn tượng vào lúc bấy giờ. Nhưng đến năm 2011 thì đó đã bị ngừng sản xuất.

1995: Năm 94 có đến 4 kì CES được tổ chức - một ở Vegas, hai ở Chicago và một ở Mexico City. Nhưng năm 1995 là năm cuối cùng mà CES diễn ra tại Chicago.

1997: CES năm 1997 chứ kiến quy mô đến gần 100.000 mét vuông trưng bày, và cũng giữ vững thế từ đó cho đến nay. Ngoài còn có một vài triển lãm nhỏ hơn ở Atlanta và Dallas. Nhưng kể từ năm 1999 thì CES chỉ diễn ra mỗi năm một lần, tại Las Vegas.

2003: Một năm đánh dấu cột mốc của dân HD, khi định dạng Bluray chính thức trình làng. Ngoài thì trong năm này CEO Microsoft là Bill Gate cũng được mời làm người dẫn chương trình CES.

2005: Đến năm đó thì CES là sự kiện công nghệ lớn nhất trong năm của thế giới, với gần 150.000 người tham dự. Từng chi tiết của triển lãm đều được tường thuật chi tiết tre6ng các trang báo và mạng xã hội. Sự xuất hiện của người nổi tiếng cũng dần trở nên quen thuộc. Bill Gates tiếp tục là người dẫn chương trình chính đến năm 2008, khi ông tuyên bố nghỉ hưu.

2012: Microsoft tiếp tục công việc của mình tại CES đến năm 2012, khi thông báo đây sẽ là kì triển lãm cuối cùng mà họ chính thức tham dự. Năm đó cũng có quy mô trưng bày kỉ lục trong lịch sử, kể cả số lượng người tham dự. Ngoài ra nó cũng đưa đến những tín hiệu về xu hướng mới của làng công nghệ trong thời gian tiếp theo.

Theo Tổng hợp
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: