torune
Film critic
[just]Google Glass là một ví dụ điển hình cho phát kiến mới nhưng bị nhiều người kỳ thị vì vẻ ngoài vị lai của nó cũng như nhiều vấn đề liên quan đến sự riêng tư. Do đó, có khá nhiều nỗ lự (từ những nhà sản xuất như ODG, Vuzix...) nhằm khoát lên một vè ngoài bình thường cho các kính thông minh (smart glass). Người mới nhất tham gia vào trào lưu này là... Carl Zeiss.
Một kính thông mình, đóng gói trong tròng và gọng kính thường
Chắc chắc, không một ai có thể ra đường với Google Glass mà không mang danh người ngoài hành tinh. Với mong muốn mang smart glass trở lại cuộc chơi nhưng giảm bớt sự thù hằn đang tồn tại sẵn, Carl Zeiss - nhà sản xuất thấu kính đến từ Đức - đã công bố phát kiến đưa bộ óc cũng như những tính năng thông minh của smart glass vào một thiết kế kính (đọc sách) thông thường. Đây được xem như một màn cứu cánh hết sức độc đáo đến từ Carl Zeiss dành cho đại gia công nghệ đang đau đầu với thiết kế của smart glass.
Dĩ nhiên, Carl Zeiss sẽ không can thiệp vào khâu sản xuất phần cứng hay phần mềm liên quan đến công nghệ, họ chỉ cung cấp giải pháp giúp đóng gói kính thông minh vào một chiếc kính thông thường. Cụ thể, Carl Zeiss sẽ nhét pin/bộ xử lý vào hai 'càng kính', rồi đi dây đến khớp ngập và viền của khung. Ngay tại mép, dây sẽ nối liền với màn hình OLED (hiển thị nội dung 'thông minh') được gắn liền kề mép kính. Sau đó, hình ảnh sẽ được truyền qua một thấu kính Fresnel (có thể khuếch đại hình ảnh tương tự, nhưng bề dày lại nhỏ hơn, gương cầu lồi).
Đường đi dây (tín hiệu/năng lượng) vào đơn vị hiển thị được nhét vào một tròng kính thường
Nhìn từ ngoài vào, 'chiếc kính thông minh' của Carl Zeiss trông y chang một chiếc kính thông thường, nếu để ý nghĩ, người nhìn có thể nhận ra sự khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt này lại hướng họ vào suy nghĩ rằng: đây là một chiếc kính 2 tròng (tức hỗ trợ 2 tiêu cực viễn/cận).
Nói cách khác, phát kiến mới của Carl Zeiss chính là: đưa màn hình hiển thị của smart glass vào một thấu kính cong (lồi), rồi sau đó lắp vào gọng thông thường - thứ duy nhất giúp smart glass nói chung, hay Google Glass (dù đã ra phiên bản 2) nói riêng, ngụy trang một cách dễ dàng. Thêm nữa, trong vai trò là một chuyên gia gọt kính, Carl Zeiss sẵn sàng tiếp nhận đơn gọt kính theo yêu cầu. Điều này giúp smart glass tùy biến hết sức có thể cũng như phù hợp nhất với đối tượng người dùng có tật khúc xạ.
Trở ngại lớn nhất cho các smart glass vẫn là pin (đơn vị cấp năng lượng) và bộ xử lý. Như đã nói ở trên, Carl Zeiss không giải quyết vấn đề này, thay vào đó, họ sẽ bán bản quyền cho các công ty công nghệ khác giúp họ thực hiện điều đó. Và, hiện tại, thiết kế của Carl Zeiss là giải pháp duy nhất mang đến vẻ ngoài bình thường cho các kính thông minh. Rất có thể, một sản phẩm hoàn thiện sẽ ra mắt vào CES năm tới.
Sau đây, mời bạn đọc đến với một vài hình ảnh khác của mẫu thử do Carl Zeiss công bố. Dễ thấy, phần tròng kính được thực hiện rất hoàn hảo. Điểm trừ duy nhất vẫn nằm ở trung tâm xử lý, khiến 2 càng to lên trông thấy. Vấn đề này hy vọng sớm được các chuyên gia năng lượng giải quyết.
Tròng kính được in 3D để có chỗ nhét màn hình OLED vào
Dây đẫn tín hiệu từ vi xử lý vào màn hình OLED
Nối dây vào tròng
Nhìn bên ngoài không khác gì một kính 2 tròng (2 tiêu cự)
Gắn cả cổng sạc lên càng kính
Sản phẩm hoàn thiện trông sẽ như vầy
Pin và bộ xử lý vẫn còn gây khó khăn bởi chúng khiến càng kính dày lên trông thấy
Một kính thông mình, đóng gói trong tròng và gọng kính thường
Chắc chắc, không một ai có thể ra đường với Google Glass mà không mang danh người ngoài hành tinh. Với mong muốn mang smart glass trở lại cuộc chơi nhưng giảm bớt sự thù hằn đang tồn tại sẵn, Carl Zeiss - nhà sản xuất thấu kính đến từ Đức - đã công bố phát kiến đưa bộ óc cũng như những tính năng thông minh của smart glass vào một thiết kế kính (đọc sách) thông thường. Đây được xem như một màn cứu cánh hết sức độc đáo đến từ Carl Zeiss dành cho đại gia công nghệ đang đau đầu với thiết kế của smart glass.
Dĩ nhiên, Carl Zeiss sẽ không can thiệp vào khâu sản xuất phần cứng hay phần mềm liên quan đến công nghệ, họ chỉ cung cấp giải pháp giúp đóng gói kính thông minh vào một chiếc kính thông thường. Cụ thể, Carl Zeiss sẽ nhét pin/bộ xử lý vào hai 'càng kính', rồi đi dây đến khớp ngập và viền của khung. Ngay tại mép, dây sẽ nối liền với màn hình OLED (hiển thị nội dung 'thông minh') được gắn liền kề mép kính. Sau đó, hình ảnh sẽ được truyền qua một thấu kính Fresnel (có thể khuếch đại hình ảnh tương tự, nhưng bề dày lại nhỏ hơn, gương cầu lồi).
Đường đi dây (tín hiệu/năng lượng) vào đơn vị hiển thị được nhét vào một tròng kính thường
Nhìn từ ngoài vào, 'chiếc kính thông minh' của Carl Zeiss trông y chang một chiếc kính thông thường, nếu để ý nghĩ, người nhìn có thể nhận ra sự khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt này lại hướng họ vào suy nghĩ rằng: đây là một chiếc kính 2 tròng (tức hỗ trợ 2 tiêu cực viễn/cận).
Nói cách khác, phát kiến mới của Carl Zeiss chính là: đưa màn hình hiển thị của smart glass vào một thấu kính cong (lồi), rồi sau đó lắp vào gọng thông thường - thứ duy nhất giúp smart glass nói chung, hay Google Glass (dù đã ra phiên bản 2) nói riêng, ngụy trang một cách dễ dàng. Thêm nữa, trong vai trò là một chuyên gia gọt kính, Carl Zeiss sẵn sàng tiếp nhận đơn gọt kính theo yêu cầu. Điều này giúp smart glass tùy biến hết sức có thể cũng như phù hợp nhất với đối tượng người dùng có tật khúc xạ.
Trở ngại lớn nhất cho các smart glass vẫn là pin (đơn vị cấp năng lượng) và bộ xử lý. Như đã nói ở trên, Carl Zeiss không giải quyết vấn đề này, thay vào đó, họ sẽ bán bản quyền cho các công ty công nghệ khác giúp họ thực hiện điều đó. Và, hiện tại, thiết kế của Carl Zeiss là giải pháp duy nhất mang đến vẻ ngoài bình thường cho các kính thông minh. Rất có thể, một sản phẩm hoàn thiện sẽ ra mắt vào CES năm tới.
Sau đây, mời bạn đọc đến với một vài hình ảnh khác của mẫu thử do Carl Zeiss công bố. Dễ thấy, phần tròng kính được thực hiện rất hoàn hảo. Điểm trừ duy nhất vẫn nằm ở trung tâm xử lý, khiến 2 càng to lên trông thấy. Vấn đề này hy vọng sớm được các chuyên gia năng lượng giải quyết.
Tròng kính được in 3D để có chỗ nhét màn hình OLED vào
Dây đẫn tín hiệu từ vi xử lý vào màn hình OLED
Nối dây vào tròng
Nhìn bên ngoài không khác gì một kính 2 tròng (2 tiêu cự)
Gắn cả cổng sạc lên càng kính
Sản phẩm hoàn thiện trông sẽ như vầy
Pin và bộ xử lý vẫn còn gây khó khăn bởi chúng khiến càng kính dày lên trông thấy
Theo engadget
[/just]