songoku9x
Well-Known Member
Các nhà sản xuất thiết bị thường hay áp dụng các mánh lới quảng cáo tiếp thị để quảng bá sản phẩm, đôi khi thậm chí các hãng còn đưa ra những thông tin sai lệch để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này đã tạo sự hoang mang và lo lắng cho người dùng khi mua sắm thiết bị. Hiểu được cách thức mà các nhà sản xuất phần cứng cố gắng lôi kéo khách hàng, ít nhiều sẽ giúp người dùng có thể yên tâm hơn khi tiến hành mua sắm.
1. Quảng cáo không gian lưu trữ

Các nhà sản xuất thiết bị thường quảng cáo với các cụm từ như Galaxy S4 16GB, Surface Pro 64GB,... và điều này đã khiến không ít người dùng hiểu nhầm rằng họ sẽ nhận được không gian trống để lưu trữ dữ liệu lên đến 16 hoặc 64GB tương ứng. Nhưng điều đó thường là không đúng. Theo ước tính của Microsoft thì người dùng chỉ nhận được khoảng 28GB không gian lưu trữ trống trên Surface Pro 64GB, còn với Galaxy S4 thì chỉ còn 8GB không gian trống có thể sử dụng.

Các nhà sản xuất phần cứng và nhà quảng cáo thiết bị thường sẽ giới thiệu các sản phẩm dựa trên số lượng không gian lưu trữ bên trong thiết bị mà không phải là không gian sử dụng, một thông số có ý nghĩa hơn đối với người dùng. Trên tablet Suface Pro và Galaxy S4, phần lớn không gian được sử dụng cho hệ điều hành và các phần mềm cài đặt sẵn. Tuy nhiên, điều này có thể gây nhầm lẫn khi so sánh với các loại thiết bị khác. Ví dụ, iPad 64GB của Apple cung cấp khoảng 57GB không gian lưu trữ để sử dụng, nhiều hơn so với Surface Pro dù thông số về không gian lưu trữ là giống nhau.
Điều đó cũng ý nghĩa rằng, nếu quảng cáo một cách trung thực thì phải gọi là tablet Surface Pro 28GB, Galaxy S4 8GB hoặc iPad 57GB.
2. Các nhà sản xuất ổ cứng và Windows sử dụng đơn vị tính khác nhau

Dung lượng ổ cứng cũng có thể bị sai lệch là do các nhà sản xuất ổ cứng sử dụng các đơn vị khác với đơn vị sử dụng trong Windows. Một ví dụ đơn giản, một ổ cứng 500GB được nhà sản xuất bán trong quảng cáo sẽ hiển thị dung lượng với khoảng 465GB trong Windows. Mặc dù cả nhà sản xuất ổ cứng và Windows đều sử dụng chữ viết tắt là GB, nhưng các nhà sản xuất ổ cứng sẽ sử dụng đơn vị tính là gigabyte, trong khi Windows sẽ sử dụng đơn vị là gibibyte. Tình trạng này sẽ tạo nên một mớ hỗn độn, dẫn đến hậu quả là nếu người dùng mua một ổ đĩa cứng 500GB trong một cửa hàng và cài đặt nó vào máy tính Windows của mình, người dùng sẽ nhận được con số là ở mức khoảng 465GB.
3. Mạng di động 4G đang thật sự là 3G

Mạng 4G đã từng là một thuật ngữ gọi cho hệ thống mạng di động thế hệ tiếp theo, nhưng trong những năm qua nó đã được xác định lại khi đây là mạng nâng cấp dựa trên công nghệ 3G. Không có nơi nào cung cấp chi tiết này một cách rõ ràng, trong khi đó kể từ khi phiên bản iOS 5.1 dành cho iPhone đã xác định công nghệ 4G thực sự là cải tiến từ 3G.

Thuật ngữ 4G đã dần dần trở nên vô nghĩa theo thời gian, và công nghệ đã từng được quảng cáo là 3G hiện đang được quảng cáo là 4G. Định nghĩa chính thức của 4G đã được nới lỏng hơn nữa như là một cách để giúp cho các nhà mạng có thể dể dàng nói rằng họ nâng lên công nghệ này từ công nghệ 3G hiện tại.
4. Retina Display không phải là công nghệ sắc nét nhất

Nhìn vào danh sách các thông số kĩ thuật của bất kì thiết bị di động nào được trang bị cho màn hình, người dùng sẽ thấy có rất nhiều thuật ngữ khác nhau. Chẳng hạn, như Sony có TruBlack và X-Reality Picture Engine, Toshiba có Tru Brite, còn Nokia có ClearBlack và PureMotion HD+.

Đó là cách thức tiếp thị gây hiểu lầm cho người dùng bên cạnh các thông số kĩ thuật của thiết bị. Ví dụ như, thiết bị Sony được quảng cáo với nội dung "X-Reality Picture Engine, only on Sony devices" như là cách để cho biết công nghệ màn hình này chỉ độc quyền cho thiết bị của hãng Sony. Hay như Apple quảng cáo thiết bị của mình là sản phẩm duy nhất đi kèm với công nghệ màn hình Retina Display, điều này hoàn toàn đúng vì thuật ngữ này đã được Apple đăng kí nhãn hiệu và chỉ được sử dụng để mô tả cho các thiết bị của Apple. Như vậy, mặc dù các thiết bị khác có màn hình với mật độ điểm ảnh cao hơn nhưng chúng vẫn không thể được gọi là Retina Display được.
5. Wi-Fi Ready có nghĩa là không có wifi

Một số đầu đĩa blu-ray và Smart TV, được quảng cáo là có Wi-Fi Ready. Người dùng có thể cho rằng điều này có nghĩa là các thiết bị đã sẵn sàng và có khả năng kết nối với mạng wifi của người dùng, nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm.
Wi-Fi Ready có nghĩa là thiết bị đó yêu cầu người dùng phải mua thêm các bộ thu rời và gắn thêm cho thiết bị của mình để kết nối Wi-Fi. Wi-Fi Ready chỉ có nghĩa là nó sẵn sàng cho người dùng để mua sản phẩm khác, chẳng hạn như nó có một cổng USB để người dùng mua một dongle wifi mắc tiền và cắm vào nó để sử dụng.

6. Màn hình không được quảng cáo đúng với kích cỡ xem được

Nếu người dùng quan tâm đến màn hình LCD, giống như với CRT thì người dùng sẽ gặp nhiều vấn đề tranh cãi liên quan đến kích cỡ màn hình không như quảng cáo. Chẳng hạn, khi mua một màn hình CRT 17-inch, người dùng có thể nghĩ rằng mình sẽ xem nội dung trên màn hình kích thước 17-inch. Điều này à sai khi mà một màn hình 17-inch có thể chỉ cung cấp khu vực xem khoảng 15-inch. Các nhà sản xuất màn hình LCD cũng ghi thông số kích thước màn hình, tuy nhiên nếu người dùng nhìn kĩ thì có thể thấy rằng quảng cáo màn hình LCD có thêm thông báo về Viewable size hoặc Display area để mô tả vùng hiển thị mà người dùng có thể xem được.
7. Cáp kĩ thuật số mắc tiền không phải là tốt nhất

Các công ty như Monster, một nhà sản xuất cáp kĩ thuật số với những mức giá sản phẩm cực kì đắt đỏ sẽ khiến người dùng tin rằng người dùng cần phải sử dụng cáp kĩ thuật số thật mắc tiền để tận dụng tốt nhất các thiết bị giải trí trong gia đình của mình. Điều này là không hoàn toàn đúng với sự thật. Nếu đó là một cáp hình kĩ thuật số, chẳng hạn như cáp HDMI, người dùng sẽ không thấy bất kì lợi ích nào từ việc mua một dây cáp mắc tiền so với một dây cáp rẻ tiền hơn. Một cáp kĩ thuật số chỉ là công cụ để truyền tải các dữ liệu 1-bit hoặc 0-bit, và dữ liệu chỉ có ở hai trạng thái: được truyền tải hoặc không được truyền tải mà thôi. Cáp chất lượng cao hơn chỉ có thể tạo ra một sự khác biệt khi so với cáp kĩ thuật tương tự (analog), chẳng hạn như cáp âm thanh stereo truyền thống.
8. Ước tính tuổi thọ pin quá cao so với thực tế

Điều này không thật sự gây ngạc nhiên cho bất kì ai, nhưng nó rất quan trọng mà người dùng cần lưu ý khi mua sắm cho mình một thiết bị mới. Không chỉ đọc kĩ các đặc tính kĩ thuật như tuổi thọ pin trên trang web của nhà sản xuất, mà người dùng còn phải tìm kiếm các bài kiểm tra cũng như đánh giá tuổi thọ pin đáng tin cậy của bên thứ ba, vốn không phải là nơi bán cho người dùng bất kì thứ gì.
Các thông số kĩ thuật về tuổi thọ pin thường được quảng cáo là "đến n giờ" hay "tối đa n giờ", nhưng ngay cả những phép đo chính xác nhất cũng không bao giờ cho phép người dùng nhận được điều đó trong thực tế.
Nguồn: Howtogeek
Chỉnh sửa lần cuối: