Monk không định viết review phim này. Không phải vì phim dở mà vì quá khó viết. Để có thể viết 1 bài review xứng tầm với tác phẩm này của Tom Hank và Steven Spielberg quả thực không dễ. Lý do Monk sẽ nói ở dưới. Thôi thì méo mó có hơn không, coi như lập topic để mọi người bình luận.
THOẠI PHIM: Đây là điểm mà Monk thích nhất ở phim này. Thoại rất hay, rất đã. Những màn đối đáp, vặn vẹo, bắt bẻ, chặn họng, thậm chí mỉa mai nhau giữa các nhân vật trong phim xem rất thích. Có những câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng cũng rất nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như câu:
Hay như câu
phản ánh tinh thần và thái độ của một người có thể làm được việc lớn khi họ biết cân nhắc tình hình và không dễ bị hoảng sợ.
Đặc biệt khi bộ phim bước vào giai đoạn đàm phán, những cuộc nói chuyện, mặc cả, cò kè điều kiện với nhau, hay đúng hơn là tìm cách giành thế thượng phong trước đối thủ sao cho không để lộ sơ hở rất thú vị.
Ngoài mặt tỏ vẻ không cần nhưng trong thâm tâm không ai muốn đàm phán thất bại. Điều này cũng có thể coi như một bài học để áp dụng từ phim vào thực tế (Đùa à? Phim này dựa trên sự kiện có thật mà).
Tất nhiên, để có thể thưởng thức hết các câu thoại kiểu trí tuệ thế này, khán giả đôi lúc sẽ bị "đơ" ra trước hàng loạt câu chữ chạy xuyên suốt trên màn hình.
Nhưng may mắn là đạo diễn hiểu điều đó, nên tìm cách tạo khoảng lặng sau 1 câu thoại đắt giá, để khán giả kịp định thần suy nghĩ và gật gù, rồi mới tiếp tục. Đó cũng là một nghệ thuật xử lý của đạo diễn nhằm bảo đảm khán giả đại chúng nắm được nội dung và thông điệp của bộ phim.
NHỊP PHIM: Đây là phim về lịch sử, tâm lý nên chắc chắn là rấ́t ít, hay thậm chí là không có cảnh hành động. Phim dày đặc câu thoại, tình tiết thì chầm chậm trôi qua suốt 2 giờ 15 phút.
Tuy nhiên, phim vẫn có kịch tính và cao trào được nâng lên từ từ để luôn tạo cảm giác hồi hộp cho khán giả (nếu họ không bị ngủ gục hay bỏ về).
KỸ XẢO: Steven Spielberg biết rằng ông không thể hành hạ khán giả bằng những câu thoại lê thê mãi, nên đã tìm cách để chèn một đoạn kỹ xảo tương đối hấp dẫn vào phim giúp khán giả giải trí. Đó là cảnh
Trường đoạn kỹ xảo chỉ 5 phút này được thực hiện không thua kém bất kỳ phim hành động nào, và có lẽ đánh thức được một số khán giả đang ngủ, dù sau đó cũng có người bỏ về.
HÀI: Với một bộ phim thuần tâm lý thì hài là cách dễ nhất để giúp khán giả thư giãn. Và phim đã chọn cái hài khá thông minh, "hài từ câu thoại", thay vì hài chọc lét, hài hình thể. Chính vì vậy mà hài của phim sạch sẽ và thông minh, không lên gân.
Đến đây thì các bạn chắc sẽ la lên "Lại là thoại sao? Tui đọc thoại mỏi mắt rồi, mà giờ lại bắt đọc phụ đề mới cười được?". Đúng vậy! Phim này ác ở chỗ, để cười được, bạn phải đọc thoại, nhưng các câu thoại hài này khá ngắn gọn, cộng với nét biểu cảm khuôn mặt khá tỉnh của diễn viên, nên chắc chắn sẽ làm bạn thấy nhẹ nhàng.
Không khó để nhận ra, đạo diễn cố ý chèn thêm 1 cảnh hài tình huống hơi bị "làm quá", nhưng đây là cảnh hài khiến khán phòng cười và bàn tán nhiều nhất. Đó là đoạn
Cảnh hài này khá bình dân, giống mấy phim TQ và VN, nhưng thôi cũng tạm chấp nhận vì bộ phim nhắm đến đại chúng mà.
DIỄN VIÊN: Tom Hank quả thật rất xuất sắc trong vai diễn lần này. Ông đã tiết chế cách diễn để không có sự làm quá lên, mà tập trung vào tính cách của nhân vật, một vị luật sư hóm hỉnh, có cách nói chuyện thông minh, bình tĩnh và quyết đoán, dù đôi lúc, sự nghi ngờ, do dự vẫn xuất hiện trong ánh mắt, nhưng ông vẫn cố giữ sự bình tĩnh để tạo thế thượng phong trên bàn đàm phán.
Tom Hank thể hiện được cái cảm xúc 2 trong 1 này trong một số cảnh mà nhân vật phải đưa ra quyết định quan trọng, chính vì vậy mà nhân vật của ông tạo cảm giác thực tế hơn, chứ hoàn toàn không phải cách diễn 1 chiều kiểu siêu nhân bất khả chiến bại.
HÌNH ẢNH: Phim không có nhiều góc quay hay hình ảnh nào được xem là đẹp cả. Nhưng Monk vẫn ấn tượng trước cách xử lý một số hình ảnh mang tính thông điệp trong phim. Chẳng hạn
DẤU ẤN ĐẠO DIỄN: Ngoài cách xử lý các đoạn đối thoại, thêm kỹ xảo hành động và hài giúp bộ phim nhẹ nhàng hơn với khán giả, ta còn có thể thấy hai dấu ấn khác trong phim của Steven Spielberg. Đó là lòng tự tôn dân tộc và... quảng cáo.
Lòng tự tôn dân tộc trong phim này của Spielberg có thể thấy rất rõ qua việc nhân vật luôn ca ngợi về Hiến pháp Mỹ, về tính dân chủ, lòng nhân đạo, hay như màn khoe về sức mạnh quân sự của Mỹ... Và cả hình ảnh đối lập giữa cách đối xử với tù binh giữa hai bên, cũng như hình ảnh của những đứa trẻ ở hai phía.
Còn về quảng cáo thì hình như phim nào của Spielberg cũng có quảng cáo, cũng dễ hiểu vì tên tuổi của ông đủ hút khách mà. Tần suất quảng cáo không dày đặc lắm, mỗi sản phẩm chỉ nhắc tên 1-2 lần mà thôi.
TÓM LẠI, Bridge of Spies không phải một phim dễ xem vì nội dung về tình báo, nhịp phim chậm và đều đều, thoại dày đặc, hài chủ yếu là thoại, đọc mỏi mắt, ít hình ảnh đẹp... Bằng chứng là có 5 người bỏ về.
Nhưng điểm mạnh lại nằm ở chính những câu thoại thông minh, hài hước nhẹ nhàng, diễn xuất tuyệt vời, và cả bài học về đàm phán. Monk để ý có 1-2 khán giả xuýt xoa và bàn tán khi nghe nhân vật đưa ra một câu đối đáp thông minh trong cảnh phim mà hai bên đang tranh luận khá dữ dội.
Lý do Monk lười viết review phim này vì để viết cho hay, phải nhớ khá nhiều để phân tích sâu, nhất là cái hay trong thoại phim và tình huống, nhưng trí nhớ có hạn nên đành viết đơn giản kiểu liệt kê thế này, tùy ai quan tâm đến điểm nào của phim thì đọc điểm đó cho nhanh.
Thật ra thì phim vẫn có nhiều chỗ làm Monk không hài lòng, đó là việc Monk mong chờ được xem anh luật sư này biện hộ cho thân chủ của mình trước tòa ra sao, nhưng thực tế thì phim làm lướt qua đoạn này. Hoặc đoạn đàm phán vẫn có cảm giác gì đó khá nhanh và chưa đủ độ gây cấn.

THOẠI PHIM: Đây là điểm mà Monk thích nhất ở phim này. Thoại rất hay, rất đã. Những màn đối đáp, vặn vẹo, bắt bẻ, chặn họng, thậm chí mỉa mai nhau giữa các nhân vật trong phim xem rất thích. Có những câu nói tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng cũng rất nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như câu:
"The boss isn’t always right. But he’s always the boss"
Hay như câu
Would it help? được lặp đi lặp lại mỗi khi nhân vật bị chất vấn vì sao lại có thể điềm tĩnh đến vậy,
phản ánh tinh thần và thái độ của một người có thể làm được việc lớn khi họ biết cân nhắc tình hình và không dễ bị hoảng sợ.
Đặc biệt khi bộ phim bước vào giai đoạn đàm phán, những cuộc nói chuyện, mặc cả, cò kè điều kiện với nhau, hay đúng hơn là tìm cách giành thế thượng phong trước đối thủ sao cho không để lộ sơ hở rất thú vị.
Ngoài mặt tỏ vẻ không cần nhưng trong thâm tâm không ai muốn đàm phán thất bại. Điều này cũng có thể coi như một bài học để áp dụng từ phim vào thực tế (Đùa à? Phim này dựa trên sự kiện có thật mà).
Tất nhiên, để có thể thưởng thức hết các câu thoại kiểu trí tuệ thế này, khán giả đôi lúc sẽ bị "đơ" ra trước hàng loạt câu chữ chạy xuyên suốt trên màn hình.
Nhưng may mắn là đạo diễn hiểu điều đó, nên tìm cách tạo khoảng lặng sau 1 câu thoại đắt giá, để khán giả kịp định thần suy nghĩ và gật gù, rồi mới tiếp tục. Đó cũng là một nghệ thuật xử lý của đạo diễn nhằm bảo đảm khán giả đại chúng nắm được nội dung và thông điệp của bộ phim.
NHỊP PHIM: Đây là phim về lịch sử, tâm lý nên chắc chắn là rấ́t ít, hay thậm chí là không có cảnh hành động. Phim dày đặc câu thoại, tình tiết thì chầm chậm trôi qua suốt 2 giờ 15 phút.
Tuy nhiên, phim vẫn có kịch tính và cao trào được nâng lên từ từ để luôn tạo cảm giác hồi hộp cho khán giả (nếu họ không bị ngủ gục hay bỏ về).
KỸ XẢO: Steven Spielberg biết rằng ông không thể hành hạ khán giả bằng những câu thoại lê thê mãi, nên đã tìm cách để chèn một đoạn kỹ xảo tương đối hấp dẫn vào phim giúp khán giả giải trí. Đó là cảnh
máy bay do thám bị tấn công
Trường đoạn kỹ xảo chỉ 5 phút này được thực hiện không thua kém bất kỳ phim hành động nào, và có lẽ đánh thức được một số khán giả đang ngủ, dù sau đó cũng có người bỏ về.

HÀI: Với một bộ phim thuần tâm lý thì hài là cách dễ nhất để giúp khán giả thư giãn. Và phim đã chọn cái hài khá thông minh, "hài từ câu thoại", thay vì hài chọc lét, hài hình thể. Chính vì vậy mà hài của phim sạch sẽ và thông minh, không lên gân.
Đến đây thì các bạn chắc sẽ la lên "Lại là thoại sao? Tui đọc thoại mỏi mắt rồi, mà giờ lại bắt đọc phụ đề mới cười được?". Đúng vậy! Phim này ác ở chỗ, để cười được, bạn phải đọc thoại, nhưng các câu thoại hài này khá ngắn gọn, cộng với nét biểu cảm khuôn mặt khá tỉnh của diễn viên, nên chắc chắn sẽ làm bạn thấy nhẹ nhàng.
Không khó để nhận ra, đạo diễn cố ý chèn thêm 1 cảnh hài tình huống hơi bị "làm quá", nhưng đây là cảnh hài khiến khán phòng cười và bàn tán nhiều nhất. Đó là đoạn
Donovan gặp gia đình của Abel.
DIỄN VIÊN: Tom Hank quả thật rất xuất sắc trong vai diễn lần này. Ông đã tiết chế cách diễn để không có sự làm quá lên, mà tập trung vào tính cách của nhân vật, một vị luật sư hóm hỉnh, có cách nói chuyện thông minh, bình tĩnh và quyết đoán, dù đôi lúc, sự nghi ngờ, do dự vẫn xuất hiện trong ánh mắt, nhưng ông vẫn cố giữ sự bình tĩnh để tạo thế thượng phong trên bàn đàm phán.
Tom Hank thể hiện được cái cảm xúc 2 trong 1 này trong một số cảnh mà nhân vật phải đưa ra quyết định quan trọng, chính vì vậy mà nhân vật của ông tạo cảm giác thực tế hơn, chứ hoàn toàn không phải cách diễn 1 chiều kiểu siêu nhân bất khả chiến bại.

HÌNH ẢNH: Phim không có nhiều góc quay hay hình ảnh nào được xem là đẹp cả. Nhưng Monk vẫn ấn tượng trước cách xử lý một số hình ảnh mang tính thông điệp trong phim. Chẳng hạn
Đoạn bức tường Berlin và cảnh leo rào của trẻ em Mỹ. Hay cảnh chuyển từ phòng xử án đến cảnh học sinh Mỹ tuyên thệ dưới lá cờ nhằm nhấn mạnh lòng ái quốc tác động đến phiên tòa thế nào.
DẤU ẤN ĐẠO DIỄN: Ngoài cách xử lý các đoạn đối thoại, thêm kỹ xảo hành động và hài giúp bộ phim nhẹ nhàng hơn với khán giả, ta còn có thể thấy hai dấu ấn khác trong phim của Steven Spielberg. Đó là lòng tự tôn dân tộc và... quảng cáo.
Lòng tự tôn dân tộc trong phim này của Spielberg có thể thấy rất rõ qua việc nhân vật luôn ca ngợi về Hiến pháp Mỹ, về tính dân chủ, lòng nhân đạo, hay như màn khoe về sức mạnh quân sự của Mỹ... Và cả hình ảnh đối lập giữa cách đối xử với tù binh giữa hai bên, cũng như hình ảnh của những đứa trẻ ở hai phía.
Còn về quảng cáo thì hình như phim nào của Spielberg cũng có quảng cáo, cũng dễ hiểu vì tên tuổi của ông đủ hút khách mà. Tần suất quảng cáo không dày đặc lắm, mỗi sản phẩm chỉ nhắc tên 1-2 lần mà thôi.
TÓM LẠI, Bridge of Spies không phải một phim dễ xem vì nội dung về tình báo, nhịp phim chậm và đều đều, thoại dày đặc, hài chủ yếu là thoại, đọc mỏi mắt, ít hình ảnh đẹp... Bằng chứng là có 5 người bỏ về.
Nhưng điểm mạnh lại nằm ở chính những câu thoại thông minh, hài hước nhẹ nhàng, diễn xuất tuyệt vời, và cả bài học về đàm phán. Monk để ý có 1-2 khán giả xuýt xoa và bàn tán khi nghe nhân vật đưa ra một câu đối đáp thông minh trong cảnh phim mà hai bên đang tranh luận khá dữ dội.
Lý do Monk lười viết review phim này vì để viết cho hay, phải nhớ khá nhiều để phân tích sâu, nhất là cái hay trong thoại phim và tình huống, nhưng trí nhớ có hạn nên đành viết đơn giản kiểu liệt kê thế này, tùy ai quan tâm đến điểm nào của phim thì đọc điểm đó cho nhanh.
Thật ra thì phim vẫn có nhiều chỗ làm Monk không hài lòng, đó là việc Monk mong chờ được xem anh luật sư này biện hộ cho thân chủ của mình trước tòa ra sao, nhưng thực tế thì phim làm lướt qua đoạn này. Hoặc đoạn đàm phán vẫn có cảm giác gì đó khá nhanh và chưa đủ độ gây cấn.
Chỉnh sửa lần cuối: