Breaking Bad dưới góc nhìn hóa học: Lê Thị Cấu Trúc
Lê Thị Cấu Trúc là một người bạn của tôi. Bởi vì học môn hóa rất dở và chả liên quan gì đến Breaking Bad nên tôi khuyên bạn không nên để ý nhiều đến vấn đề này. Tuy nhiên, đối với tôi, cái tên Cấu Trúc khá ám ảnh và là chủ đề của câu chuyện mà tôi sắp kể dưới đây. Nhiều lúc những thứ kỳ lạ luôn khiến tôi lại phải tự đấm vào ngực mình, để rồi tự an ủi rằng quá khứ và bạn bè đôi khi lại đáng để chúng ta nhớ nhung rất nhiều.
Ok, có lẽ lôi thôi thế đủ rồi, bây giờ chúng ta sẽ đến với một đề tài khá hay ho của Breaking Bad và hơn hết là của hóa học: cấu trúc.
Cấu trúc chính là cuộc sống, và nó tạo ra tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta. Nếu không có cấu trúc, tất cả mọi thứ xung quanh bạn sẽ sụp đổ.
Cuộc sống có cấu trúc. Hóa học có cấu trúc. Tinh thể có cấu trúc. Câu chuyện có cấu trúc. Breaking Bad cũng có cấu trúc. Và tất nhiên tôi cũng có Lê Thị Cấu Trúc (ấy chết - lại bắt đầu thiếu nghiêm túc rồi
)
Về định nghĩa, cấu trúc chỉ đơn giản là việc tổ chức hoặc sắp xếp các thành phần nhất định nào đó lại với nhau. Tuy nhiên, rất nhiều người sẽ nhìn vào một quả trứng gà và tuyên bố hùng hồn rằng: nó tròn vo, có thấy cấu trúc cái quái gì đâu.
Eureka! Đó chính là bản chất của vấn đề.
Cấu trúc đôi khi không rõ ràng và chúng ta không thể quan sát nó bằng mắt thường được. Ví dụ, loài người đã không nhìn thấy vi khuẩn, các động vật nguyên sinh hay tế bào cho đến khi Anton Leeuwenhoek và Van Leeuwenhoek quan sát được thông qua chiếc kính hiển vi tự chế.
Thế giới vật chất tồn tại dựa trên những cấu trúc đã được định sẵn - đó là điều không thể bài cãi, nhưng kỳ lạ là câu chuyện mà tôi đang viết ở đây cũng dựa trên một cấu trúc.
1. Cấu trúc của Breaking Bad
Có một lĩnh vực nghiên cứu thú vị trong văn học được gọi là narratology, vốn liên quan đến cách mà các câu chuyện được gắn kết lại với nhau. Và với cùng một cách thức như thế, chìa khóa để một bộ phim truyền hình thành công đó là làm sao xây dựng một cấu trúc gọn gàng cho từng tập phim, trong khi vẫn đảm bảo được tính logic và các sự kiện xâu chuỗi cho cả season hay thậm chí là cả series phim đó.
Quả là một thách thức không dễ gì vượt qua. Tuy nhiên điều tuyệt diệu là các nhà viết kịch bản của Breaking Bad đã tạo ra một câu chuyện có cấu trúc chặt chẽ và gần như hoàn hảo. Đặc biệt, các sự kiện trong các tập sau và các tập trước được xâu chuỗi một cách hợp lý và khoa học đến không tưởng, khiến người xem bất ngờ đến ngộp thở. Điển hình như “cold opens” (teaser) của các tập phim được xây dựng không chỉ phục vụ cho việc gợi mở một số tình tiết phim, mà còn là câu hỏi hóc búa đó khiến cho không ít người xem phải đau đầu.
Bây giờ, tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện khác, liên quan đến vấn đề đạo đức.
Thực ra, nói là câu chuyện nhưng sự thật là không phải một câu chuyện. Mà đó là một lý thuyết do nhà tâm lý học Lawrence Kohlberg xây dựng và được gọi nôm na là
"lý thuyết phát triển nhân cách."
Lý thuyết này được gợi mở bằng câu chuyện về tình thế tiến thoái lưỡng nan của Heinz.
Một người phụ nữ đang ở trong giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư. Có một loại thuốc ABC nào đó được cho là có khả năng cứu được cô ấy, tuy nhiên mức giá mà bác sĩ đưa ra cho loại thuốc đó lên tới 2.000 USD - trong khi giá trị thực của nó chỉ là 200 USD.
Heinz, chồng của cô gái hiện chỉ có 1.000 USD và rất thương vợ. Anh đề nghị với bác sĩ giảm giá tiền thuốc, tuy nhiên vị bác sĩ đã thẳng thừng từ chối.
Nơi điều trị ung thư của người vợ có an ninh vô cùng lỏng lẻo, do đó Heinz có thể đột nhập và trộm thuốc. Câu hỏi thú vị là anh ta có nên làm thế hay không?
Lawrence Kohlberg đã đưa ra nhiều tham số, tuy nhiên về cơ bản thì chúng ta có 6 tầng nhân cách:
1. Vâng lời: Heinz không nên ăn cắp thuốc vì nếu làm thế anh ta có thể bị vào tù.
2. Tư lợi: Heinz nên ăn cắp thuốc vì anh sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi cứu sống vợ, mặc dù anh ấy có thể bị vào tù.
3. Chuẩn mực xã hội : Heinz nên ăn cắp thuốc vì vợ anh hy vọng vào điều đó, và anh cũng muốn trở thành một người tốt.
4. Luật pháp: Heinz không nên ăn cắp thuốc vì đó là hành động phạm pháp.
5. Nhân quyền: Heinz nên ăn cắp bởi tất cả mọi người đều có quyền sống, bất chấp luật pháp
3. Giá trị đạo đức: Heinz nên ăn cắp thuốc vì cứu người là giá trị đạo đức cơ bản, và cao hơn cả quyền chiếm hữu.
Nếu đưa cấu trúc của Breaking Bad xuống cấp độ cơ bản nhất, kịch bản của nó cũng được xây dựng theo một cách tương tự như lý thuyết mà Lawrence Kohlberg đã đề ra. Walt cũng ở trong tình thế tiến thoãi lưỡng nan và ông có rất nhiều sự lựa chọn, tất cả đều dựa trên cấu trúc chặt chẽ của những quy tắc đạo đức được tạo ra từ xã hội.
Nếu nhìn Breaking Bad dưới mọi góc độ, bạn sẽ thấy rằng các cấu trúc xuất hiện ở khắp nơi.
Khi chúng ta nhìn thấy Walt ở trong tập phim đầu tiên, cuộc sống của ông ấy đã bị cai trị bởi những cấu trúc và thói quen. Ông thức dậy vào buổi sáng để tập thế dục trên chiếc máy đi bộ nhàm chán, ông cũng biết mình sẽ phải làm gì và đi đâu. Trong bữa ăn sáng, Skyler nhắc ông chỉ nên làm việc đúng 5 tiếng như thỏa thuận, và không nên làm thêm một giây nào nữa. Tại tiệm rửa xe, ông chủ nhắc Walt về vị trí của mình trong cấu trúc phân cấp của công ty. Walt nổi giận và lật đổ các cấu trúc định sẵn đã cai trị cuộc sống của mình trong nhiều năm.
2. Cấu trúc hóa học
Yo, bài viết này đang bàn về cả cấu trúc Breaking Bad lẫn hóa học, và thật tuyệt vời, trong Breaking Bad chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều cấu trúc hóa học. Chúng hiện diện rải rắc trong phòng thí nghiệm và trong cả phần opening credits kinh điển của mỗi tập phim.
Và điều quan trọng hơn cả, sự hiểu biết sâu về cấu trúc hóa học khiến cho “hàng” của Walt trở nên vượt trội so với “hàng” của những đối thủ đến từ Albuquerque (Mexico).
Ở góc độ khoa học, cấu trúc hóa học đơn giải chỉ là cách tổ chức không gian và kết nối các nguyên tử bên trong một hợp chất.
Ở góc độ khác, cấu trúc chính là ngôn ngữ thực sự của hóa học. Và nếu có miệng, chắc chắn nó sẽ phát biểu một cách tự hào rằng cấu trúc hóa học sẽ chỉ được vẽ ra trên giấy bởi những bộ óc tốt nhất.
Trong khi muối ăn - NaCl là một thứ vô cùng đơn giản, thì ở bên kia bờ sông, ma túy đá methamphetamine (N-methyl-1-phenylpropan-2-amine) chắc chắn sẽ khiến không ít người phải đau đầu. Và theo thời gian, bạn sẽ gặp những thứ thậm chí còn phức tạp hơn nhiều, đại loại như thuốc giảm đau morphin ((5α,6α)-7,8-didehydro-4,5-epoxy-1,7-methylmorphinan-3,6-diol).
Không ngạc nhiên khi các nhà khoa học vẽ cấu trúc hóa học bởi vì họ rất lười biếng. Để thực tế hơn, chúng ta tạm thời gạt Walt qua một bên, và tìm hiểu về một hợp chất đơn giản và dễ cháy, có tên gọi là ê-tan.
Nếu yêu cầu rút gọn cấu trúc hóa học củ ê-tan, các nhà hóa học hữu cơ có thể thể hiện chỉ với một nét vẽ:
Tuy nhiên, điều đó có thể khiến bạn khó hình dung về hợp chất này, và vì thế họ lại thực hiện theo một cách dễ hiểu hơn:
Như vậy, chúng ta đã biết ê-tan được tạo ra bởi 2 nguyên tố carbon thông qua 1 liên kết đơn. Ngoài ra, ở trên mỗi nguyên tử carbon còn được gắn thêm 3 nguyên tử hidro nữa. Thật là tuyệt diệu.
Tuy nhiên, bạn tiếp tục thắc mắc: liệu những nguyên tử hidro này trông sẽ như thế nào? Yo, điều đó quá đơn giản, hãy xem:
Ở đây, cấu trúc hóa học của ê-tan bắt đầu khiến bạn chóng mặt. Tuy nhiên, nên nhớ là chúng ta vẫn đang ở cấp độ hóa học rất cơ bản, bởi mọi thứ chỉ được thể hiện trong không gian 2 chiều. Điều này khiến cho việc nghiên cứu hóa học trở nên rất hạn chế.
Yo, tiến lên một bước, đây là cấu trúc 3 chiều đơn giản của ê-tan:
Các đường đậm cho ta thấy nguyên tử nằm ở vị trí gần chúng ta hơn, trong khi đó các nét đứt lại nói lên rằng - các nguyên tử đang ở phía bên kia.
Tuy nhiên, tất cả mọi thứ vẫn chỉ được vẽ ở dạng 2 chiều với chữ cái C và H. Do đó, chúng ta sẽ phải tiến lên hình ảnh 3D thực sự, và đây sẽ là một mô phỏng thích hợp để nghiên cứu:
Ở đây, các nguyên tử được thể hiện bằng hình cầu, còn các kết nối được thể hiện bằng những chiếc que. Nguyên tử carbon có màu xám đậm, còn nguyên tử hidro lại có màu xám trắng.
Tuy nhiên, ngay cả bức hình trên cũng chưa thể hiện đúng được cách mà phân tử ê-tan tồn tại trong thế giới vật chất. Có cảm giác như các nguyên tử nằm trên đó rất lười vận động, trong khi phân tử ê-tan lại giống như một con sâu luôn quằn quại không ngừng. Do đó, để biễu diễn cấu trúc thực sự của ê-tan trong không gian 3 chiều, chúng ta nên sử dụng hình ảnh sau:
Tất nhiên, bài viết này không thể đưa ra kết luận cuối cùng về cấu trúc hóa học, mà chỉ đưa ra cách nhìn rất cơ bản về nó.
Dù sao đi nữa, bạn tin hay không tin thì một điều chắc chắn là thế giới sẽ sụp đổ nếu không tồn tại những cấu trúc.
Tổng hợp
Còn tiếp....