torune
Film critic
Có lẽ bạn đang thắc mắc, vì sao một bài viết mang tên gọi nhuốm màu tâm linh lại được đăng vào đầu tháng 8 trên một diễn đàn chuyên về công nghệ. Nhưng không, Bóng ma Pepper gần với chúng ta hơn bạn tưởng.
Đúng hơn, kỹ thuật này đã đặt nền móng cho kịch nghệ/điện ảnh trong những ngày đầu khi công nghệ còn thô sơ. Trong nhiều năm trở lại đây, Bóng ma Pepper được ứng dụng nhiều để 'trợ giúp' thể hiện hình ảnh 3 chiều và nó thường bị nhầm lẫn với ảnh toàn ký (hologram).
Một trong những ứng dụng của Bóng ma Pepper gần đây được chia sẻ trên diễn đàn HDVietnam là tạo kim tự tháp chiếu ảnh 3 chiều.
Bóng ma Pepper (Pepper's Ghost)
Bóng ma Pepper được đặt theo tên của người phát hiện ra nó: John Henry Pepper. Nhà khoa học này lần đầu tiên thử nghiệm thành công và gây tiếng vang vào năm 1862. Bóng ma Pepper hiện đang được sử dụng: ở Ngôi nhà Ma ở Disneyland; mô phỏng màn biểu diễn của nghệ sĩ Tupac vào năm 2012 và xây dựng một Michael Jackson nhảy nhót cho Billboard Music Awards 2014... Thực chất, Bóng ma Pepper là kết quả của sự phản chiếu ánh sáng. Mời bạn đọc đến với sơ đồ sau đây để hiểu rõ cách thức hoạt động.
Hình 1. Lấy bối cảnh tại một nhà hát. Tầm nhìn của khán giả bị hạn chế bởi ô vuông màu đỏ và họ chỉ có thể nhìn sâu vào hơn thôi. Một tấm kính acrylic hoặc một tấm phim nhựa (ký hiệu ô vuông xanh lá) được đặt chếch ở góc (45 độ). Ô vuông xanh này sẽ phản chiếu hình ảnh từ căn phòng bí mật nằm ở bên trái
Hình 2. Phòng bí mật tắt đèn, phòng mà khán giả nhìn thấy sáng đèn. Không có ảo ảnh
Hình 3. Phòng bí mật sáng đèn, phòng mà khán giả nhìn thấy điều chỉnh độ sáng tương tự. Ảo ảnh dần dần xuất hiện.
Những ứng dụng được phát triển từ Bóng ma Pepper gồm có
Ảnh toàn ký (Hologram)
Khác với Bóng ma Pepper, Ảnh toàn ký (hay đúng hơn là kỹ thuật chụp toàn cảnh) sử dụng ánh sáng LASER và hiện tượng giao thoa của chúng để tạo ảnh 3 chiều chứ không phải nhờ phản chiếu như Bóng ma Pepper.
Ảnh toàn ký do nhà vật lý Dennis Gabor khám phá ra trong những năm 1940. Ông được trao tặng một giải Nobel cho kỳ tích này vào năm 1971.
Ảnh toàn ký được tạo ra khi một tia LASER đơn sắc bị tách ra làm hai. Tia số một chiếu lên vật muốn chụp hình, một bức tượng chẳng hạn. Sau đó, nó dội lại và hợp với tia thứ hai tạo thành một mô thức giao thoa, được ghi trên 1 tấm phim ảnh.
Nhìn bằng mắt thường, mô thức này không có gì đặc biệt, chỉ là những vòng sóng lăn tăn trên mặt nước, đồng tâm như khi ta ném một viên sỏi vào. Nhưng, khi chiếu một tia LASER khác (hoặc một luồng sáng thật mạnh) qua tấm phim này, bức tượng nhần hiện lên và có thể quan sát ở mọi góc cạnh. Tuy nhiên, khi dùng tay chạm vào, ta chẳng cảm giác gì cả bởi nó chỉ là ảo ảnh.
Đáng chú ý, nếu ta cắt tấm phim ở trên 2 làm 2, rồi chiếu lên chúng 2 tia LASER riêng lẻ, ta lại có được 2 bức tượng nhỏ hơn. Tức là, nếu xé ảnh toàn ký (to) thì hình ảnh vật thể vẫn được bảo toàn trong từng bức ảnh toàn ký (nhỏ).
Ảnh toàn ký xịn: hai góc nhìn khác nhau trên một tấm phim phẳng
Có một sự nhầm lẫn... không hề nhẹ
Thật khó mà nói cái nào vượt trội hơn: Bóng ma Pepper hay Ảnh toàn ký? Bởi mỗi kỹ thuật đều có ưu điểm riêng của chúng. Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Thậm chí, phần lớn kết quả cho "holographic video" trên YouTube cũng chỉ là những ứng dụng giản đơn của Bóng ma Pepper. Lý giải điều này: "hologram" và "holographic" nghe uyên bác hơn. Do đó, các nhà quảng cáo sử dụng nó như một công cụ phục vụ marketing.
Khoa học ngày càng phát triển, sau khi mở khóa được những bí mật của tự nhiên, cái con người cần là nguồn lực và vật liệu giúp họ đạt được những thành tựu mới, một trong số đó là lĩnh vực chiếu ảnh 3 chiều. Cũng trên hành trình đó, ngôn ngữ phát triển song song. Bài viết được thực hiện với mong muốn cung cấp bạn đọc thông tin cũng như chia sẻ những khái niệm giúp ta tránh nhầm lẫn khi tìm hiểu về nguồn gốc của trải nghiệm hình ảnh cực kỳ sống động này.
Những ví dụ
[Bonus] Dành cho bạn đọc đã làm xong kim tự tháp Pepper
Holho Gallery giúp tạo ảnh 4 mặt để chiếu qua kim tự tháp Pepper. Ứng dụng hỗ trợ các thiết bị di động chạy hệ điều hành Android và iOS.

Đúng hơn, kỹ thuật này đã đặt nền móng cho kịch nghệ/điện ảnh trong những ngày đầu khi công nghệ còn thô sơ. Trong nhiều năm trở lại đây, Bóng ma Pepper được ứng dụng nhiều để 'trợ giúp' thể hiện hình ảnh 3 chiều và nó thường bị nhầm lẫn với ảnh toàn ký (hologram).
Một trong những ứng dụng của Bóng ma Pepper gần đây được chia sẻ trên diễn đàn HDVietnam là tạo kim tự tháp chiếu ảnh 3 chiều.
Bóng ma Pepper (Pepper's Ghost)
Bóng ma Pepper được đặt theo tên của người phát hiện ra nó: John Henry Pepper. Nhà khoa học này lần đầu tiên thử nghiệm thành công và gây tiếng vang vào năm 1862. Bóng ma Pepper hiện đang được sử dụng: ở Ngôi nhà Ma ở Disneyland; mô phỏng màn biểu diễn của nghệ sĩ Tupac vào năm 2012 và xây dựng một Michael Jackson nhảy nhót cho Billboard Music Awards 2014... Thực chất, Bóng ma Pepper là kết quả của sự phản chiếu ánh sáng. Mời bạn đọc đến với sơ đồ sau đây để hiểu rõ cách thức hoạt động.

Hình 1. Lấy bối cảnh tại một nhà hát. Tầm nhìn của khán giả bị hạn chế bởi ô vuông màu đỏ và họ chỉ có thể nhìn sâu vào hơn thôi. Một tấm kính acrylic hoặc một tấm phim nhựa (ký hiệu ô vuông xanh lá) được đặt chếch ở góc (45 độ). Ô vuông xanh này sẽ phản chiếu hình ảnh từ căn phòng bí mật nằm ở bên trái

Hình 2. Phòng bí mật tắt đèn, phòng mà khán giả nhìn thấy sáng đèn. Không có ảo ảnh

Hình 3. Phòng bí mật sáng đèn, phòng mà khán giả nhìn thấy điều chỉnh độ sáng tương tự. Ảo ảnh dần dần xuất hiện.
Những ứng dụng được phát triển từ Bóng ma Pepper gồm có
- Camera Lucida: giúp họa sĩ vẽ lại hình ảnh mà không cần nhìn trực diện.

- Màn hình HUD: đưa thông tin từ bảng điều khiển lên màn hình trong suốt đặt trước mặt người dùng. Màn hình HUD thường thấy trong máy bay chiến đấu, xe cộ... và sắp tới là thực tại ảo tích hợp (augumented reality) trên các kính thông minh (Google Glass, HoloLens...).

- Ống ngắm: tích hợp trong các súng bắn tầm xa cho binh lính.

Ảnh toàn ký (Hologram)
Khác với Bóng ma Pepper, Ảnh toàn ký (hay đúng hơn là kỹ thuật chụp toàn cảnh) sử dụng ánh sáng LASER và hiện tượng giao thoa của chúng để tạo ảnh 3 chiều chứ không phải nhờ phản chiếu như Bóng ma Pepper.
Ảnh toàn ký do nhà vật lý Dennis Gabor khám phá ra trong những năm 1940. Ông được trao tặng một giải Nobel cho kỳ tích này vào năm 1971.
Ảnh toàn ký được tạo ra khi một tia LASER đơn sắc bị tách ra làm hai. Tia số một chiếu lên vật muốn chụp hình, một bức tượng chẳng hạn. Sau đó, nó dội lại và hợp với tia thứ hai tạo thành một mô thức giao thoa, được ghi trên 1 tấm phim ảnh.
Nhìn bằng mắt thường, mô thức này không có gì đặc biệt, chỉ là những vòng sóng lăn tăn trên mặt nước, đồng tâm như khi ta ném một viên sỏi vào. Nhưng, khi chiếu một tia LASER khác (hoặc một luồng sáng thật mạnh) qua tấm phim này, bức tượng nhần hiện lên và có thể quan sát ở mọi góc cạnh. Tuy nhiên, khi dùng tay chạm vào, ta chẳng cảm giác gì cả bởi nó chỉ là ảo ảnh.
Đáng chú ý, nếu ta cắt tấm phim ở trên 2 làm 2, rồi chiếu lên chúng 2 tia LASER riêng lẻ, ta lại có được 2 bức tượng nhỏ hơn. Tức là, nếu xé ảnh toàn ký (to) thì hình ảnh vật thể vẫn được bảo toàn trong từng bức ảnh toàn ký (nhỏ).

Ảnh toàn ký xịn: hai góc nhìn khác nhau trên một tấm phim phẳng
Có một sự nhầm lẫn... không hề nhẹ
Thật khó mà nói cái nào vượt trội hơn: Bóng ma Pepper hay Ảnh toàn ký? Bởi mỗi kỹ thuật đều có ưu điểm riêng của chúng. Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Thậm chí, phần lớn kết quả cho "holographic video" trên YouTube cũng chỉ là những ứng dụng giản đơn của Bóng ma Pepper. Lý giải điều này: "hologram" và "holographic" nghe uyên bác hơn. Do đó, các nhà quảng cáo sử dụng nó như một công cụ phục vụ marketing.
Khoa học ngày càng phát triển, sau khi mở khóa được những bí mật của tự nhiên, cái con người cần là nguồn lực và vật liệu giúp họ đạt được những thành tựu mới, một trong số đó là lĩnh vực chiếu ảnh 3 chiều. Cũng trên hành trình đó, ngôn ngữ phát triển song song. Bài viết được thực hiện với mong muốn cung cấp bạn đọc thông tin cũng như chia sẻ những khái niệm giúp ta tránh nhầm lẫn khi tìm hiểu về nguồn gốc của trải nghiệm hình ảnh cực kỳ sống động này.
Những ví dụ
[video=youtube;ozMofcEcgoE]https://www.youtube.com/watch?v=ozMofcEcgoE[/video]
Ứng dụng Bóng ma Pepper trong trình chiếu, chơi game, triễn lãm... nhưng bị nhầm lẫn thành Ảnh toàn ký (tiêu đề có chữ: "holographic")
[video=youtube;aThCr0PsyuA]https://www.youtube.com/watch?v=aThCr0PsyuA[/video]
Một dạng HUD, tích hợp thực tế ảo qua lăng kính đeo trước mặt người dùng
[video=youtube;CZhjEQuR_fo]https://www.youtube.com/watch?v=CZhjEQuR_fo[/video]
Bóng ma Pepper với cơ chế y chang bài hướng dẫn đã được chia sẻ. Khác ở chỗ, người thực hiện cao tay hơn, tự xây dựng phim 3D của riêng mình rồi dùng kính phản chiếu cho khớp với mô hình đồ chơi
[video=youtube;FHJHsOUGWdY]https://www.youtube.com/watch?v=FHJHsOUGWdY[/video]
Bóng ma Pepper trong một ứng dụng được giới thiệu gần đây
[video=youtube;TGbrFmPBV0Y]https://www.youtube.com/watch?v=TGbrFmPBV0Y[/video]
Dù được quảng bá là ảnh 3D hoặc hologram, nhưng đây vẫn chỉ là 1 Bóng ma Pepper
[video=youtube;jDRTghGZ7XU]https://www.youtube.com/watch?v=jDRTghGZ7XU[/video]
Thêm một Bóng ma Pepper nữa
[video=youtube;oks_1snxfi4]https://www.youtube.com/watch?v=oks_1snxfi4[/video]
Bóng ma cây nến (thực chất là Pepper's Ghost) được sử dụng rất nhiều trong các phim kinh dị cổ điển
[video=youtube;q-38BdFGAho]https://www.youtube.com/watch?v=q-38BdFGAho[/video]
Người đẹp Kate Moss trong một show thời trang. Dù được quảng bá với danh nghĩa 'hologram'. Rất tiếc, đây cũng chỉ là một bóng ma Pepper.
[video=youtube;LhYyyLd5ZTg]https://www.youtube.com/watch?v=LhYyyLd5ZTg[/video]
Quá trình chụp ảnh hologram 'xịn'
[video=youtube;tjWznlGst9M]https://www.youtube.com/watch?v=tjWznlGst9M[/video]
Phim tài liệu nói về quá trình chụp hologram 'xịn' rất kỳ công
Ứng dụng Bóng ma Pepper trong trình chiếu, chơi game, triễn lãm... nhưng bị nhầm lẫn thành Ảnh toàn ký (tiêu đề có chữ: "holographic")
[video=youtube;aThCr0PsyuA]https://www.youtube.com/watch?v=aThCr0PsyuA[/video]
Một dạng HUD, tích hợp thực tế ảo qua lăng kính đeo trước mặt người dùng
[video=youtube;CZhjEQuR_fo]https://www.youtube.com/watch?v=CZhjEQuR_fo[/video]
Bóng ma Pepper với cơ chế y chang bài hướng dẫn đã được chia sẻ. Khác ở chỗ, người thực hiện cao tay hơn, tự xây dựng phim 3D của riêng mình rồi dùng kính phản chiếu cho khớp với mô hình đồ chơi
[video=youtube;FHJHsOUGWdY]https://www.youtube.com/watch?v=FHJHsOUGWdY[/video]
Bóng ma Pepper trong một ứng dụng được giới thiệu gần đây
[video=youtube;TGbrFmPBV0Y]https://www.youtube.com/watch?v=TGbrFmPBV0Y[/video]
Dù được quảng bá là ảnh 3D hoặc hologram, nhưng đây vẫn chỉ là 1 Bóng ma Pepper
[video=youtube;jDRTghGZ7XU]https://www.youtube.com/watch?v=jDRTghGZ7XU[/video]
Thêm một Bóng ma Pepper nữa
[video=youtube;oks_1snxfi4]https://www.youtube.com/watch?v=oks_1snxfi4[/video]
Bóng ma cây nến (thực chất là Pepper's Ghost) được sử dụng rất nhiều trong các phim kinh dị cổ điển
[video=youtube;q-38BdFGAho]https://www.youtube.com/watch?v=q-38BdFGAho[/video]
Người đẹp Kate Moss trong một show thời trang. Dù được quảng bá với danh nghĩa 'hologram'. Rất tiếc, đây cũng chỉ là một bóng ma Pepper.
[video=youtube;LhYyyLd5ZTg]https://www.youtube.com/watch?v=LhYyyLd5ZTg[/video]
Quá trình chụp ảnh hologram 'xịn'
[video=youtube;tjWznlGst9M]https://www.youtube.com/watch?v=tjWznlGst9M[/video]
Phim tài liệu nói về quá trình chụp hologram 'xịn' rất kỳ công
[Bonus] Dành cho bạn đọc đã làm xong kim tự tháp Pepper
Holho Gallery giúp tạo ảnh 4 mặt để chiếu qua kim tự tháp Pepper. Ứng dụng hỗ trợ các thiết bị di động chạy hệ điều hành Android và iOS.
Google Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=it.fabb.holhogallery
iTunes: https://itunes.apple.com/gd/app/holho-gallery/id948883351?mt=8
iTunes: https://itunes.apple.com/gd/app/holho-gallery/id948883351?mt=8
Biên tập: torune@hdvietnam
Nguồn: wikipedia, sachhiem.net, YouTube
Nguồn: wikipedia, sachhiem.net, YouTube
Chỉnh sửa lần cuối: