lengockhanhi
Film critic
Thân chào các bạn.
Hôm trước bạn Symphony có viết một bài so sánh giữa 3 công nghệ máy chiếu (DLP, Lcos, LCD), đây là một bài viết hữu ích với nhiều thông tin có giá trị. Tuy nhiên nếu những thông tin về kỹ thuật đã được nêu khá chi tiết, thì kết luận rút ra còn một vài điểm chưa rõ ràng; ngoài ra cũng còn một số điều cần làm rõ thêm để trợ giúp các bạn trong việc lựa chọn mua máy phù hợp với túi tiền của mình, nên Nhi viết thêm bài này bổ sung cho bài viết của bạn Symphony.
Trước hết, là đưa ra kết luận rõ ràng hơn về sự hơn kém giữa 3 loại công nghệ, xét riêng cho loại máy chiếu gia dụng:
Symphony có nói rằng: Giá trị của máy chiếu không phụ thuộc vào công nghệ, hoàn toàn đúng về lý thuyết, nhưng thực tế thì khác.
Nhiều người có thể bàn cãi về sự hơn kém phẩm chất hình ảnh giữa Lcos và DLP, nhưng đây là cuộc tranh cãi hoàn toàn vô nghĩa và không thực dụng. Đúng là những máy chiếu chuyên nghiệp ở rạp dùng DLP. Nhưng, vấn đề là có rất ít người với tới được tầm cao này, những cái máy hiệu Christie, Barco, Projection design… không thể mua tại cửa hàng bình thường, chúng có giá trên trời (hàng chục ngàn dollars trở lên) và chỉ được bán theo đơn đặt hàng trực tiếp với nhà sản xuất. Vì vậy, chúng ta phải chấp nhận thực tế là: với máy chiếu gia dụng, công nghệ đỉnh cao nhất chính là Lcos, không có cửa cho DLP cạnh tranh lại.
Các bạn nên để ý thủ thuật sử dụng từ ngữ quảng cáo của các dòng máy chiếu rẻ tiền (phần lớn dùng chip DLP), họ rất hay nói những câu như: “chất lượng hình ảnh gây bất ngờ với loại máy ở mức giá này “ hay “chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều so với những loại máy khác cùng giá tiền”. Những câu như thế sẽ gây ra ảo tưởng về một phẩm chất hình ảnh vượt trội, tuy nhiên, sự thật không thể chối cãi được là: chỉ có máy chiếu đắt tiền mới cho ra hình ảnh hoàn hảo ! Một máy chiếu dưới 2000 dollars không bao giờ so sánh được về màu đen, về độ tương phản, độ sáng… so với những máy cao cấp từ 3000 dollas trở lên.
Đáng buồn là không có máy nào trong số những hãng như Optoma, Acer, vivitek, Ben-Q , Samsung, có khả năng lọt vào danh sách đẳng cấp cao. Đỉnh cao của máy chiếu chỉ có vài cái tên như Sony, JVC, Panasonic, Epson, Mitsubishi, LG.
Những máy chiếu thuộc loại gia dụng cao cấp nhất hiện nay, chỉ đếm trên đầu ngón tay, và chỉ thuộc về 3 hãng lớn là Sony (Lcos, dòng máy VPL VW , HW), JVC (Lcos, dòng DLA-RS, DLA-X) và Epson (LCD, dòng Home cinema 5020 hoặc 3020). Mitsubishi đã bỏ cuộc chơi năm ngoái. LG chỉ mới bước vào, còn Panasonic thì dậm chân tại chỗ từ rất lâu với dòng máy PT-AE8000.
Nhi nói điều này không phải muốn làm thất vọng những bạn chưa có điều kiện kinh tế, nhưng để tạo ra cho các bạn ấy một ước mơ trong tương lai, còn với những người có tiền bạc dư dả thì Nhi khuyến khích họ nên nhắm tới giá trị cao nhất có thể, tức là dòng máy Lcos, đừng tiếc tiền, vì nhiều khi chỉ chênh lệch 500 dollars nhưng phẩm chất hình ảnh cũng khác nhau một trời một vực.
Hơn nữa, với cùng 1 giá tiền, bạn sẽ có cơ hội mua được những máy chiếu cao cấp đời cũ, sau khi ra đời 1-2 năm, đa số sẽ giảm giá từ 25-50% so với giá khởi điểm. Sau khi ngừng sản xuất, giá một máy chiếu cao cấp có thể chỉ còn 50%, dù là hàng mới trong thùng. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể mua được những cái máy Sony đời cũ, mặc dù không phải là máy chiếu 4K loại HW-1000ES, nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều so với những máy chiếu đời mới cùng mức giá của những hãng ít danh tiếng. Hiện nay máy có vài máy Lcos rất tuyệt của Sony hay JVC giá chỉ còn khoảng 2000 dollars, chỉ nhỉnh hơn chút xíu so với những cái máy BenQ hay Acer đời mới có giá cũng hơn 1500.
Độ tương phản: DLP < LCD < LCoS, Độ sâu màu đen: DLP < LCD < LCoS và JVC có độ tương phản cao hơn Sony, Epson.
Symphony nói hoàn toàn chính xác. Trong dòng máy chiếu gia dụng thì Lcos là vô địch về độ tương phản (hầu hết trên 100.000:1). Cả 3 loại máy Sony, JVC và Epson đều cho ra màu đen rất sâu. Máy JVC có ưu thế về tương phản và màu đen so với Sony và Epson, do công nghệ của tấm LCD của JVC tốt hơn. Bản lãnh của JVC còn ở chỗ họ không cần dùng Iris động (không có hãng nào khác dám nghĩ tới chuyện này), do đó trong những cảnh phim rất tối, JVC sẽ tốt ngang ngửa với Sony, nhưng trong những cảnh phim sáng, thì màu đen của JVC sẽ sâu hơn Sony, và màu sắc cũng tươi hơn (do không có iris động, độ sáng không bị giảm).
Độ sáng (brightness): LCoS < LCD = DLP
Nhận định này chưa hoàn toàn chính xác, vì thực ra ý nghĩa của độ sáng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như khoảng cách giữa màn ảnh và máy, tính chất căn phòng, nhu cầu sử dụng và tuổi thọ bóng đèn. Không có chuẩn mực nào hết, và trên thực tế: Hiếm khi nào họ nói sự thực về độ sáng, cái đó phải đo đạc thực tế mới kiểm chứng được. Ví dụ máy Sony quảng cáo độ sáng 1200 Lumens, nhưng thực tế đo được chỉ có 800.
Hiện nay máy Epson được xem là tốt nhất về độ sáng, điều này khá thú vị khi xem phim 3D, nhưng cũng cần cảnh báo là độ sáng cao đôi khi không đi kèm với phẩm chất tốt của màu đen hoặc độ nét.
Nhận xét của Symphony: Độ trung thực của Màu sắc: hên xui là chưa chính xác. Thực ra vấn đề không phải hên hay xui, mà là công sức phải bỏ ra nhiều hay ít để có màu sắc như ý. Sự khác biệt của máy chiếu đắt tiền và máy rẻ tiền, đó là ở thời điểm khui thùng và bật cái máy lên lần đầu tiên. Những máy của Sony, JVC sẽ cho ra màu sắc đẹp ngay tức thì mà không cần phải điều chỉnh gì thêm, trong khi đó những loại máy rẻ tiền cũng có thể cho ra màu sắc trung thực và đẹp, nhưng cần phải trải qua sự cân chỉnh rất phức tạp về độ bão hòa màu, thang gamma và nhiệt độ màu.
Nhận định cá nhân về phẩm chất hình ảnh của 3 loại máy chiếu: Sony, JVC, Epson
Máy Sony
Ưu điểm: Độ sâu màu đen rất tốt, độ phân giải cao (dòng máy UHD 4K thì khỏi phải bàn, nhưng ngay từ dòng HW50ES đã có chức năng làm tăng phân giải hình ảnh lên gấp 2 dù chưa nhận được tín hiệu 4K). Chức năng cân chỉnh Gamma và nhiệt độ màu một cách hoàn hảo.
Kích thước tương đối nhỏ hơn so với JVC, thiết kế đẹp.
Khuyết điểm: Chức năng dịch chuyển ống kính chỉ được tự động hóa kể từ dòng máy HW95 trở về sau, còn từ dòng HW50ES về trước cũng có thể nhưng phải làm bằng tay. Chưa có chức năng Lens memory (hiện chỉ có ở máy Panasonic và JVC). Kính 3D nặng và bất tiện. Tuổi thọ bóng đèn không được công bố (ước tính khoảng 3000 giờ).
Máy JVC
Ưu điểm: Độ sâu màu đen cực kì cao, đô tương phản rất cao, không cần iris động.
Chức năng dịch chuyển ống kính tự động bằng động cơ điện, và nhất là chức năng Lens memory. Đây là chức năng cho phép bạn chơi được màn chiếu đại vĩ tuyến cinescope mà không cần ống kính quang học rời (có giá cả ngàn dollars), bằng cách kết hợp zoom và focus và lens shift tự động.
Chức năng tăng cường độ phân giải bằng cách chồng lắp điểm ảnh, tạo ra ảo giác về độ phân giải cao gấp 2 lần (không phải 4K thực).
Khuyết điểm: Kích thước quá cồng kềnh và nặng, không có cải tiến đáng kể về tính năng giữa các dòng máy.
Máy Epson (LCD)
Ưu điểm: Độ sáng cao, hình ảnh sáng rõ đẹp. Chức năng lens shift và zoom focus tự động bằng động cơ điện, kích thước trung bình và nhẹ hơn những máy Lcos.
Khuyết điểm: Độ tương phản không tốt bằng máy Lcos, những cảnh phim tối không rõ nét bằng, màu đen chưa hoàn hảo.
Có chức năng tăng cường độ nét, nhưng cho ra hình ảnh không đẹp bằng máy Sony.
Ghi chú thêm:
Ngoại trừ JVC, tất cả những máy chiếu Lcos còn lại thực chất chỉ là bản sao của máy Sony, do chúng dùng những tấm LCD của chính hãng Sony. Vì vậy tốt nhất bạn nên mua máy Sony luôn cho nó đơn giản, sau này bảo hành cũng dễ dàng hơn. Ví dụ giữa máy Mitsubishi và Sony thì bạn nên mua Sony, mặc dù dòng máy HC5, D9000 của Mitsubishi rất được hoan nghênh, giá rẻ hơn Sony cùng đời (HW50ES) mà lại có nhiều ưu thế hơn, ví dụ độ tương phản 140.000, tuổi thọ bóng đèn 4000 giờ, lens shift tự động… nhưng Mitsubishi thực chất sử dụng tấm LCD của Sony, nếu sau này máy của bạn bị hỏng hóc, chi phí bảo hành sẽ cao hơn Sony.
Hôm trước bạn Symphony có viết một bài so sánh giữa 3 công nghệ máy chiếu (DLP, Lcos, LCD), đây là một bài viết hữu ích với nhiều thông tin có giá trị. Tuy nhiên nếu những thông tin về kỹ thuật đã được nêu khá chi tiết, thì kết luận rút ra còn một vài điểm chưa rõ ràng; ngoài ra cũng còn một số điều cần làm rõ thêm để trợ giúp các bạn trong việc lựa chọn mua máy phù hợp với túi tiền của mình, nên Nhi viết thêm bài này bổ sung cho bài viết của bạn Symphony.
Trước hết, là đưa ra kết luận rõ ràng hơn về sự hơn kém giữa 3 loại công nghệ, xét riêng cho loại máy chiếu gia dụng:
Symphony có nói rằng: Giá trị của máy chiếu không phụ thuộc vào công nghệ, hoàn toàn đúng về lý thuyết, nhưng thực tế thì khác.
Nhiều người có thể bàn cãi về sự hơn kém phẩm chất hình ảnh giữa Lcos và DLP, nhưng đây là cuộc tranh cãi hoàn toàn vô nghĩa và không thực dụng. Đúng là những máy chiếu chuyên nghiệp ở rạp dùng DLP. Nhưng, vấn đề là có rất ít người với tới được tầm cao này, những cái máy hiệu Christie, Barco, Projection design… không thể mua tại cửa hàng bình thường, chúng có giá trên trời (hàng chục ngàn dollars trở lên) và chỉ được bán theo đơn đặt hàng trực tiếp với nhà sản xuất. Vì vậy, chúng ta phải chấp nhận thực tế là: với máy chiếu gia dụng, công nghệ đỉnh cao nhất chính là Lcos, không có cửa cho DLP cạnh tranh lại.
Các bạn nên để ý thủ thuật sử dụng từ ngữ quảng cáo của các dòng máy chiếu rẻ tiền (phần lớn dùng chip DLP), họ rất hay nói những câu như: “chất lượng hình ảnh gây bất ngờ với loại máy ở mức giá này “ hay “chất lượng hình ảnh tốt hơn nhiều so với những loại máy khác cùng giá tiền”. Những câu như thế sẽ gây ra ảo tưởng về một phẩm chất hình ảnh vượt trội, tuy nhiên, sự thật không thể chối cãi được là: chỉ có máy chiếu đắt tiền mới cho ra hình ảnh hoàn hảo ! Một máy chiếu dưới 2000 dollars không bao giờ so sánh được về màu đen, về độ tương phản, độ sáng… so với những máy cao cấp từ 3000 dollas trở lên.
Đáng buồn là không có máy nào trong số những hãng như Optoma, Acer, vivitek, Ben-Q , Samsung, có khả năng lọt vào danh sách đẳng cấp cao. Đỉnh cao của máy chiếu chỉ có vài cái tên như Sony, JVC, Panasonic, Epson, Mitsubishi, LG.
Những máy chiếu thuộc loại gia dụng cao cấp nhất hiện nay, chỉ đếm trên đầu ngón tay, và chỉ thuộc về 3 hãng lớn là Sony (Lcos, dòng máy VPL VW , HW), JVC (Lcos, dòng DLA-RS, DLA-X) và Epson (LCD, dòng Home cinema 5020 hoặc 3020). Mitsubishi đã bỏ cuộc chơi năm ngoái. LG chỉ mới bước vào, còn Panasonic thì dậm chân tại chỗ từ rất lâu với dòng máy PT-AE8000.
Nhi nói điều này không phải muốn làm thất vọng những bạn chưa có điều kiện kinh tế, nhưng để tạo ra cho các bạn ấy một ước mơ trong tương lai, còn với những người có tiền bạc dư dả thì Nhi khuyến khích họ nên nhắm tới giá trị cao nhất có thể, tức là dòng máy Lcos, đừng tiếc tiền, vì nhiều khi chỉ chênh lệch 500 dollars nhưng phẩm chất hình ảnh cũng khác nhau một trời một vực.
Hơn nữa, với cùng 1 giá tiền, bạn sẽ có cơ hội mua được những máy chiếu cao cấp đời cũ, sau khi ra đời 1-2 năm, đa số sẽ giảm giá từ 25-50% so với giá khởi điểm. Sau khi ngừng sản xuất, giá một máy chiếu cao cấp có thể chỉ còn 50%, dù là hàng mới trong thùng. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể mua được những cái máy Sony đời cũ, mặc dù không phải là máy chiếu 4K loại HW-1000ES, nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều so với những máy chiếu đời mới cùng mức giá của những hãng ít danh tiếng. Hiện nay máy có vài máy Lcos rất tuyệt của Sony hay JVC giá chỉ còn khoảng 2000 dollars, chỉ nhỉnh hơn chút xíu so với những cái máy BenQ hay Acer đời mới có giá cũng hơn 1500.
Độ tương phản: DLP < LCD < LCoS, Độ sâu màu đen: DLP < LCD < LCoS và JVC có độ tương phản cao hơn Sony, Epson.
Symphony nói hoàn toàn chính xác. Trong dòng máy chiếu gia dụng thì Lcos là vô địch về độ tương phản (hầu hết trên 100.000:1). Cả 3 loại máy Sony, JVC và Epson đều cho ra màu đen rất sâu. Máy JVC có ưu thế về tương phản và màu đen so với Sony và Epson, do công nghệ của tấm LCD của JVC tốt hơn. Bản lãnh của JVC còn ở chỗ họ không cần dùng Iris động (không có hãng nào khác dám nghĩ tới chuyện này), do đó trong những cảnh phim rất tối, JVC sẽ tốt ngang ngửa với Sony, nhưng trong những cảnh phim sáng, thì màu đen của JVC sẽ sâu hơn Sony, và màu sắc cũng tươi hơn (do không có iris động, độ sáng không bị giảm).
Độ sáng (brightness): LCoS < LCD = DLP
Nhận định này chưa hoàn toàn chính xác, vì thực ra ý nghĩa của độ sáng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như khoảng cách giữa màn ảnh và máy, tính chất căn phòng, nhu cầu sử dụng và tuổi thọ bóng đèn. Không có chuẩn mực nào hết, và trên thực tế: Hiếm khi nào họ nói sự thực về độ sáng, cái đó phải đo đạc thực tế mới kiểm chứng được. Ví dụ máy Sony quảng cáo độ sáng 1200 Lumens, nhưng thực tế đo được chỉ có 800.
Hiện nay máy Epson được xem là tốt nhất về độ sáng, điều này khá thú vị khi xem phim 3D, nhưng cũng cần cảnh báo là độ sáng cao đôi khi không đi kèm với phẩm chất tốt của màu đen hoặc độ nét.
Nhận xét của Symphony: Độ trung thực của Màu sắc: hên xui là chưa chính xác. Thực ra vấn đề không phải hên hay xui, mà là công sức phải bỏ ra nhiều hay ít để có màu sắc như ý. Sự khác biệt của máy chiếu đắt tiền và máy rẻ tiền, đó là ở thời điểm khui thùng và bật cái máy lên lần đầu tiên. Những máy của Sony, JVC sẽ cho ra màu sắc đẹp ngay tức thì mà không cần phải điều chỉnh gì thêm, trong khi đó những loại máy rẻ tiền cũng có thể cho ra màu sắc trung thực và đẹp, nhưng cần phải trải qua sự cân chỉnh rất phức tạp về độ bão hòa màu, thang gamma và nhiệt độ màu.
Nhận định cá nhân về phẩm chất hình ảnh của 3 loại máy chiếu: Sony, JVC, Epson
Máy Sony
Ưu điểm: Độ sâu màu đen rất tốt, độ phân giải cao (dòng máy UHD 4K thì khỏi phải bàn, nhưng ngay từ dòng HW50ES đã có chức năng làm tăng phân giải hình ảnh lên gấp 2 dù chưa nhận được tín hiệu 4K). Chức năng cân chỉnh Gamma và nhiệt độ màu một cách hoàn hảo.
Kích thước tương đối nhỏ hơn so với JVC, thiết kế đẹp.
Khuyết điểm: Chức năng dịch chuyển ống kính chỉ được tự động hóa kể từ dòng máy HW95 trở về sau, còn từ dòng HW50ES về trước cũng có thể nhưng phải làm bằng tay. Chưa có chức năng Lens memory (hiện chỉ có ở máy Panasonic và JVC). Kính 3D nặng và bất tiện. Tuổi thọ bóng đèn không được công bố (ước tính khoảng 3000 giờ).
Máy JVC
Ưu điểm: Độ sâu màu đen cực kì cao, đô tương phản rất cao, không cần iris động.
Chức năng dịch chuyển ống kính tự động bằng động cơ điện, và nhất là chức năng Lens memory. Đây là chức năng cho phép bạn chơi được màn chiếu đại vĩ tuyến cinescope mà không cần ống kính quang học rời (có giá cả ngàn dollars), bằng cách kết hợp zoom và focus và lens shift tự động.
Chức năng tăng cường độ phân giải bằng cách chồng lắp điểm ảnh, tạo ra ảo giác về độ phân giải cao gấp 2 lần (không phải 4K thực).
Khuyết điểm: Kích thước quá cồng kềnh và nặng, không có cải tiến đáng kể về tính năng giữa các dòng máy.
Máy Epson (LCD)
Ưu điểm: Độ sáng cao, hình ảnh sáng rõ đẹp. Chức năng lens shift và zoom focus tự động bằng động cơ điện, kích thước trung bình và nhẹ hơn những máy Lcos.
Khuyết điểm: Độ tương phản không tốt bằng máy Lcos, những cảnh phim tối không rõ nét bằng, màu đen chưa hoàn hảo.
Có chức năng tăng cường độ nét, nhưng cho ra hình ảnh không đẹp bằng máy Sony.
Ghi chú thêm:
Ngoại trừ JVC, tất cả những máy chiếu Lcos còn lại thực chất chỉ là bản sao của máy Sony, do chúng dùng những tấm LCD của chính hãng Sony. Vì vậy tốt nhất bạn nên mua máy Sony luôn cho nó đơn giản, sau này bảo hành cũng dễ dàng hơn. Ví dụ giữa máy Mitsubishi và Sony thì bạn nên mua Sony, mặc dù dòng máy HC5, D9000 của Mitsubishi rất được hoan nghênh, giá rẻ hơn Sony cùng đời (HW50ES) mà lại có nhiều ưu thế hơn, ví dụ độ tương phản 140.000, tuổi thọ bóng đèn 4000 giờ, lens shift tự động… nhưng Mitsubishi thực chất sử dụng tấm LCD của Sony, nếu sau này máy của bạn bị hỏng hóc, chi phí bảo hành sẽ cao hơn Sony.