scotty
Well-Known Member
Chuyện bị hiệu ứng phụ như đau đầu, mỏi mắt khi xem phim 3D đã được đề cập, phân tích khá nhiều từ trước. Người ta đã đưa ra nhiều lý giải khác nhau cho trải nghiệm 3D "tệ" này, và một trong những lý giải được quan tâm nhiều nhất chính là chất lượng nội dung 3D không tốt. Nhưng đây chỉ là một trong những nguyên nhân mang tính "có thể", chứ không hẳn là nguyên nhân chính. Thực ra, một trong những nguyên nhân cũng rất phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua chính là khả năng người xem có vấn đề về thị giác. Xét về khía cạnh thị giác, ở đây không phải là vấn đề vì đeo kính thuốc (cận) hay contact lens mà không xem được 3D hay không có trải nghiệm tốt nhất, mà vấn đề ở đây là nó còn tùy thuộc vào thị giác của người xem bị chứng gì để mà nhắm "điều chỉnh" cho đúng. Trong đời thực, mỗi người chúng ta nhìn thấy thế giới này (có phần) khác biệt, và nhìn ở đây là nghĩa đen. Điều này cũng ứng nghiệm chính xác với phim 3D vậy. Tại sao có người xem một phim 3D thì khen hiệu ứng đẹp, trong khi có người khác thì lại thấy thường, hoặc thậm chí quá tệ? Để diễn giải thêm cho vấn đề này, chúng ta cần đi sâu một chút về mặt kỹ thuật. Trong khi ở game 3D, chúng ta có thể vọc một vài thiết lập có thể cải thiện được chất lượng hiệu ứng 3D lên một chút, thì đối với phim 3D, khi xem thì chúng ta ít có được tùy chọn nào để tinh chỉnh để cải thiện trải nghiệm liên quan đến độ sâu và độ hội tụ. Nhưng cho dù nội dung 3D đang xem gì loại gì, và xem trên loại màn hình nào (cũng là một yếu tố quan trọng để có chất lượng và trải nghiệm 3D tốt), nếu ai có vấn đề về thị lực, có thể sẽ cảm thấy thất vọng về nội dung 3D đó. Chúng ta tuy đa phần nói là xem được 3D, nhưng không hẳn cái cảm nhận hiệu ứng 3D đó của chúng ta luôn giống nhau đến từng chi tiết. Cũng có thể có bộ phim khác có chất lượng 3D tốt hơn, và người chê lấy đó để so sánh thì cũng là lý giải hợp lý thôi, bởi vấn đề kỹ thuật và trình độ làm phim 3D của nhà sản xuất không phải ai cũng như nhau. Tuy nhiên, xét cả 2 mặt thì lý giải cho chuyện này vẫn là thị lực và sức nhìn của mỗi người là khác nhau, là nguyên nhân khiến cho việc cảm thụ, trải nghiệm 3D và đánh giá chất lượng 3D của người ta cũng khác nhau theo. Nhưng khổ nỗi, thực tế là rất khó hoặc không có cơ sở nào để mà so sánh về mặt thị lực và khả năng cảm thụ 3D giữa chúng ta, và khi cách này bó tay thì chỉ còn có nước là đổ lỗi cho nội dung và chất lượng 3D. Vậy thì làm sao đây? Câu trả lời vẫn là chính nội tại mỗi người chúng ta cả thôi. Ai không "thích" phim 3D, cần phải đi kiểm tra lại mắt! Theo quan điểm trên, nếu những ai nói không thích 3D, hoặc cho hiệu ứng 3D của một phim nào đó không rõ ràng hoặc chẳng liên quan gì đến nội dung kịch bản (cái ý sau thường được nói ra bởi các nhà bình luận điện ảnh), thì tức là họ không có khả năng xem được 3D, hoặc là không cảm nhận được hết 3D. Và cách giải quyết duy nhất cho tình trạng này, với tất cả lòng tôn trọng và không có ý mỉa mai hay khích bác, đó là họ cần phải đi kiểm tra mắt và thử nghiệm xem 3D để tìm ra nguyên nhân. Bất kỳ ai làm trong ngành thiết kế hay sản xuất nội dung 3D đều phải qua một đợt kiểm tra thị lực hình nổi. Và để có được trải nghiệm phim 3D đúng đắn thì đòi hỏi hai mắt phải có sức nhìn cân bằng nhau khi tập trung vào các hình ảnh trên màn hình, kèm theo đó là một phần chức năng của bộ não có khả năng hội tụ 2 hình ảnh trên màn hình thành một hình ảnh 3D, mang lại cảm nhận được chiều sâu và hình nổi cho người xem. Nếu ai có vấn đề về thị lực hình nổi, người đó cần phải chữa trị để cả hai mắt đạt được tỉ lệ 20/20, hoặc nếu thấp hơn thì ít ra cũng phải cân bằng về tỉ lệ, nhằm giảm đi tính trội của một con mắt. Trường hợp do quá trình tập trung và hội tụ gây ra chứng mỏi mắt thì cũng cần phải dùng liệu pháp chữa trị thị lực. Bác sĩ chuyên khoa mắt hay ai làm công tác đo thị lực hình nổi thì đều có thể xác định được vấn đề khiến không thể xem được phim 3D một cách tốt nhất. Nếu không có điều kiện hoặc thời gian đi khám kiểm tra, chúng ta có thể tận dụng bài kiểm tra dưới đây có chức năng đánh giá được khả năng cảm thụ của mắt về chất lượng 3D. Bài kiểm tra khả năng cảm nhận độ sâu của mắt Đây là bài test đơn giản có thể giúp chúng ta biết liệu mắt của mình có đủ khả năng nhận biết độ sâu hay không. Chú ý: Bài test này không nhằm để thay thế phương pháp kiểm tra chuyên môn của y khoa; nếu cảm thấy khả năng này vẫn có gì không ổn thì cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt để xin tư vấn. ![]()
Kết quả: Nếu có thể thấy được cả 2 hình ảnh ngón trỏ, nghĩa là mắt bạn có được thị lực hình nổi và cả 2 mắt đều được "bật lên", hoạt động song song cùng 1 lúc. Nếu gặp một trong những hiện tượng sau đây, bạn có thể có vấn đề về khả năng cảm nhận độ sâu:
Các triệu chứng trên thường bị do một mắt có thị lực trội hơn mắt kia. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể phải luyện cho con mắt "yếu" hơn lấy lại được sức nhìn cân bằng với con mắt còn lại. Nên đến bác sĩ mắt để được tư vấn về vấn đề này. Một số thủ thuật đơn giản để luyện tập: + Nếu bạn đang đeo kính, hãy thử các bước trên cả với kính và không đeo kính. + Nếu bạn chưa lĩnh hội/cảm nhận được kết quả mà bài test đưa ra, hãy đừng nản trí. Hầu hết người mới bắt đầu thử bài test đều gặp chút vấn đề nhưng sau đó dễ dàng điều khiển được cặp mắt mình tốt hơn qua thời gian ngắn luyện tập. + Hãy tạo thói quen luyện cách tập trung giữa các vật thể ở xa và ở gần, đồng thời chú ý cảm nhận cơ mắt hoạt động và chú ý lúc mắt hội tụ và phân tách. Cuối cùng, nếu có vấn đề thì tốt nhất là nên đến bác sĩ khám mắt cho chắc ăn. |