Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

vidansieusach

New Member
Trong một buổi nhàm đàm trên trường, vị tiến sĩ khoa văn trường em có hỏi 1 câu rất khắm:
Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào?? Dự là đến tuần sau ổng mới trả lời nên e lên đây tham khảo ý kiến các bác:D
E thấy nó khá giống nhau mà chẳng thấy có gì khác cả:( Nhờ các bác chỉ giáo:D E xin cảm ơn!!
 

symphony

Well-Known Member
Trong một buổi nhàm đàm trên trường, vị tiến sĩ khoa văn trường em có hỏi 1 câu rất khắm:
Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào?? Dự là đến tuần sau ổng mới trả lời nên e lên đây tham khảo ý kiến các bác:D
E thấy nó khá giống nhau mà chẳng thấy có gì khác cả:( Nhờ các bác chỉ giáo:D E xin cảm ơn!!

Biên giới dùng để chỉ chỗ hết của một phạm vi nào đó. Giới hạn dùng để chỉ một phạm vi nhất định không thể hoặc có thể nhưng chưa vượt qua.

Như vậy khi đã đến sát biên giới thì không thể vượt qua, còn khi đã đạt đến giới hạn thì không có nghĩa là không vượt qua tiếp.

Ví dụ như giới hạn chịu đựng của con người hiện nay vẫn bị phá vỡ đều đều, nhưng chắc chắn đến một mức độ nào đó thì chúng ta không thể vượt qua nữa, đó chính là biên giới (và cũng chính là giới hạn cuối cùng). :D
 

vidansieusach

New Member
Biên giới dùng để chỉ chỗ hết của một phạm vi nào đó. Giới hạn dùng để chỉ một phạm vi nhất định không thể hoặc có thể nhưng chưa vượt qua.

Như vậy khi đã đến sát biên giới thì không thể vượt qua, còn khi đã đạt đến giới hạn thì không có nghĩa là không vượt qua tiếp.

Ví dụ như giới hạn chịu đựng của con người hiện nay vẫn bị phá vỡ đều đều, nhưng chắc chắn đến một mức độ nào đó thì chúng ta không thể vượt qua nữa, đó chính là biên giới (và cũng chính là giới hạn cuối cùng). :D

Vậy là biên giới là ''điểm chết'' k thể vượt qua, còn giới hạn chỉ đơn thuần là 1 ''bức tường cao'' mà ít nhiều khả năng chúng ta vẫn có thể vượt qua:-? Cái này lằng nhằng à nhe~X( Còn bác nào có quan điểm khác không ???
 

symphony

Well-Known Member
Vậy là biên giới là ''điểm chết'' k thể vượt qua, còn giới hạn chỉ đơn thuần là 1 ''bức tường cao'' mà ít nhiều khả năng chúng ta vẫn có thể vượt qua:-? Cái này lằng nhằng à nhe~X( Còn bác nào có quan điểm khác không ???

Biên giới là giới hạn cuối cùng. Nói chung trong cs thấy chỉ có mỗi biên giới địa lý, còn hầu hết là giới hạn.

Ví dụ như bạn đi trên đường cao tốc, người ta giới hạn tốc độ là 100 km/h, nhưng đó cũng chỉ là giới hạn thôi, bạn có thể vượt qua giới hạn. Xe bạn có vận tốc tối đa là 150 km/h, nhưng đó chỉ là giới hạn vận tốc của xe bạn, còn giới hạn vận tốc chung chung lại là ánh sáng. Thậm chí ánh sáng cũng chưa phải là nhanh nhất nếu như người ta tìm ra những loại hạt mới.

Vấn đề của giới hạn là được hay không được vượt qua. Còn khi đã đến biên giới Việt - Trung, đất đai của Việt Nam đã chấm hết.
 

phimhay3d

New Member
Theo mình nghĩ Biên giới hay giới hạn nó đều là những cái phạm vi mà không thể vượt qua nhưng biên giới là danh giới bao la rộng lớn , giới hạn chỉ là một cái nhỏ bé
 

cuong_7694

Well-Known Member
Theo mình nghĩ Biên giới hay giới hạn nó đều là những cái phạm vi mà không thể vượt qua nhưng biên giới là danh giới bao la rộng lớn , giới hạn chỉ là một cái nhỏ bé
Bác cứ tưởng tượng biên giới giống như 1 cái cột mốc phân chia 2 vùng thì sẽ phát hiện ra nó có thể bị vượt qua !! Còn giới hạn e nghĩ giống bác symphony và vidansieusach là ''điểm chết'' k thể vượt qua !! Nhưng đúng như bác symphony nói là trên thế giới này rất hiếm ''điểm chết'', có thể nó tồn tại trong câu thơ của Tố Hữu này chăng:
"Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru"...​
 
Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Cả 2 đều do con người đặt ra.
Biên giới là đường phân chia phạm vi lãnh thổ giữa các quốc gia. Và hai từ biên giới chắc cũng chỉ sử dụng cho sự phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia thôi.
Về mặt pháp lý bạn không được tự tiện bước qua đường biên giới giữa 2 quốc gia. Chẳng hạn bạn lên Cao Bằng rồi tự tiện bước sang Trùng Khánh là sẽ bị TQ bắt giữ ngay.
Còn giới hạn là một mức độ, một phạm vi cho phép nào đó. Chẳng hạn Khi đang đi học, giới hạn tình yêu của bạn là 1 tình yêu trong sáng( chỉ được cầm tay, thơm má). Nhưng bạn lại lỡ làm bạn gái có ấy... Vậy là bạn đã đi quá gới hạn rồi đó.:D.
Chỉ có vũ trụ là con người chưa thể tìm thấy giới hạn của nó.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Các bác làm ơn quay lại đọc định nghĩa của 2 từ này là mọi chuyện rõ ràng rồi, sau đó hãy tán hươu tán vượn.

1. Giới hạn: (danh từ) Điểm hoặc mức độ không thể vượt qua, hoặc không được phép vượt qua.
Ngoài ra còn các định nghĩa tính từ, động từ "giới hạn" nữa nhưng không nói đến ở đây.

2. Biên giới: Giới hạn lãnh thổ, lãnh hải của 1 quốc gia. Đường phân chia lãnh thổ, lãnh hải giữa 2 quốc gia.

Khác nhau rõ ràng nhất: "Giới hạn" là khái niệm rộng hơn, bao hàm cả "biên giới". "Biên giới" chỉ là 1 loại "giới hạn"

Khi nói đến "biên giới", người ta chỉ hỏi: Biên giới của nước nào, hoặc biên giới giữa nước nào và nước nào.
Nhưng khi nói đến "giới hạn", phải hỏi nhiều chi tiết hơn: Giới hạn của cái gì, về mặt nào v.v...

VD:
1. Căn cứ vào Luật giao thông, giới hạn tốc độ của xe gắn máy khi lưu thông trên đường phố nội đô là 40km/giờ. Nghĩa là bạn chỉ được phép chạy với tốc độ lên đến 40km/giờ. Điều này có nghĩa là tốc độ hợp pháp cao nhất khi chạy xe gắn máy trên đường nội đô (do nhà nước làm) là 40km/giờ, quá mức này thì xe bạn vẫn chạy được, nhưng lúc đó bạn đang phạm pháp.. Nếu bạn chạy xe trong đường nội bộ, nghĩa là đường do bạn tự làm, VD như đường làm riêng để đua xe chẳng hạn, thì bạn có chạy nhanh hơn 40km/giờ vẫn không phạm pháp

2. Giới hạn tốc độ về mặt kỹ thuật của 1 xe gắn máy phụ thuộc vào cấu tạo kỹ thuật của xe gắn máy đó. VD 1 chiếc xe có tốc độ giới hạn (kỹ thuật) là 140km/giờ, nghĩa là bạn không thể chạy nó nhanh hơn 140km/giờ nếu không thay đổi cấu tạo kỹ thuật của chiếc xe máy đó.

Sự khác nhau giữa Giới hạn và biên giới cũng từa tựa như sự khác nhau giữa "Ngôn ngữ học" và "Văn chương", bác chủ thớt thử hỏi ông tiến sỹ kia về sự khác nhau này xem sao.
 

vidansieusach

New Member
Re: Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Các bác làm ơn quay lại đọc định nghĩa của 2 từ này là mọi chuyện rõ ràng rồi, sau đó hãy tán hươu tán vượn.

1. Giới hạn: (danh từ) Điểm hoặc mức độ không thể vượt qua, hoặc không được phép vượt qua.
Ngoài ra còn các định nghĩa tính từ, động từ "giới hạn" nữa nhưng không nói đến ở đây.

2. Biên giới: Giới hạn lãnh thổ, lãnh hải của 1 quốc gia. Đường phân chia lãnh thổ, lãnh hải giữa 2 quốc gia.

Khác nhau rõ ràng nhất: "Giới hạn" là khái niệm rộng hơn, bao hàm cả "biên giới". "Biên giới" chỉ là 1 loại "giới hạn"

Khi nói đến "biên giới", người ta chỉ hỏi: Biên giới của nước nào, hoặc biên giới giữa nước nào và nước nào.
Nhưng khi nói đến "giới hạn", phải hỏi nhiều chi tiết hơn: Giới hạn của cái gì, về mặt nào v.v...

VD:
1. Căn cứ vào Luật giao thông, giới hạn tốc độ của xe gắn máy khi lưu thông trên đường phố nội đô là 40km/giờ. Nghĩa là bạn chỉ được phép chạy với tốc độ lên đến 40km/giờ. Điều này có nghĩa là tốc độ hợp pháp cao nhất khi chạy xe gắn máy trên đường nội đô (do nhà nước làm) là 40km/giờ, quá mức này thì xe bạn vẫn chạy được, nhưng lúc đó bạn đang phạm pháp.. Nếu bạn chạy xe trong đường nội bộ, nghĩa là đường do bạn tự làm, VD như đường làm riêng để đua xe chẳng hạn, thì bạn có chạy nhanh hơn 40km/giờ vẫn không phạm pháp

2. Giới hạn tốc độ về mặt kỹ thuật của 1 xe gắn máy phụ thuộc vào cấu tạo kỹ thuật của xe gắn máy đó. VD 1 chiếc xe có tốc độ giới hạn (kỹ thuật) là 140km/giờ, nghĩa là bạn không thể chạy nó nhanh hơn 140km/giờ nếu không thay đổi cấu tạo kỹ thuật của chiếc xe máy đó.

Sự khác nhau giữa Giới hạn và biên giới cũng từa tựa như sự khác nhau giữa "Ngôn ngữ học" và "Văn chương", bác chủ thớt thử hỏi ông tiến sỹ kia về sự khác nhau này xem sao.
Tất nhiên rồi bác:D E xin được hỏi thêm 1 câu nữa :liệu có lúc nào trong cuộc sống, 2 khái niệm này song song?? VD như việc gã usalt bon là người chạy nhất thế giới , e quan niệm đó là giới hạn của hiện tại và là biên giới của tương lai( chắc có người sẽ vượt qua ổng) liệu có đúng không?? Xin các bác chỉ giáo thêm:D
 
Ðề: Re: Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Tất nhiên rồi bác:D E xin được hỏi thêm 1 câu nữa :liệu có lúc nào trong cuộc sống, 2 khái niệm này song song?? VD như việc gã usalt bon là người chạy nhất thế giới , e quan niệm đó là giới hạn của hiện tại và là biên giới của tương lai( chắc có người sẽ vượt qua ổng) liệu có đúng không?? Xin các bác chỉ giáo thêm:D

Đó không thể là giới hạn và biên giới được đâu bạn. Đó là khả năng của con người. Giới hạn hay biên giới là do con người đặt ra chứ không phải là đoán ra đâu bạn.
 

cuong_7694

Well-Known Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Đó không thể là giới hạn và biên giới được đâu bạn. Đó là khả năng của con người. Giới hạn hay biên giới là do con người đặt ra chứ không phải là đoán ra đâu bạn.
Bác chắc hiểu nhầm ý của vidansieusach, chạy thì đúng là khả năng của con người, nhưng chạy nhanh nhất thế giới thì chỉ có 1 thôi bác nhé:D
 

symphony

Well-Known Member
Re: Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Các bác làm ơn quay lại đọc định nghĩa của 2 từ này là mọi chuyện rõ ràng rồi, sau đó hãy tán hươu tán vượn.

1. Giới hạn: (danh từ) Điểm hoặc mức độ không thể vượt qua, hoặc không được phép vượt qua.
Ngoài ra còn các định nghĩa tính từ, động từ "giới hạn" nữa nhưng không nói đến ở đây.

2. Biên giới: Giới hạn lãnh thổ, lãnh hải của 1 quốc gia. Đường phân chia lãnh thổ, lãnh hải giữa 2 quốc gia.


Cái này là trong từ điển Tiếng Việt, còn câu hỏi của bác chủ topic là từ một vị tiến sĩ văn khoa nào đó. Tất nhiên là phải rộng hơn rồi. :D
 

vidansieusach

New Member
Re: Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Cái này là trong từ điển Tiếng Việt, còn câu hỏi của bác chủ topic là từ một vị tiến sĩ văn khoa nào đó. Tất nhiên là phải rộng hơn rồi. :D
Ổng Trần Đình Sử hay viết sách giáo khoa đó bác:D Nếu chỉ căn cứ vào từ điển thì việc gie phải hỏi các bác cho mệt=))
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Ổng Trần Đình Sử hay viết sách giáo khoa đó bác:D Nếu chỉ căn cứ vào từ điển thì việc gie phải hỏi các bác cho mệt=))

Nếu không căn cứ vào từ điển, dùng từ sai lè lè ra rồi lại tán hươu tán vượn thì có ý nghĩa gì hả bạn?
Tôi tin rằng Giáo sư Trần Đình Sử cũng sẽ hướng các bạn đến việc dùng từ đúng: Biên giới chỉ dùng trong nghĩa hẹp là đường giới hạn hoặc phân chia lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia.

Bạn thử cho mọi người một vài ví dụ (có dẫn chứng thư tịch) về việc dùng từ biên giới với nghĩa khác nghĩa ghi trên đi.
Nói luôn là cái cụm từ "biên giới của tương lai" bạn ghi ở trên tôi đọc chẳng hiểu bạn muốn nói gì.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Cái này là trong từ điển Tiếng Việt, còn câu hỏi của bác chủ topic là từ một vị tiến sĩ văn khoa nào đó. Tất nhiên là phải rộng hơn rồi. :D

Nếu tôi được tham dự buổi nói chuyện chuyên đề mà ông ấy trình bày, tôi sẽ hỏi ông ấy:

Thưa thầy, theo từ điển tiếng Việt mà em được đọc, cũng như Luật Biên giới quốc gia, từ "Biên giới" được định nghĩa là ....
Vậy với thầy, ngoài nghĩa này ra, từ biên giới còn được hiểu theo nghĩa nào khác hay không. Vui lòng cho em xin dẫn chứng thư tịch về hoàn cảnh sử dụng từ đó.
Sau khi cả 2 bên thống nhất cách hiểu ý nghĩa phái sinh từ nghĩa cơ bản của từ "biên giới", có dẫn chứng rồi mới bàn tiếp, chứ không thì mãi mãi vẫn sẽ nằm trong tình trạng "ông nói gà, bà hiểu vịt" thôi.
 

cuong_7694

Well-Known Member
ổng Trần Đình Sử là giáo sư đầu ngành rồi !! uyên thâm lắm các bác ạ, e cũng đa có duyên gặp giáo sư, nghe ông giảng 1 lần mà thấm thía lắm hay lắm !!
 

vidansieusach

New Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Nếu không căn cứ vào từ điển, dùng từ sai lè lè ra rồi lại tán hươu tán vượn thì có ý nghĩa gì hả bạn?
Tôi tin rằng Giáo sư Trần Đình Sử cũng sẽ hướng các bạn đến việc dùng từ đúng: Biên giới chỉ dùng trong nghĩa hẹp là đường giới hạn hoặc phân chia lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia.

Bạn thử cho mọi người một vài ví dụ (có dẫn chứng thư tịch) về việc dùng từ biên giới với nghĩa khác nghĩa ghi trên đi.
Nói luôn là cái cụm từ "biên giới của tương lai" bạn ghi ở trên tôi đọc chẳng hiểu bạn muốn nói gì.
Bác hẳn cũng là người kinh thư đầy mình^:)^ E xin giải thích thêm về cụm ''biên giới của tương lai'', ý e là thế này: trong hiện tại gã usalt bolt chạy nhanh nhất thế giới, đồng nghĩa với việc k ai chạy nhanh hơn anh ta, e coi đó là ''giới hạn'' chưa thể vượt qua của con người ở hiện tại. Nhưng trong tương lai thành tích của anh ta có thể bị một người chạy nhanh hơn vượt qua, khi đó giới hạn chưa thể vượt qua trở thành ''biên giới'' đang đứng trước nguy cơ có thể bị vượt qua, e gọi đó là ''biên giới của tương lai'' Vậy trong trường hợp này yếu tố song song có thể tồn tại giữa biên giới và giới hạn không??
 

vidansieusach

New Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Nếu tôi được tham dự buổi nói chuyện chuyên đề mà ông ấy trình bày, tôi sẽ hỏi ông ấy:

Thưa thầy, theo từ điển tiếng Việt mà em được đọc, cũng như Luật Biên giới quốc gia, từ "Biên giới" được định nghĩa là ....
Vậy với thầy, ngoài nghĩa này ra, từ biên giới còn được hiểu theo nghĩa nào khác hay không. Vui lòng cho em xin dẫn chứng thư tịch về hoàn cảnh sử dụng từ đó.
Sau khi cả 2 bên thống nhất cách hiểu ý nghĩa phái sinh từ nghĩa cơ bản của từ "biên giới", có dẫn chứng rồi mới bàn tiếp, chứ không thì mãi mãi vẫn sẽ nằm trong tình trạng "ông nói gà, bà hiểu vịt" thôi.
Sẽ làm như bác nói:D Bác kinh nghiệm quá!!
 

ktq

Member
Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Biên giới là vạch phân chia giữa các vùng còn giới hạn là để chỉ ra mức độ tối đa có thể thực hiện hoặc cho phép thực hiện.

Nói cho văn vẻ thì biên giới có thể thấy còn giới hạn thì chỉ biết mà không thấy.
 

ilVietnam

Well-Known Member
Ðề: Biên giới và giới hạn khác nhau như thế nào??

Từ những lời giải thích trên của các bác thì em nghĩ nôm na là: đoạn thẳng AB, thì 2 điểm mút A và B là biên giới còn khoảng cách A-->B là giới hạn. Hay tức là biên giới là điểm/chuỗi các điểm xếp sát nhau còn giới hạn là khoảng cách giữa các điểm/chuỗi các điểm xếp sát nhau đó.

VD: lòng đường cho xe ô tô di chuyển về bề ngang giới hạn là 10m, xe ai vượt qua vạch liền hoặc chạm vạch liền (biên giới) tức là đã vi phạm luật giao thông.

Hoặc 1 ví dụ khác: trong bóng đá, quá bóng đc coi là bóng sống khi nó nằm trong sân bóng đc giới hạn bằng hình chữ nhật (mang tính chất khoảng cách từ đầu này đến đầu kia dài bao nhiêu mét...) và khi nó vượt qua vạch ra ngoài (biên giới) nó trở thành bóng chết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên