torune
Film critic
Để nói về 'Beauty and the Beast' (BNTB) phiên bản năm 2017. Torune chỉ có hai chữ 'ngôn tình' và 'đẹp'. Bên cạnh đó, phim xứng đáng được tuyên dương như một "tribute" - sản phẩm tôn kính cho phiên bản gốc (làm ở định dạng hoạt hình).
So sánh một chút với thể loại phim tình cảm dài tập của Hàn Quốc với những yêu tinh, người sắt, hồ ly, ma cà rồng... không ngoa khi nói 'Beauty and the Beast' là... ông nội của thể ngoại ngôn tình. Diễn biến của hai bên có thể khác nhau nhưng chia sẻ chung cái nền để xây dựng nhân vật. Đầu tiên là soái ca thô bạo, có quá khứ bị tổn thương, thấy to tê mà tâm hồn mỏng manh dễ vỡ. Tiếp theo là cô nàng (ngoại hình đẹp thí mồ) mà phim cố gắng bôi tro cho xấu xí (cốt để diễn tả nội tâm, cá tánh...) nhưng tới đoạn kết thì đẹp như hoa hậu toàn dải ngân hà. Hai bên ban đầu xung khắc như... trẻ con. Tới khi chán chê thì kịch bản đẻ ra biến cố, sóng gió cấp mấy thì 'rồi cũng đưa anh về bên em', sau tất cả 'mình lại về với nhau'.
Nói ví von cho vui chứ mình không chê phim này. Cốt vì không hợp. Như đã nói ở trên, phim thừa hưởng kịch bản của bản hoạt hình gốc, làm lại ở định dạng live-action, mà cái này thì Disney không thiếu tài nguyên để làm. Tựu chung lại, đại gia Disney cứ vung vẩy mà mời gọi khán giả với câu 'be our guest' đến bàn tiệc đồ sộ nhứt nhì xứ cờ hoa của họ thôi.
Phục trang và bối cảnh trong phim rất nhân tạo, nhưng theo hướng tích cực. Đặng, nhà làm phim cũng căn cứ vào bản hoạt hình để làm trong khi phiên bản hoạt hình cũng không hẳn chính xác so với bối cảnh lịch sử của nguyên tác.
Đồ họa nói chung và hiệu ứng phép màu được trực quan hóa cũng chẳng có gì bàn cãi bởi đây là... nghề của Disney. Do đó, xin phép nói tới âm thanh. Phép màu là đây chứ đâu xa. Disney có một phép màu, thứ mà chỉ có thể cảm nhận bằng tai - kể chuyện bằng âm thanh (chưa nhắc tới nhạc kịch). Dẫu biết mọi thứ trên hình chỉ là dàn dựng nhưng không thể né khỏi cái mê hoặc từ cách làm nhạc của Disney, đưa khán giả từ trầm lên bổng, thoải mái đến dồn dập, thong dong đến cao trào. Đây cũng chính là phép màu giúp cho Disney bật sáng giữa muôn màn studio khác giữa thời đại mà ai cũng có thể vẽ hoạt hình, dựng phim bằng 3D nhưng quên chú tâm vào khâu làm nhạc, hay cũng chưa đủ, mà phải làm khán thính giả dựng tóc gáy nữa kia.
Với phim của Disney nói chung và BNTB nói riêng, nhạc và hình hòa quyện với nhau, bốc cái này ra khỏi cái kia, thấy khiêng cưỡng, giả tạo liền. Nhưng khi hai cái ráp lại với nhau, xuất hiện một sự nịnh nọt, vuốt ve dễ chịu khó tả. Đỉnh điểm là phân đoạn "Be Our Guest" - tạm gọi là một đống hổ lốn hình ảnh và âm thanh. Ngồi trước màn hình lớn và một âm trường rộng mà cảm giác sướng rơn, không thể hơn.
BNTB cổ xúy cái đẹp thường thấy trong phim Disney, cái đẹp được ngụy trang trong một lớp vỏ xấu xí, cái đẹp mà studio cũng như bao thương hiệu chăm sóc sắc đẹp dùng nó để lăng-xê sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông. [Ngoài lề một chút, từ lúc live-action 'Cinderella' ra là mình đã thấy cô Lol Lem giống diễn viên phim p0rn rồi
]. Quay lại với BNTB, mình cũng chẳng phê phán cái đẹp mấy, bởi người làm phim hay người nghệ sĩ đều hướng tới cái đẹp. Làm phim xấu thì ai mà xem. Nhưng, với mình, thông điệp 'người đẹp mê sách' vẫn hiện rõ trong phim, chứ không phải là 'cô gái quê, thích đọc sách, làm mê đắm hoàng tử/quái vật bằng cá tính của mình'. Cuối cùng thì, sau khi quái vật cho Belle cái thư viện sách đầy đủ nội thất bự hơn cả một căn hộ cao cấp, cô mới vui đấy chứ; sau khi quái vật chết đi, cô mới nói yêu anh đấy chứ; sau khi quái vật hóa thành hoàng tử bảnh tỏn, cô mới hôn anh đấy chứ. Phải không các mẹ? 
Tóm lại, 'Beauty and the Beast' là một sản phẩm rập khuôn cốt truyện cũ, được tạo ra cho lứa khán giả mới. Biết đâu sau này, con cháu mình xem 'Beauty and the Beast' phiên bản VR thì lại khen BNTB của năm 2017 thì sao. 'Beauty and the Beast' (2017) cũng vậy, mang quan điểm của con người đương lại. Không xấu cũng chẳng tốt, nó kết tinh những tư duy duy mĩ mà phần đông người đương thời ủng hộ, trước khi trở thành một ví dụ để tăng cường tính xác thực cho những quan điểm ấy. Và quan trọng nhất, BNTB (2017) thiếu một cái quái-lạ gì đấy. Tôi cũng chẳng biết, nên mới phải xem thêm nhiều phim để tìm cho ra.
So sánh một chút với thể loại phim tình cảm dài tập của Hàn Quốc với những yêu tinh, người sắt, hồ ly, ma cà rồng... không ngoa khi nói 'Beauty and the Beast' là... ông nội của thể ngoại ngôn tình. Diễn biến của hai bên có thể khác nhau nhưng chia sẻ chung cái nền để xây dựng nhân vật. Đầu tiên là soái ca thô bạo, có quá khứ bị tổn thương, thấy to tê mà tâm hồn mỏng manh dễ vỡ. Tiếp theo là cô nàng (ngoại hình đẹp thí mồ) mà phim cố gắng bôi tro cho xấu xí (cốt để diễn tả nội tâm, cá tánh...) nhưng tới đoạn kết thì đẹp như hoa hậu toàn dải ngân hà. Hai bên ban đầu xung khắc như... trẻ con. Tới khi chán chê thì kịch bản đẻ ra biến cố, sóng gió cấp mấy thì 'rồi cũng đưa anh về bên em', sau tất cả 'mình lại về với nhau'.
Nói ví von cho vui chứ mình không chê phim này. Cốt vì không hợp. Như đã nói ở trên, phim thừa hưởng kịch bản của bản hoạt hình gốc, làm lại ở định dạng live-action, mà cái này thì Disney không thiếu tài nguyên để làm. Tựu chung lại, đại gia Disney cứ vung vẩy mà mời gọi khán giả với câu 'be our guest' đến bàn tiệc đồ sộ nhứt nhì xứ cờ hoa của họ thôi.
Phục trang và bối cảnh trong phim rất nhân tạo, nhưng theo hướng tích cực. Đặng, nhà làm phim cũng căn cứ vào bản hoạt hình để làm trong khi phiên bản hoạt hình cũng không hẳn chính xác so với bối cảnh lịch sử của nguyên tác.
Đồ họa nói chung và hiệu ứng phép màu được trực quan hóa cũng chẳng có gì bàn cãi bởi đây là... nghề của Disney. Do đó, xin phép nói tới âm thanh. Phép màu là đây chứ đâu xa. Disney có một phép màu, thứ mà chỉ có thể cảm nhận bằng tai - kể chuyện bằng âm thanh (chưa nhắc tới nhạc kịch). Dẫu biết mọi thứ trên hình chỉ là dàn dựng nhưng không thể né khỏi cái mê hoặc từ cách làm nhạc của Disney, đưa khán giả từ trầm lên bổng, thoải mái đến dồn dập, thong dong đến cao trào. Đây cũng chính là phép màu giúp cho Disney bật sáng giữa muôn màn studio khác giữa thời đại mà ai cũng có thể vẽ hoạt hình, dựng phim bằng 3D nhưng quên chú tâm vào khâu làm nhạc, hay cũng chưa đủ, mà phải làm khán thính giả dựng tóc gáy nữa kia.
Với phim của Disney nói chung và BNTB nói riêng, nhạc và hình hòa quyện với nhau, bốc cái này ra khỏi cái kia, thấy khiêng cưỡng, giả tạo liền. Nhưng khi hai cái ráp lại với nhau, xuất hiện một sự nịnh nọt, vuốt ve dễ chịu khó tả. Đỉnh điểm là phân đoạn "Be Our Guest" - tạm gọi là một đống hổ lốn hình ảnh và âm thanh. Ngồi trước màn hình lớn và một âm trường rộng mà cảm giác sướng rơn, không thể hơn.
BNTB cổ xúy cái đẹp thường thấy trong phim Disney, cái đẹp được ngụy trang trong một lớp vỏ xấu xí, cái đẹp mà studio cũng như bao thương hiệu chăm sóc sắc đẹp dùng nó để lăng-xê sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông. [Ngoài lề một chút, từ lúc live-action 'Cinderella' ra là mình đã thấy cô Lol Lem giống diễn viên phim p0rn rồi
Tóm lại, 'Beauty and the Beast' là một sản phẩm rập khuôn cốt truyện cũ, được tạo ra cho lứa khán giả mới. Biết đâu sau này, con cháu mình xem 'Beauty and the Beast' phiên bản VR thì lại khen BNTB của năm 2017 thì sao. 'Beauty and the Beast' (2017) cũng vậy, mang quan điểm của con người đương lại. Không xấu cũng chẳng tốt, nó kết tinh những tư duy duy mĩ mà phần đông người đương thời ủng hộ, trước khi trở thành một ví dụ để tăng cường tính xác thực cho những quan điểm ấy. Và quan trọng nhất, BNTB (2017) thiếu một cái quái-lạ gì đấy. Tôi cũng chẳng biết, nên mới phải xem thêm nhiều phim để tìm cho ra.
torune@hdvietnam
Chỉnh sửa lần cuối: