Băng dán thông minh giúp đánh bại Ebola

torune

Film critic
Cuộc chiến với Ebola - đại dịch mới nổi trên toàn thế giới - vẫn chưa tới hồi kết. Hiện tại, số lượng người báo bệnh tại Châu Phi vẫn không ngừng gia tăng, gồm có không chỉ gồm bệnh nhân nhiễm bệnh đơn thuần mà còn cả các bác sĩ đã từng tiếp xúc. Do đó, một biện pháp đảm bảo sức khỏe cho bác sĩ/ y tá - những người ở đầu chiến tuyến với dịch bệnh - là hết sức cần thiết.

attachment.php


Trong khi đó, wearable (những thiết bị đeo/ mặc thông minh; ví dụ như Apple Watch) là công nghệ mới nổi và được các thương hiệu công nghệ đầu tư hết mình. Liệu wearable có thể góp sức vào công cuộc đẩy lùi Ebola hay không? Câu trả lời là có.

Cụ thể, thứ 7 vừa qua, tại sự kiện SXSW, Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (The U.S. Agency for International Development/ USAID) vừa hé lộ hai phát minh mới nhất đóng góp vào chiến dịch đẩy lùi Ebola. Đầu tiên là bộ áo kháng khuẩn chỉ mất hai phút để mặc. Được thiết kế bởi Bệnh viện Johns Hopkins, bộ áo kháng khuẩn mới có khả năng chống mờ (do hơi thở phả vào kính) và được tích hợp hệ thống làm lạnh bên trong. Đây là một bước tiến mới bởi bộ cánh cũ phải mất 30 phút để mặc; bên cạnh đó; nó không có bộ làm lạnh, gây khô nóng, đổ mồ hôi và bác sĩ chỉ chịu được 45 phút sau khi mặc vào.

attachment.php

Trang phục kháng khuẩn cũ (trái) và mới (phải)

Wendy Taylor - đại diện USAID - chia sẻ: "Chỉ vài tháng nữa, bộ trang phục mới sẽ đến với các nước châu Phi". Mặc dù vậy, bộ cánh chỉ mới bảo vệ bác sĩ tốt hơn trong khi họ vẫn gặp nhiều thử thách với công cụ tác nghiệp. "Rất khó khăn khi sử dụng các công cụ y tế theo tiêu chuẩn cũ để đối phó với Ebola. Bạn không thể dùng ống nghe nhịp tim!"

Vì vậy, phát minh thứ hai được giới thiệu là miếng dán MultiSense Memory (MSM) hay còn được gọi với tên bình dân: băng dán thông minh. Theo lời nhà phát minh, với MSM, ống nghe nhịp tim không còn cần thiết nữa. Thiết bị trông không khác gì một chiêc băng keo cá nhân, tuy nhiên, được tích hợp rất nhiều cảm biến. Sau khi dán lên ức của bệnh nhân, MSM ghi lại mọi thông số nhịp tim, thân nhiệt và quá trình trao đổi oxy.

attachment.php

Đại diện USIAD giới thiệu miếng dán MultiSense Memory

Đáng chú ý, MSM hỗ trợ Bluetooth, đồng nghĩa với việc cho phép bác sĩ theo dõi thông số cơ thể của bệnh nhân từ xa mà không cần phải lao vào vùng phát dịch. Dự kiến, nhiều bệnh nhân sẽ được gom vào một lều, và mỗi lều được trang bị một màn hình quản lý tất cả thông số của họ.

Mỗi miếng băng có giá 100 USD và thời lượng pin kéo dài từ 7 tới 10 ngày. Theo lời USAID, thời gian trung bình để chữa trị Ebola là 5 ngày, do đó, băng dán thông minh sẽ được tận dụng tối đa trong suốt quãng đời hoạt động của nó. Tuy nhiên, vẫn còn một trở ngại - nằm ở chỗ: miếng bọc của băng dán làm bằng cao su - chỉ có thể tái chế ở nhiệt độ cao; trong khi đó, miếng bọc này tiếp xúc với bệnh nhân khá lâu và mang nhiều mầm bệnh.

Dù gì đi chăng nữa, băng dán thông minh là một sản phẩm ứng dụng công nghệ mới đúng lúc đúng chỗ, góp phần đẩy lùi dịch bệnh và cải thiện cuộc sống con người ở những nơi còn khó khăn trên Trái Đất.

Theo mashable
 

lu05

Member
Ðề: Băng dán thông minh giúp đánh bại Ebola

Vậy là quá tốt rồi bớt đi 1 mối lo
 

minh_huy

New Member
Ðề: Băng dán thông minh giúp đánh bại Ebola

chủ đề này hết hot rồi =))
 
Bên trên