torune
Film critic
Giây phút mà cả hai ngành công nghiệp - điện ảnh và công nghệ - đang mong chờ đã đến: Apple chuẩn bị kinh doanh các chương trình nguyên tác của mình.
Tuần qua, Apple đã tổ chức một vài buổi trò chuyện gợi mở với các giám đốc cấp cao của Hollywood để chia sẻ dự tính lấn sân sang lĩnh vực sản xuất nội dung giải trí. Người dẫn các buổi trò chuyện này là Eddy Cue - Phó Tổng Giám đốc mảng Dịch vụ Intenet và Phần mềm, đồng thời là người lo liệu các vụ lùm xùm như: 'Apple móc nối với các dịch vụ VOD khác để phân phối nội dung ở mức giá sỉ' hay 'bị Taylor Swift công kích vì đối xử bất công với các nghệ sĩ'.
Apple vẫn chưa lên tiếng xác nhận chuyện này. Tuy nhiên, tin tình báo cho hay tham vọng của Apple là đối đầu trực tiếp với Netflix. Apple hiện đang chiêu mộ nhân lực cho xưởng phim. Quá trình tuyển dụng sẽ kéo dài từ giờ cho hết cuối năm, tạo điều kiện cho hãng phim bắt đầu hoạt động vào năm 2016. Vẫn chưa biết, liệu Apple sẽ khai thác mảng nào: chương trình truyền hình, phim chiếu rạp hay cả hai?
Apple sửa soạn mở xưởng phim
Chuyện Apple lấn sân sang thị trường VOD trong vai trò nhà làm phim không mới. Cụ thể, cuối tháng 7 rồi, Apple đã cố gắng thuyết phục ê kíp (Jeremy Clarkson, James May và Richard Hammond) đằng sau chương trình truyền hình 'Top Gear' về đội của mình nhưng cuối cùng, cả ba lại đầu quân về Amazon.
Xa hơn, dự định lấn sân sang ngành công nghiệp điện ảnh đã tồn tại từ lâu trong lịch sử kinh doanh của Apple, cụ thể là lúc Steve Jobs bắt đầu tạo mối quan hệ với các studio để đưa sản phẩm của họ lên iTunes. Nhưng, người dùng tiếp tục thắc mắc: vì sao lại mất một khoảng thời gian lâu như vậy, để đến ngày hôm nay, Apple mới quyết định trở thành một nhà làm phim, thay vì tiếp tục sự nghiệp sáng chế công nghệ, kinh doanh, hay viết phần mềm?
Tạm gác qua những nguyên nhân sâu xa cho quyết định của Apple, hãy nhìn đến tương lai. Sự hiện diện của Quả táo trên sân chơi VOD trong vai trò là nhà làm phim hứa hẹn gây chấn động làng công nghệ trong cuộc cạnh tranh với những đại gia phần mềm khác như Amazon, Google và Facebook. Doanh nhân thời đại số? Ông chủ cỗ máy tìm kiếm? Nhà quản lý mạng xã hội lớn nhất thế giới? Thoạt nghe thì không liên quan... Nhưng, người dùng của cả 3 dịch vụ này đều tiêu tốn hàng triệu USD (thậm chí là hàng tỷ) cho các sản phẩm liên quan đến truyền hình và phim ảnh.
Apple - trong vai trò là nhà làm phim - hứa hẹn gây chấn động làng công nghệ
Kế hoạch mở xưởng phim của Apple chỉ mới ở bước đầu. Mô hình kinh doanh vẫn chưa được tiết lộ. Hoặc là hãng học tập Netflix (lấy phim từ studio độc lập rồi dán nhãn của mình); hoặc là hãng mở studio nội bộ (cách này Microsoft đã áp dụng nhưng vừa thất bại, đóng cửa Xbox Entertainment Studios vào tháng 7 rồi).
Thị trường VOD cho các hộ gia đình đang bùng nổ hơn bao giờ hết. Nhằm tạo lợi thế cho riêng mình và phá đi tính độc quyền của các nhà phân phối; Netflix, Amazon, Hulu, HBO Now... đã và đang sản xuất những tựa phim riêng của mình.
Nếu như trước đây các đầu phát Apple TV, Amazon Fire, Chromecast, Roku... được quyền làm mưa làm gió, thì giờ đây - khi khán giả bị thu hút bởi nội dung bản quyền - sức ép chuyển ngược sang thị trường phần cứng, làm giảm giá thành của các đầu thu/phát. Không nói đâu xa, PlayStation TV vừa đột ngột giảm giá trong khi Apple lại công bố model mới cho đầu phát của mình với giá dưới 200 USD (Rất hiếm khi Apple tung sản phẩm mới mà giá lại rẻ hơn mẫu cũ!?)
Sức ép đang chuyển ngược sang thị trường phần cứng
Dù sức ảnh hưởng rất nhỏ, quyết định mới nhất của Apple đã đánh hồi chuông cảnh báo cho những Netflix hay Amazon...; đồng thời tạo tiền lệ cho những nhà sản xuất phần cứng (nổi cộm nhất có Google) chuyển hướng sang làm nội dung số, biến họ thành đối thủ mới và rất đáng gờm. Chúng ta có thể stream phim của Netflix, Hulu... trên thiết bị dán nhãn Apple. Nhưng, ngược lại, không có thiết bị nào dán nhãn của những hãng trên để stream nội dung của Apple cả.

Tuần qua, Apple đã tổ chức một vài buổi trò chuyện gợi mở với các giám đốc cấp cao của Hollywood để chia sẻ dự tính lấn sân sang lĩnh vực sản xuất nội dung giải trí. Người dẫn các buổi trò chuyện này là Eddy Cue - Phó Tổng Giám đốc mảng Dịch vụ Intenet và Phần mềm, đồng thời là người lo liệu các vụ lùm xùm như: 'Apple móc nối với các dịch vụ VOD khác để phân phối nội dung ở mức giá sỉ' hay 'bị Taylor Swift công kích vì đối xử bất công với các nghệ sĩ'.
Apple vẫn chưa lên tiếng xác nhận chuyện này. Tuy nhiên, tin tình báo cho hay tham vọng của Apple là đối đầu trực tiếp với Netflix. Apple hiện đang chiêu mộ nhân lực cho xưởng phim. Quá trình tuyển dụng sẽ kéo dài từ giờ cho hết cuối năm, tạo điều kiện cho hãng phim bắt đầu hoạt động vào năm 2016. Vẫn chưa biết, liệu Apple sẽ khai thác mảng nào: chương trình truyền hình, phim chiếu rạp hay cả hai?

Apple sửa soạn mở xưởng phim
Chuyện Apple lấn sân sang thị trường VOD trong vai trò nhà làm phim không mới. Cụ thể, cuối tháng 7 rồi, Apple đã cố gắng thuyết phục ê kíp (Jeremy Clarkson, James May và Richard Hammond) đằng sau chương trình truyền hình 'Top Gear' về đội của mình nhưng cuối cùng, cả ba lại đầu quân về Amazon.
Xa hơn, dự định lấn sân sang ngành công nghiệp điện ảnh đã tồn tại từ lâu trong lịch sử kinh doanh của Apple, cụ thể là lúc Steve Jobs bắt đầu tạo mối quan hệ với các studio để đưa sản phẩm của họ lên iTunes. Nhưng, người dùng tiếp tục thắc mắc: vì sao lại mất một khoảng thời gian lâu như vậy, để đến ngày hôm nay, Apple mới quyết định trở thành một nhà làm phim, thay vì tiếp tục sự nghiệp sáng chế công nghệ, kinh doanh, hay viết phần mềm?
Tạm gác qua những nguyên nhân sâu xa cho quyết định của Apple, hãy nhìn đến tương lai. Sự hiện diện của Quả táo trên sân chơi VOD trong vai trò là nhà làm phim hứa hẹn gây chấn động làng công nghệ trong cuộc cạnh tranh với những đại gia phần mềm khác như Amazon, Google và Facebook. Doanh nhân thời đại số? Ông chủ cỗ máy tìm kiếm? Nhà quản lý mạng xã hội lớn nhất thế giới? Thoạt nghe thì không liên quan... Nhưng, người dùng của cả 3 dịch vụ này đều tiêu tốn hàng triệu USD (thậm chí là hàng tỷ) cho các sản phẩm liên quan đến truyền hình và phim ảnh.

Apple - trong vai trò là nhà làm phim - hứa hẹn gây chấn động làng công nghệ
Kế hoạch mở xưởng phim của Apple chỉ mới ở bước đầu. Mô hình kinh doanh vẫn chưa được tiết lộ. Hoặc là hãng học tập Netflix (lấy phim từ studio độc lập rồi dán nhãn của mình); hoặc là hãng mở studio nội bộ (cách này Microsoft đã áp dụng nhưng vừa thất bại, đóng cửa Xbox Entertainment Studios vào tháng 7 rồi).
Thị trường VOD cho các hộ gia đình đang bùng nổ hơn bao giờ hết. Nhằm tạo lợi thế cho riêng mình và phá đi tính độc quyền của các nhà phân phối; Netflix, Amazon, Hulu, HBO Now... đã và đang sản xuất những tựa phim riêng của mình.
Nếu như trước đây các đầu phát Apple TV, Amazon Fire, Chromecast, Roku... được quyền làm mưa làm gió, thì giờ đây - khi khán giả bị thu hút bởi nội dung bản quyền - sức ép chuyển ngược sang thị trường phần cứng, làm giảm giá thành của các đầu thu/phát. Không nói đâu xa, PlayStation TV vừa đột ngột giảm giá trong khi Apple lại công bố model mới cho đầu phát của mình với giá dưới 200 USD (Rất hiếm khi Apple tung sản phẩm mới mà giá lại rẻ hơn mẫu cũ!?)

Sức ép đang chuyển ngược sang thị trường phần cứng
Dù sức ảnh hưởng rất nhỏ, quyết định mới nhất của Apple đã đánh hồi chuông cảnh báo cho những Netflix hay Amazon...; đồng thời tạo tiền lệ cho những nhà sản xuất phần cứng (nổi cộm nhất có Google) chuyển hướng sang làm nội dung số, biến họ thành đối thủ mới và rất đáng gờm. Chúng ta có thể stream phim của Netflix, Hulu... trên thiết bị dán nhãn Apple. Nhưng, ngược lại, không có thiết bị nào dán nhãn của những hãng trên để stream nội dung của Apple cả.
Theo engadget