ngdinhluat
Well-Known Member
Ðề: Age of ultron: hành động khá, giới thiệu phase 3
có một khái niệm: chênh lệch tỷ giá.
Đây là top 10 phim có doanh thu lớn nhất có kể tới chênh lệch tỷ giá
Nhiều người nghĩ hiện tại phim ảnh kiếm được nhiều lợi nhuận (doanh thu) hơn ngày xưa? Điều này không đúng và với sự phát triển của nội dung số, nguồn thu trực tiếp của điện ảnh sẽ ngày càng giảm sút và chuyển dịch sang những nơi khác. Người ta sẽ càng ngày càng ít tới rạp chiếu phim đi, ít xem phim tại rạp, và ngày càng chán phim 3D.
Còn một số liệu khác luôn đánh giá chính xác về tầm phủ sóng của bộ phim, đó là số vé mà bộ phim bán được
Danh sách 10 phim bán được nhiều vé nhất tại Bắc Mỹ:
Thêm một số liệu để chúng ta dễ so sánh, năm 1939, dân số Hoa Kỳ là 132 triệu người, “Cuốn theo chiều gió” đã bán được 202 triệu vé. Năm 1977, dân số Hoa kỳ là 220 triệu người, Star wars bán được 178 triệu vé. Năm 1997, dân số Hoa Kỳ là 275 triệu, Titanic bán được 135 triệu vé (năm 2010 dân số Hoa Kỳ là 309 triệu). Người ta ngày càng ít xem phim ở rạp, nên kiếm tiền từ rạp chiếu là ngày càng khó. Vì vậy doanh thu lớn mà những bộ phim ngày nay thu được vẫn rất đáng để “tuyên dương” như những người đàn anh (tất nhiên mình đang nói doanh thu ở Bắc Mỹ)
Đối với doanh thu toàn cầu thì đó là câu truyện khác. Tại Trung Quốc, các rạp phim mọc lên như nấm sau mưa phục vụ nhu cầu điện ảnh của đất nước tỷ dân. Doanh thu một số bom tấn tại thị trường Trung Quốc đã sấp xỉ Bắc Mỹ, chẳng mấy chốc, với tốc độ gia tăng hai con số, thị trường rạp chiếu Trung Quốc sẽ vượt qua Bắc Mỹ (Hiện tại, năm 2014, tổng doanh thu Bắc Mỹ là 10.4 tỷ đô, Trung Quốc là 4.8 tỷ đô với tốc độ gia tăng 34%). Ngoài ra, các thị trường mới nổi khác cũng đang phát triển nhanh: Mỹ latinh (Brasil, Venezuela, Arghentina, Colombia…), Hàn Quốc, Đông Nam Á, bù lại cho những thị trường suy giảm như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Nga (thị trường các nước châu Âu đặc biệt là Nga chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chênh lệch tỷ giá). Dễ thấy hiện nay với xu hướng làm những phần tiếp theo (sequel) hay ăn theo (spin off), làm lại (remake), tái khởi động (reboot) những thương hiệu phim lớn, các hãng sẽ dễ dàng vượt qua con số 1 tỷ đô hơn (từ năm 2009 đổ lại, chỉ có 6 bộ phim thuộc CLB tỷ đô, nhưng sau 5 năm từ 2010->2015, số thành viên CLB tỷ đô đã lên tới 20, và từ giờ tới cuối năm 2015 sẽ có thể tiếp nhận thêm 4-5 thành viên mới – tất cả đều từ những thương hiệu cũ). Nên số liệu doanh thu toàn cầu sẽ ngày càng lớn, nên thực ra ít ý nghĩa khi so sánh với những bộ phim xưa.
Bàn vu vơ linh tinh:
Kỷ nguyên vàng của Holywood (Hollywood's Golden Age, hay Classical Hollywood cinema) là quãng thời gian từ 1930-1959, đã qua rất lâu và sẽ không bao giờ trở lại. Nó là nguồn gốc tài chính, định hình, tạo lập ra Holywood như hiện tại. Các bộ phim kinh điển ra đời làm tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá các tác phẩm điện ảnh. Lượng rạp phim gia tăng đáp ứng nhu cầu khổng lồ của khán giả. Các hãng lớn phát triển với nguồn thu cực kỳ lớn từ khán giả (hình thành khái niệm Big 6: MGM, Paramount, Universal, Columbia, RKO và Twentieth-Century Fox, 6 hãng phim lớn nhất - chiếm hơn 95% doanh thu bán vé tại Bắc Mỹ và hơn 50% thị trường thế giới hiện nay). Cao điểm trong các năm giữa thập niên 40 của thế kỷ 20, các xưởng phim ở Hollywood mỗi năm cho ra đời khoảng 400 bộ phim với lượng khán giả mỗi tuần khoảng 90 triệu người (so sánh với hiện nay, năm 2014 bán được 1.27 tỷ vé tại Bắc Mỹ, nghĩa là ~24 triệu vé một tuần; 32% dân số Bắc Mỹ và Canada không còn đi xem tại rạp phim nữa)
Mình cũng không hiểu được cách đánh giá doanh thu của những bộ phim ra sau này so với những bộ phim lúc trước là như thế nào.
Ví dụ: bộ Avatar công chiếu năm 2009, doanh thu là 2,78 tỷ USD. Còn Titanic năm 1997 doanh thu là 2,1 tỷ USD. Cứ lấy cái ví dụ trên mà so sánh:
_ 2,1 tỷ USD của TITANIC năm 1997 nếu xét về độ mất giá tiền thì nó sẽ là bao nhiêu ở năm 2009?
_ Năm 1997, số rạp chiếu phim không nhiều như năm 2009 đặc biệt là những nước kém và đang phát triển.
Mấy nhà sản xuất cứ mong rằng các phim sau này sẽ phá vỡ kỷ lục của Titanic nhưng mà họ chỉ nói về số tiền kiếm dc là bằng nhau, còn độ mất giá tiền thì ko nói đến.
Đây là yếu tố so sánh theo mình là thấy khập khiễng nhất.
100 USD năm 1990 = 184.81 USD của năm 2014. Từ đấy các bạn có thể ước lượng được 2,1 tỷ USD năm 1997 sẽ là bao nhiêu ở năm 2014.
có một khái niệm: chênh lệch tỷ giá.
Đây là top 10 phim có doanh thu lớn nhất có kể tới chênh lệch tỷ giá

Nhiều người nghĩ hiện tại phim ảnh kiếm được nhiều lợi nhuận (doanh thu) hơn ngày xưa? Điều này không đúng và với sự phát triển của nội dung số, nguồn thu trực tiếp của điện ảnh sẽ ngày càng giảm sút và chuyển dịch sang những nơi khác. Người ta sẽ càng ngày càng ít tới rạp chiếu phim đi, ít xem phim tại rạp, và ngày càng chán phim 3D.

Còn một số liệu khác luôn đánh giá chính xác về tầm phủ sóng của bộ phim, đó là số vé mà bộ phim bán được
Danh sách 10 phim bán được nhiều vé nhất tại Bắc Mỹ:

Thêm một số liệu để chúng ta dễ so sánh, năm 1939, dân số Hoa Kỳ là 132 triệu người, “Cuốn theo chiều gió” đã bán được 202 triệu vé. Năm 1977, dân số Hoa kỳ là 220 triệu người, Star wars bán được 178 triệu vé. Năm 1997, dân số Hoa Kỳ là 275 triệu, Titanic bán được 135 triệu vé (năm 2010 dân số Hoa Kỳ là 309 triệu). Người ta ngày càng ít xem phim ở rạp, nên kiếm tiền từ rạp chiếu là ngày càng khó. Vì vậy doanh thu lớn mà những bộ phim ngày nay thu được vẫn rất đáng để “tuyên dương” như những người đàn anh (tất nhiên mình đang nói doanh thu ở Bắc Mỹ)
Đối với doanh thu toàn cầu thì đó là câu truyện khác. Tại Trung Quốc, các rạp phim mọc lên như nấm sau mưa phục vụ nhu cầu điện ảnh của đất nước tỷ dân. Doanh thu một số bom tấn tại thị trường Trung Quốc đã sấp xỉ Bắc Mỹ, chẳng mấy chốc, với tốc độ gia tăng hai con số, thị trường rạp chiếu Trung Quốc sẽ vượt qua Bắc Mỹ (Hiện tại, năm 2014, tổng doanh thu Bắc Mỹ là 10.4 tỷ đô, Trung Quốc là 4.8 tỷ đô với tốc độ gia tăng 34%). Ngoài ra, các thị trường mới nổi khác cũng đang phát triển nhanh: Mỹ latinh (Brasil, Venezuela, Arghentina, Colombia…), Hàn Quốc, Đông Nam Á, bù lại cho những thị trường suy giảm như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Nga (thị trường các nước châu Âu đặc biệt là Nga chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chênh lệch tỷ giá). Dễ thấy hiện nay với xu hướng làm những phần tiếp theo (sequel) hay ăn theo (spin off), làm lại (remake), tái khởi động (reboot) những thương hiệu phim lớn, các hãng sẽ dễ dàng vượt qua con số 1 tỷ đô hơn (từ năm 2009 đổ lại, chỉ có 6 bộ phim thuộc CLB tỷ đô, nhưng sau 5 năm từ 2010->2015, số thành viên CLB tỷ đô đã lên tới 20, và từ giờ tới cuối năm 2015 sẽ có thể tiếp nhận thêm 4-5 thành viên mới – tất cả đều từ những thương hiệu cũ). Nên số liệu doanh thu toàn cầu sẽ ngày càng lớn, nên thực ra ít ý nghĩa khi so sánh với những bộ phim xưa.
Bàn vu vơ linh tinh:
Kỷ nguyên vàng của Holywood (Hollywood's Golden Age, hay Classical Hollywood cinema) là quãng thời gian từ 1930-1959, đã qua rất lâu và sẽ không bao giờ trở lại. Nó là nguồn gốc tài chính, định hình, tạo lập ra Holywood như hiện tại. Các bộ phim kinh điển ra đời làm tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá các tác phẩm điện ảnh. Lượng rạp phim gia tăng đáp ứng nhu cầu khổng lồ của khán giả. Các hãng lớn phát triển với nguồn thu cực kỳ lớn từ khán giả (hình thành khái niệm Big 6: MGM, Paramount, Universal, Columbia, RKO và Twentieth-Century Fox, 6 hãng phim lớn nhất - chiếm hơn 95% doanh thu bán vé tại Bắc Mỹ và hơn 50% thị trường thế giới hiện nay). Cao điểm trong các năm giữa thập niên 40 của thế kỷ 20, các xưởng phim ở Hollywood mỗi năm cho ra đời khoảng 400 bộ phim với lượng khán giả mỗi tuần khoảng 90 triệu người (so sánh với hiện nay, năm 2014 bán được 1.27 tỷ vé tại Bắc Mỹ, nghĩa là ~24 triệu vé một tuần; 32% dân số Bắc Mỹ và Canada không còn đi xem tại rạp phim nữa)
Chỉnh sửa lần cuối: