torune
Film critic
Sao Hỏa từ lâu đã xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại của cư dân trên Trái Đất. Nếu như ngày xưa, màu đỏ của nó là điềm báo không lành; thì ngày nay, người lại phát triện ra, nơi đây hội tụ nhiều yếu tố nuôi dưỡng sự sống.
Trái Đất màu xanh kia ngày càng chật chội, người ta bắt đầu những chuyến phiêu lưu ra không gian để tìm nơi cư trú mới trên tinh cầu màu đỏ. Bước sang thế kỷ 21, khi Internet bùng nổ, những câu chuyện về Sao Hỏa vẫn chưa đến hồi kết. Một lập trình viên tên Andy Weir đã đăng tải tập truyện 'The Martian' vào năm 2011, kể về một phi hành gia bị mắc kẹt trên sao Hỏa. Năm 2014, tác phẩm được nhà xuất bản Crown Publisihing mua lại để phát hành theo con đường chính thống; và, vào tháng 10 sắp tới, phiên bản điện ảnh của câu chuyện trên sẽ ra rạp.
Tạm gác qua những gì liên quan tới môn nghệ thuật thứ 7, khác với những tác phẩm khác, 'The Martian' bỗng dưng thu hút các chuyên gia NASA một cách lạ kỳ. Nguyên nhân nằm ở chỗ: câu chuyện kết hợp hai yếu tố 'thực' và 'hư' rất hợp lý. Nó đúng với những gì mà các phi hành gia tại NASA đã, đang và sẽ thực hiện. Đồng thời, cơ quan này đã chia sẻ thông tin về 9 công nghệ (trên phim) mà họ đang phát triển và sẽ sớm xuất hiện trong tương lai gần.
1. Nhà ở
Trong truyện, phi hành gia Watney dành nhiều thời gian sống trong 'the Hab' - một chiếc hộp khổng lồ đóng vai trò là nhà ở sau khi anh bị bỏ rơi trên Sao Hỏa. Đây là ý tưởng/ứng dụng tiền đề giúp các phi thành gia tồn tại lâu hơn trong môi trường khắc nghiệt.
Tại Trung tâm Không gian Johnson của NASA, điều tương tự đã và đang xảy ra. Theo tài liệu công bố vào tháng 6 năm ngoái, cơ quan này đang tiến hành dự án mang tên HERA (Human Exploration Research Analog).
HERA là một ngôi nhà thu nhỏ chứa đầy đủ các yếu tố môi trường giúp tự duy trì hệ sinh thái bên trong nó. Kiến trúc gồm 2 tầng, đầy đủ các khu vực dành cho hội họp, làm việc, vệ sinh và phòng chốt gió (airlock).
Hiện tại, trên Trái Đất, các đối tượng thí nghiệm đang thực hiện những tác vụ thông thường trong thời lượng có hạn: 14 ngày. Con số này dự kiến được nâng lên 60 ngày. Ngoài ra, họ còn tiến hành giả lập gửi/nhận tin đến các trạm không gian để giúp NASA nghiên cứu các yếu tố sức khỏe và hành vi trong những chuyến công tác xa Trái Đất.
2. Nông trại
Hiện tại, các phi hành gia trên trạm ISS không còn lo thiếu thức ăn vì các kiện hàng - từ Trái Đất nói chung và từ các nhà phân phối (vì mục đích quảng cáo) nói riêng - liên tục được gửi lên. Tuy nhiên, cuộc sống trên Sao Hỏa lại là một câu chuyện khác bởi tốc độ luân chuyển hàng nhanh nhất phải mất 9 tháng. Vì vậy, để đảm bảo việc sinh tồn trên Hành tinh Đỏ, nguồn thức ăn không thể bị gián đoạn, hay nói đúng hơn là họ phải tự trồng và duy trì nó.
Trong 'The Martian', Watney trồng khoai tây trước tiên. Còn trong hiện tại, rau xà lách đã xuất hiện... rất nhiều... trên ISS. Công nghệ mà NASA sử dụng có tên là Veggie. Sử dụng các tia sáng đỏ, lục và lam, Veggie giúp cây trồng nẩy chồi trong cái túi/gối chứa hạt giống và phân bón.
3. Nguồn nước
Theo nghiên cứu, tới thời điểm hiện tại, không có hồ, sông hay biển gì trên Sao Hỏa cả. Tiếp tục với câu chuyện ở trên, không thể mất 9 tháng để gửi nước từ Trái Đất sang. Do đó, phi hành gia trên Sao Hỏa phải tự mình tạo ra nguồn nước.
Trên ISS, người ta không từ bỏ bất kỳ một giọt mồ hôi, nước mắt, thậm chí... nước tiểu nào cả. Tất cả sẽ được đưa vào Hệ thống Phục hồi Nước (WRS), lọc sạch và cung cấp trở lại cho người dùng. Các phi hành gia từng nói rằng: "Cà phê hôm qua là cà phê của hôm nay".
Xử lý nước ngoài không gian tiếp tục đặt ra thử thách. Bởi chất lỏng, trong môi trường vô trọng lực, không phản ứng tương tự như trên Trái Đất. Các phi hành gia phải dùng máy ly tâm để làm nóng chất lỏng trước khi đưa chúng vào hệ thống lọc.
4. Khí Oxy
Chỗ ở, thức ăn, nước uống... tiếp theo là... khí oxy. Vấn đề này tỏ ra dễ dàng hơn bởi Sao Hỏa rât dồi dào oxy. Tuy nhiên, khí quyển trên đây không giống như trên Trái Đất. Trong truyện, Watney phải cùng 'máy tạo oxy', nhét đầy khí vào bình chứa rồi mới dám bước ra ngoài.
Ngoài đời thực, tại ISS các phi hành gia cũng sở hữu một hệ thống tương tự mang tên Hệ thống Tái tạo Oxy. Hệ thống này sẽ liên tục xử lý không khí trong tàu vũ trụ bằng quá trình điện phân, tách oxy trong nước ra rồi thả nó vào môi trường sinh hoạt chung. Trong khi đó, hydro bị tách ra sẽ được thải ra ngoài không gian hoặc chuyển sang Hệ thống Sabatier, kết hợp chất thải, qua xử lỷ và tạo thành nước.
5. Đồ bảo hộ
Địa thế của Sao Hỏa không chào đón con người. Nhiệt độ thì lạnh, không khí thì không thở được. Do đó, để khám phá nơi đây, người ta cần mang đồ bảo hộ. Trong truyện, Watney liên tục mặc đồ bảo hộ để khám phá Sao Hỏa, ngày qua ngày. Do đó, bộ giáp của anh rất linh hoạt, thoải mái, mềm mại và an toàn.
Trở lại với NASA, họ cũng đang làm điều tương tự: chế tạo một bộ đồ giúp người dùng di chuyển và cầm nắm. Z-2 và eXploration là hai mẫu đang được thử nghiệm. Mỗi chiếc sẽ hướng tới mục đích sử dụng khác nhau: khám phá không gian hoặc khám phá địa tầng. Thử thách của các nhà nghiên cứu là phải cân bằng tính dẻo (của vải sợi) và tính cứng (của composite) mà không phải đánh đổi cái nào cả.
Ngoài ra, bụi Sao Hỏa là một vấn đề cần quan tâm. Các mẫu đất lạ trên đây có thể làm rối loạn chức năng của hệ thống bên trong căn cứ của phi hành đoàn trong trường hợp họ vô tình mang chúng vào cứ điểm.
6. Rover
Một cuộc thám hiểm trên Sao Hỏa có thể dài hơn 1 năm bởi thời gian trên đây chậm hơn trên Trái Đất (1 ngày Sao Hỏa = 24 giờ 37 phút; 1 năm Sao Hỏa = 687 ngày). Và vì con người không thể đi xa các ngôi nhà chứa sự sống, họ sẽ chọn robot cho những cuộc thám hiểm.
Robot mà NASA đang thử nghiệm có tên MMSEV (Multo-Mission Space Exploration Vehicle). Không dừng lại ở đó, NASA muốn robot của họ nhanh và linh hoạt hơn để di chuyển trên thiên thạch, Sao Hỏa, các tiểu vệ tinh và những nhiệm vụ khác. Hiện tại, MMSEV có thể đo đạc, tính toán lối vào/ra và cung cấp lá chắn phóng xạ.
7. Lực đẩy Ion
Trong truyện, tàu Ares 3 sử dụng động cơ ion để duy chuyển ngoài vũ trụ với chặng đường hơn 280 triệu dặm.
Ngoài đời thực, lực đẩy ion không mới, nó được thực hiện bằng cách phóng điện vào khí hiếm như Argon hay Xenon, để đẩy các ion ra với tốc độ cao (khoảng 200.000 mph), giúp tàu vũ trụ chuyển động một cách rất nhẹ nhàng nhưng có thể giữ vận tốc này trong vài năm. Chưa hết, lực đẩy ion còn giúp các phi thuyền thay đổi quỹ đạo bay của mình.
Lực đẩy ion giúp tối ưu hóa mức sử dụng nhiên liệu của tàu vũ trụ. Ví dụ: chiếc Dawn Spacecraft của NASA. Nó đã dần lên tới vận tốc 25.000 mph trong suốt 5 năm và đến được 2 tiểu hành tinh: Ceres và Vesta.
8. Pin năng lượng mặt trời
Trên Sao Hỏa, không có trạm xăng, không có nhà máy điện, không có gió... Khi nhắc đến nguồn năng lượng cần thiết để duy trì các nhiệm vụ trên đây, người ta nghĩ ngay đến áng sáng mặt trời.
Ứng dụng này trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây. Trên trạm ISS, có 4 tấm pin mặt trời, giúp cung cấp từ 84 đến 120 kW điện - đủ cho 40 hộ gia đình xài. Dĩ nhiên, ISS không thể dùng hết chừng ấy năng lượng. Tuy nhiên, lượng điện dư được để dành cho các tình huống khẩn cấp. Đáng chú ý, những tấm pin này rất bền, chúng đã tồn tại từ năm 2000.
9. Máy phát điện RTG
Hơn 4 thập kỷ qua, NASA đã và đang sử dụng các máy phát điện đồng vị phóng xạ (RTG) để cung cấp năng lượng cho hơn 20 cuộc hành trình ra ngoài không gian, trong đó có chuyến đi mang tên Apollo.
Được ví như những 'cục pin không gian', RTG chuyển năng lượng phóng xạ từ sự phân rã của đồng vị Pluto 238 thành điện năng. Chiếc RTG của robot Curiosity (hiện đang ở trên Sao Hỏa) có thể tạo ra 110Wh, cao hơn một chút so với điện năng trung bình mà một bóng đèn (ở hộ gia đình) sử dụng.
Khác với trong truyện, tạo ra một máy phát điện cỡ lớn cho căn cứ điểm trên Sao Hỏa cực kỳ khó. Trước tiên phải đảm bảo phóng xạ không tiếp xúc với phi hành gia. Tiếp theo, phải tính tới môi trường trên Sao Hỏa, bởi, nơi đây chứa lượng phóng xạ lớn gấp nhiều lần.
Do đó, nguồn năng lượng trong tương lai dành cho các cứ điểm trên Sao Hỏa không chỉ đến từ một nguồn duy nhất, mà từ: RTG, pin mặt trời, pin hóa học và năng lượng phân rã của các nguyên tử khác.
Hành trình đến những vì sao
Đưa con người ra không gian là một việc nguy hiểm. NASA hiện đang lên kế hoạch đưa phi hành đoàn của mình lên Sao Hỏa trong năm 2030. Để thực hiện điều đó, họ còn phải tính đến kế sách đưa nhân sự của mình về lại đất mẹ. Theo lời của Scott Kelly - một phi hành gia trên ISS, "Vũ trụ rất khắc nghiệt". Chỉ một sai sót thôi sẽ lấy đi sự sống của người tham gia lẫn công sức của nhiều tổ chức góp vào.
Những công trình sẽ được cụ thể hóa một cách trực quan nhất trong phim 'The Martian', dự kiến ra rạp ngày 2/10/2015. Đây là thành quả mới nhất của Ridley Scott, đạo diễn của 'Prometheus' và 'Alien', với sự góp mặt của các diễn viên Kate Mara, Sebastian Stan, Matt Damon, Kristen Wiig...

Trái Đất màu xanh kia ngày càng chật chội, người ta bắt đầu những chuyến phiêu lưu ra không gian để tìm nơi cư trú mới trên tinh cầu màu đỏ. Bước sang thế kỷ 21, khi Internet bùng nổ, những câu chuyện về Sao Hỏa vẫn chưa đến hồi kết. Một lập trình viên tên Andy Weir đã đăng tải tập truyện 'The Martian' vào năm 2011, kể về một phi hành gia bị mắc kẹt trên sao Hỏa. Năm 2014, tác phẩm được nhà xuất bản Crown Publisihing mua lại để phát hành theo con đường chính thống; và, vào tháng 10 sắp tới, phiên bản điện ảnh của câu chuyện trên sẽ ra rạp.
Tạm gác qua những gì liên quan tới môn nghệ thuật thứ 7, khác với những tác phẩm khác, 'The Martian' bỗng dưng thu hút các chuyên gia NASA một cách lạ kỳ. Nguyên nhân nằm ở chỗ: câu chuyện kết hợp hai yếu tố 'thực' và 'hư' rất hợp lý. Nó đúng với những gì mà các phi hành gia tại NASA đã, đang và sẽ thực hiện. Đồng thời, cơ quan này đã chia sẻ thông tin về 9 công nghệ (trên phim) mà họ đang phát triển và sẽ sớm xuất hiện trong tương lai gần.
1. Nhà ở
Trong truyện, phi hành gia Watney dành nhiều thời gian sống trong 'the Hab' - một chiếc hộp khổng lồ đóng vai trò là nhà ở sau khi anh bị bỏ rơi trên Sao Hỏa. Đây là ý tưởng/ứng dụng tiền đề giúp các phi thành gia tồn tại lâu hơn trong môi trường khắc nghiệt.
![]() |
![]() |
Hình ảnh một cứ điểm trên Sao Hỏa: trong phim (trái) và ngoài đời (phải)
Tại Trung tâm Không gian Johnson của NASA, điều tương tự đã và đang xảy ra. Theo tài liệu công bố vào tháng 6 năm ngoái, cơ quan này đang tiến hành dự án mang tên HERA (Human Exploration Research Analog).
HERA là một ngôi nhà thu nhỏ chứa đầy đủ các yếu tố môi trường giúp tự duy trì hệ sinh thái bên trong nó. Kiến trúc gồm 2 tầng, đầy đủ các khu vực dành cho hội họp, làm việc, vệ sinh và phòng chốt gió (airlock).
Hiện tại, trên Trái Đất, các đối tượng thí nghiệm đang thực hiện những tác vụ thông thường trong thời lượng có hạn: 14 ngày. Con số này dự kiến được nâng lên 60 ngày. Ngoài ra, họ còn tiến hành giả lập gửi/nhận tin đến các trạm không gian để giúp NASA nghiên cứu các yếu tố sức khỏe và hành vi trong những chuyến công tác xa Trái Đất.
2. Nông trại
Hiện tại, các phi hành gia trên trạm ISS không còn lo thiếu thức ăn vì các kiện hàng - từ Trái Đất nói chung và từ các nhà phân phối (vì mục đích quảng cáo) nói riêng - liên tục được gửi lên. Tuy nhiên, cuộc sống trên Sao Hỏa lại là một câu chuyện khác bởi tốc độ luân chuyển hàng nhanh nhất phải mất 9 tháng. Vì vậy, để đảm bảo việc sinh tồn trên Hành tinh Đỏ, nguồn thức ăn không thể bị gián đoạn, hay nói đúng hơn là họ phải tự trồng và duy trì nó.
Trong 'The Martian', Watney trồng khoai tây trước tiên. Còn trong hiện tại, rau xà lách đã xuất hiện... rất nhiều... trên ISS. Công nghệ mà NASA sử dụng có tên là Veggie. Sử dụng các tia sáng đỏ, lục và lam, Veggie giúp cây trồng nẩy chồi trong cái túi/gối chứa hạt giống và phân bón.
![]() |
![]() |
Trái: Cây trồng trên Sao Hỏa theo như phim. Phải: cây trồng trong trạm ISS.
3. Nguồn nước
Theo nghiên cứu, tới thời điểm hiện tại, không có hồ, sông hay biển gì trên Sao Hỏa cả. Tiếp tục với câu chuyện ở trên, không thể mất 9 tháng để gửi nước từ Trái Đất sang. Do đó, phi hành gia trên Sao Hỏa phải tự mình tạo ra nguồn nước.
Trên ISS, người ta không từ bỏ bất kỳ một giọt mồ hôi, nước mắt, thậm chí... nước tiểu nào cả. Tất cả sẽ được đưa vào Hệ thống Phục hồi Nước (WRS), lọc sạch và cung cấp trở lại cho người dùng. Các phi hành gia từng nói rằng: "Cà phê hôm qua là cà phê của hôm nay".
Xử lý nước ngoài không gian tiếp tục đặt ra thử thách. Bởi chất lỏng, trong môi trường vô trọng lực, không phản ứng tương tự như trên Trái Đất. Các phi hành gia phải dùng máy ly tâm để làm nóng chất lỏng trước khi đưa chúng vào hệ thống lọc.
[video=youtube;nPUvzn3CTQc]https://www.youtube.com/watch?v=nPUvzn3CTQc[/video]
Cách người ta đi tắm tại ISS
Cách người ta đi tắm tại ISS
4. Khí Oxy
Chỗ ở, thức ăn, nước uống... tiếp theo là... khí oxy. Vấn đề này tỏ ra dễ dàng hơn bởi Sao Hỏa rât dồi dào oxy. Tuy nhiên, khí quyển trên đây không giống như trên Trái Đất. Trong truyện, Watney phải cùng 'máy tạo oxy', nhét đầy khí vào bình chứa rồi mới dám bước ra ngoài.
Ngoài đời thực, tại ISS các phi hành gia cũng sở hữu một hệ thống tương tự mang tên Hệ thống Tái tạo Oxy. Hệ thống này sẽ liên tục xử lý không khí trong tàu vũ trụ bằng quá trình điện phân, tách oxy trong nước ra rồi thả nó vào môi trường sinh hoạt chung. Trong khi đó, hydro bị tách ra sẽ được thải ra ngoài không gian hoặc chuyển sang Hệ thống Sabatier, kết hợp chất thải, qua xử lỷ và tạo thành nước.
5. Đồ bảo hộ
Địa thế của Sao Hỏa không chào đón con người. Nhiệt độ thì lạnh, không khí thì không thở được. Do đó, để khám phá nơi đây, người ta cần mang đồ bảo hộ. Trong truyện, Watney liên tục mặc đồ bảo hộ để khám phá Sao Hỏa, ngày qua ngày. Do đó, bộ giáp của anh rất linh hoạt, thoải mái, mềm mại và an toàn.
![]() |
![]() |
Đồ bảo hộ trong phim (trái) và ảnh tạo hình (phải) của mẫu áo Z-2 do NASA công bố
Trở lại với NASA, họ cũng đang làm điều tương tự: chế tạo một bộ đồ giúp người dùng di chuyển và cầm nắm. Z-2 và eXploration là hai mẫu đang được thử nghiệm. Mỗi chiếc sẽ hướng tới mục đích sử dụng khác nhau: khám phá không gian hoặc khám phá địa tầng. Thử thách của các nhà nghiên cứu là phải cân bằng tính dẻo (của vải sợi) và tính cứng (của composite) mà không phải đánh đổi cái nào cả.
Ngoài ra, bụi Sao Hỏa là một vấn đề cần quan tâm. Các mẫu đất lạ trên đây có thể làm rối loạn chức năng của hệ thống bên trong căn cứ của phi hành đoàn trong trường hợp họ vô tình mang chúng vào cứ điểm.
6. Rover
![]() |
![]() |
Rover - robot thám hiểm - trong phim (trái) và ngoài đời (phải)
Một cuộc thám hiểm trên Sao Hỏa có thể dài hơn 1 năm bởi thời gian trên đây chậm hơn trên Trái Đất (1 ngày Sao Hỏa = 24 giờ 37 phút; 1 năm Sao Hỏa = 687 ngày). Và vì con người không thể đi xa các ngôi nhà chứa sự sống, họ sẽ chọn robot cho những cuộc thám hiểm.
Robot mà NASA đang thử nghiệm có tên MMSEV (Multo-Mission Space Exploration Vehicle). Không dừng lại ở đó, NASA muốn robot của họ nhanh và linh hoạt hơn để di chuyển trên thiên thạch, Sao Hỏa, các tiểu vệ tinh và những nhiệm vụ khác. Hiện tại, MMSEV có thể đo đạc, tính toán lối vào/ra và cung cấp lá chắn phóng xạ.
[video=youtube;-BpXzBzKfPw]https://www.youtube.com/watch?v=-BpXzBzKfPw[/video]
MMSEV trên đường phố
MMSEV trên đường phố
7. Lực đẩy Ion
Trong truyện, tàu Ares 3 sử dụng động cơ ion để duy chuyển ngoài vũ trụ với chặng đường hơn 280 triệu dặm.
Ngoài đời thực, lực đẩy ion không mới, nó được thực hiện bằng cách phóng điện vào khí hiếm như Argon hay Xenon, để đẩy các ion ra với tốc độ cao (khoảng 200.000 mph), giúp tàu vũ trụ chuyển động một cách rất nhẹ nhàng nhưng có thể giữ vận tốc này trong vài năm. Chưa hết, lực đẩy ion còn giúp các phi thuyền thay đổi quỹ đạo bay của mình.
Lực đẩy ion giúp tối ưu hóa mức sử dụng nhiên liệu của tàu vũ trụ. Ví dụ: chiếc Dawn Spacecraft của NASA. Nó đã dần lên tới vận tốc 25.000 mph trong suốt 5 năm và đến được 2 tiểu hành tinh: Ceres và Vesta.
![]() |
Động cơ ion thường xuyên xuất hiện trong các phim sci-fi
8. Pin năng lượng mặt trời
Trên Sao Hỏa, không có trạm xăng, không có nhà máy điện, không có gió... Khi nhắc đến nguồn năng lượng cần thiết để duy trì các nhiệm vụ trên đây, người ta nghĩ ngay đến áng sáng mặt trời.
Ứng dụng này trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây. Trên trạm ISS, có 4 tấm pin mặt trời, giúp cung cấp từ 84 đến 120 kW điện - đủ cho 40 hộ gia đình xài. Dĩ nhiên, ISS không thể dùng hết chừng ấy năng lượng. Tuy nhiên, lượng điện dư được để dành cho các tình huống khẩn cấp. Đáng chú ý, những tấm pin này rất bền, chúng đã tồn tại từ năm 2000.
![]() |
Những tấm pin mặt trời trên ISS
9. Máy phát điện RTG
Hơn 4 thập kỷ qua, NASA đã và đang sử dụng các máy phát điện đồng vị phóng xạ (RTG) để cung cấp năng lượng cho hơn 20 cuộc hành trình ra ngoài không gian, trong đó có chuyến đi mang tên Apollo.
Được ví như những 'cục pin không gian', RTG chuyển năng lượng phóng xạ từ sự phân rã của đồng vị Pluto 238 thành điện năng. Chiếc RTG của robot Curiosity (hiện đang ở trên Sao Hỏa) có thể tạo ra 110Wh, cao hơn một chút so với điện năng trung bình mà một bóng đèn (ở hộ gia đình) sử dụng.
Khác với trong truyện, tạo ra một máy phát điện cỡ lớn cho căn cứ điểm trên Sao Hỏa cực kỳ khó. Trước tiên phải đảm bảo phóng xạ không tiếp xúc với phi hành gia. Tiếp theo, phải tính tới môi trường trên Sao Hỏa, bởi, nơi đây chứa lượng phóng xạ lớn gấp nhiều lần.
Do đó, nguồn năng lượng trong tương lai dành cho các cứ điểm trên Sao Hỏa không chỉ đến từ một nguồn duy nhất, mà từ: RTG, pin mặt trời, pin hóa học và năng lượng phân rã của các nguyên tử khác.
![]() |
Hành trình đến những vì sao
Đưa con người ra không gian là một việc nguy hiểm. NASA hiện đang lên kế hoạch đưa phi hành đoàn của mình lên Sao Hỏa trong năm 2030. Để thực hiện điều đó, họ còn phải tính đến kế sách đưa nhân sự của mình về lại đất mẹ. Theo lời của Scott Kelly - một phi hành gia trên ISS, "Vũ trụ rất khắc nghiệt". Chỉ một sai sót thôi sẽ lấy đi sự sống của người tham gia lẫn công sức của nhiều tổ chức góp vào.
Những công trình sẽ được cụ thể hóa một cách trực quan nhất trong phim 'The Martian', dự kiến ra rạp ngày 2/10/2015. Đây là thành quả mới nhất của Ridley Scott, đạo diễn của 'Prometheus' và 'Alien', với sự góp mặt của các diễn viên Kate Mara, Sebastian Stan, Matt Damon, Kristen Wiig...
Theo engadget, NASA
Chỉnh sửa lần cuối: