bjemtj
Super Moderators
Dù đang dùng Android hay iOS thì hiện đang có vô cùng nhiều ứng dụng trong tầm tay của bạn. Vì vậy trên thực tế muốn tìm một ứng dụng tốt quả là một thử thách.
Với mỗi công cụ hay bàn phím thông minh thì có đến hàng tá ứng dụng của các đối tác khác nhau, nên việc lọc được “ngọc trong đá" không phải luôn luôn dễ dàng.
Đó là giả sử như bạn đã biết thứ mình muốn tìm, nhưng với một lượng lớn ứng dụng liên quan thì cơ may cũng có ứng dụng khác sẽ làm bạn thích thú thậm chí bạn chưa từng nghĩ đến.
Với ý tưởng đó, bài viết này mang đến cho bạn 9 lời khuyên hàng đầu để giải quyết tất cả những vấn đề đó và làm cho việc tìm kiếm ứng dụng tốt nhất cho bạn trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể chỉ dành ít thời gian tìm kiếm nhưng lại hữu ích hơn.
1. Xem những ứng dụng được đề xuất
Nếu bạn đang dùng Android và đang muốn lựa chọn một bộ ứng dụng đầu tiên cho mình thì bạn nên chọn theo đề xuất của Google. Trong trang chủ của mục “Ứng dụng và Trò chơi” (Apps & Games) bạn sẽ tìm thấy những ứng dụng được đề xuất, trên nhiều chuyên mục khác nhau.
Những đề xuất này dựa trên những ứng dụng mà nhiều người có cùng bộ ứng dụng giống bạn, cũng như những ứng dụng mà bạn trên Google+ của bạn đã thích. Cũng tương tự như vậy với các ứng dụng mà bạn đã tải về và những ứng dụng hợp sở thích bạn bè của bạn cũng được đề xuất với mong muốn bạn sẽ nhận được những đề xuất tốt hơn.
Trên iOS cũng tương tự như Android với mục “Trò chơi có thể bạn thích” (Games You Might Like) ở dưới dùng của màn hình “Featured”. Mục này cũng dựa trên lịch sử mua ứng dụng của bạn, vậy nên những game được đề xuất sẽ tốt hơn với bạn.
2. Xem những ứng dụng mà người khác cũng tải về
Nếu có một ứng dụng mà bạn rất thích hay thích ý tưởng của ứng dụng và muốn tìm những ứng dụng tương tự, cách tốt nhất đó là xem những ứng dụng mà người khác đã tải về.
Trên Google Play bạn có thể làm điều này bằng cách kéo xuống dưới cùng của danh sách ứng dụng trong cửa hàng, bạn sẽ tìm thấy phần “Người dùng cũng cài đặt” (users also installed). Thay vì lựa chọn ngẫu nhiên các ứng dụng, những đề xuất có xu hướng là những ứng dụng tương tự thể loại ứng dụng mà bạn đang xem, vì vậy mục này chỉ hiển thị những ứng dụng liên quan.
Một hệ thống tương tự cũng tồn tại trên iOS. Chỉ cần chạm vào tab “Liên quan” (Related) của ứng dụng mà bạn đang xem và bạn sẽ thấy được danh sách những gì mà người dùng khác cũng đã mua. Bằng cách làm này, bạn chủ yếu đã để người khác tìm kiếm ứng dụng cho mình.
3. Tìm ứng dụng giống với sở thích của bạn
Cũng như việc cho bạn thấy những ứng dụng mà người khác đã mua, trên cả Google Play và App Store đều làm nổi bật những ứng dụng mà họ tin rằng nó giống với những gì mà bạn đang tìm kiếm.
Vậy nên nếu bạn đang ở trang ứng dụng mà bạn thích hãy kéo xuống dưới phần “Tương tự” (Similar apps) trên Google Play. Hoặc bấm vào nút “Liên quan” (Related) ở đầu ứng dụng trên App Store.
Kết quả sẽ tương tự như cách xem trang những gì mà người khác cũng đã tải về, nhưng chắc chắn sẽ có điều gì đó khác biệt, vậy nên cũng đáng để kiểm tra cả hai mục.
4. Chú ý đến các đánh giá và điểm số của ứng dụng
Ý kiến của một người có thể không có nhiều ý nghĩa, nhưng khi hàng ngàn người đánh giá và cho điểm ứng dụng thì nó có thể bắt đầu xây dựng nên một bức tranh gần như chính xác về bất kì điểm mạnh nào của ứng dụng.
Nhìn lướt qua điểm số trung bình của ứng dụng trên Google Play hay App Store có thể cho biết liệu ứng dụng có đáng để bạn chú ý đến hay không – với những ứng dụng ít hơn 3 sao thì câu trả lời có lẽ là không.
Bạn cũng nên xem có bao nhiều người đã đánh giá ứng dụng này. Nếu ứng dụng mới chỉ có một lượng ít người đánh giá, trong trường hợp này có lẽ điểm trung bình hơi ít chính xác.
Nếu bạn muốn đào sâu hơn thì cũng nên đọc một vài nhận xét. Xem ở cả đánh giá tiêu cực và tích cực để biết những gì mà mọi người thích và không thích ở ứng dụng này, vậy bạn sẽ có một phán đoán với nhiều thông tin hơn về việc nó có phù hợp với mình hay không.
5. Xem những ứng dụng mà nhà phát triển đó đã làm
Nếu bạn thích một ứng dụng từ nhà phát triển này thì cũng có thể bạn sẽ thích ứng dụng khác mà họ đã làm. Trong một số trường hợp nhiều ứng dụng sẽ đưa đến một ứng dụng khác. Ví dụ, để tận dụng tối đa ứng dụng Facebook, bạn cũng sẽ cần đến ứng dụng Messenger.
Nếu bạn đang tìm những ứng dụng hoàn toàn mới hay chỉ cần những ứng dụng hợp sở thích cũ, thì xem lướt những dịch vụ khác của nhà phát triển luôn luôn hữu ích.
Trên cả Android và iOS bạn có thể làm điều này bằng cách kéo xuống gần phía dưới trang ứng dụng và vào mục “Ứng dụng của nhà phát triển” (Developer Apps) trên iOS hoặc “Xem thêm…” (More by…) trên Android.
6. Chắc chắn rằng ứng dụng đang được hỗ trợ
Bạn muốn một ứng dụng đáng tin cậy, điều này có nghĩa rằng bạn muốn một ứng dụng đang được hỗ trợ và được cập nhật thường xuyên.
Ở cả Google Play và App Store đều cho bạn biết ứng dụng được cập nhật gần nhất khi nào và gần như chắc chắn rằng một bản cập nhật mới hơn sẽ tốt hơn bản cũ. Nếu nó đã cập nhật được một vài tháng thì cũng không hẳn là vấn đề lớn, đặc biệt nếu đó là ứng dụng không có khả năng thay đổi nhiều.
Nhưng nếu ứng dụng đã không cập nhật trong vài năm cho thấy các nhà phát triển đã từ bỏ nó, có nghĩa rằng gần như nó không có gì tốt hơn kể từ lần cuối cập nhật và nếu bạn gặp bất kì lỗi nào thì ứng dụng cũng chẳng được cập nhật để giúp bạn. Vậy nên đừng để mình phải đau đầu vì lỗi và hãy chọn những ứng dụng đang nhận được “tình yêu” từ nhà phát triển.
7. Ứng dụng nổi bật
Cả Apple và Google đều làm hết sức để làm nổi bật các ứng dụng mới và thú vị. Trên Android chủ yếu sẽ có dạng “Lựa chọn của biên tập viên” (Editors' Choice), đây là danh sách các ứng dụng và trò chơi mà nhóm Google Play đặc biệt khuyên dùng.
iOS cũng có mục “Lựa chọn của biên tập viên” (Editors' Choice), hiển thị bộ sưu tập được cập nhật và thay đổi liên tục với nhiều chuyên mục khác nhau.
Không có bất ký ứng dụng nào trong danh sách này cá nhân hóa hướng tới bạn nên có lẽ danh sách này không hoàn toàn hấp dẫn, nhưng có một điều chắc chắn rằng những ứng dụng này có chất lượng khá cao, nên bạn không cần phải lo lắng về vấn đề tải về ứng dụng lỗi.
8. Lọc và duyệt
Bạn có thể không biết mình muốn ứng dụng nào nhưng ít nhất bạn cũng biết được mình đang quan tâm đến loại ứng dụng nào, trong trường hợp này bạn có thể lọc ứng dụng theo các danh mục (Category) trên cả hai cửa hàng ứng dụng.
Sau đó có thể vào sâu hơn tới các danh mục phụ, các đề xuất và bộ sưu tập ứng dụng hay đơn giản chỉ đến bảng xếp hạng để xem các ứng dụng đang phổ biến nhất.
Có thể mất khá nhiều thời gian nếu tìm theo cách này, nhưng bạn có thể tìm được những ứng dụng mà những lời khuyên trước không thể tìm cho bạn, đấy là những ứng dụng không được làm nổi bật trên cửa hàng hay được bạn bè tải về. Trong nhiều trường hợp thì điều này có nghĩa rằng ứng dụng không mấy hữu dụng, nhưng cũng có rất nhiều “ngọc thô” mà đôi khi cách duy nhất để tìm thấy là đào sâu vào từng danh mục.
9. Sáng tạo với từ khóa tìm kiếm
Vẫn không tìm thấy những ứng dụng đáng tin cậy? Vậy bạn nên dùng một vài cách sáng tạo trong câu từ tìm kiếm.
Nếu bạn biết mình muốn tìm những ứng dụng truyền thông xã hội mới, có lẽ hầu hết đều tìm với cụm “social media”, nhưng “social”, “social network” và “messenging” sẽ cho ra kết quả hơi ngoài mong muốn. Tốt hơn hãy suy nghĩ thoáng một chút và tìm với những từ như “friends”, “groups” hay “community”.
Suy nghĩ sáng tạo trong tìm kiếm có thể đưa ra những gợi ý ứng dụng hơi khác so với bạn nghĩ, nhưng đôi khi đó lại là ứng dụng mà bạn cần.
Với mỗi công cụ hay bàn phím thông minh thì có đến hàng tá ứng dụng của các đối tác khác nhau, nên việc lọc được “ngọc trong đá" không phải luôn luôn dễ dàng.
Đó là giả sử như bạn đã biết thứ mình muốn tìm, nhưng với một lượng lớn ứng dụng liên quan thì cơ may cũng có ứng dụng khác sẽ làm bạn thích thú thậm chí bạn chưa từng nghĩ đến.
Với ý tưởng đó, bài viết này mang đến cho bạn 9 lời khuyên hàng đầu để giải quyết tất cả những vấn đề đó và làm cho việc tìm kiếm ứng dụng tốt nhất cho bạn trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể chỉ dành ít thời gian tìm kiếm nhưng lại hữu ích hơn.
1. Xem những ứng dụng được đề xuất
Nếu bạn đang dùng Android và đang muốn lựa chọn một bộ ứng dụng đầu tiên cho mình thì bạn nên chọn theo đề xuất của Google. Trong trang chủ của mục “Ứng dụng và Trò chơi” (Apps & Games) bạn sẽ tìm thấy những ứng dụng được đề xuất, trên nhiều chuyên mục khác nhau.
Những đề xuất này dựa trên những ứng dụng mà nhiều người có cùng bộ ứng dụng giống bạn, cũng như những ứng dụng mà bạn trên Google+ của bạn đã thích. Cũng tương tự như vậy với các ứng dụng mà bạn đã tải về và những ứng dụng hợp sở thích bạn bè của bạn cũng được đề xuất với mong muốn bạn sẽ nhận được những đề xuất tốt hơn.
Trên iOS cũng tương tự như Android với mục “Trò chơi có thể bạn thích” (Games You Might Like) ở dưới dùng của màn hình “Featured”. Mục này cũng dựa trên lịch sử mua ứng dụng của bạn, vậy nên những game được đề xuất sẽ tốt hơn với bạn.
2. Xem những ứng dụng mà người khác cũng tải về
Nếu có một ứng dụng mà bạn rất thích hay thích ý tưởng của ứng dụng và muốn tìm những ứng dụng tương tự, cách tốt nhất đó là xem những ứng dụng mà người khác đã tải về.
Trên Google Play bạn có thể làm điều này bằng cách kéo xuống dưới cùng của danh sách ứng dụng trong cửa hàng, bạn sẽ tìm thấy phần “Người dùng cũng cài đặt” (users also installed). Thay vì lựa chọn ngẫu nhiên các ứng dụng, những đề xuất có xu hướng là những ứng dụng tương tự thể loại ứng dụng mà bạn đang xem, vì vậy mục này chỉ hiển thị những ứng dụng liên quan.
Một hệ thống tương tự cũng tồn tại trên iOS. Chỉ cần chạm vào tab “Liên quan” (Related) của ứng dụng mà bạn đang xem và bạn sẽ thấy được danh sách những gì mà người dùng khác cũng đã mua. Bằng cách làm này, bạn chủ yếu đã để người khác tìm kiếm ứng dụng cho mình.
3. Tìm ứng dụng giống với sở thích của bạn
Cũng như việc cho bạn thấy những ứng dụng mà người khác đã mua, trên cả Google Play và App Store đều làm nổi bật những ứng dụng mà họ tin rằng nó giống với những gì mà bạn đang tìm kiếm.
Vậy nên nếu bạn đang ở trang ứng dụng mà bạn thích hãy kéo xuống dưới phần “Tương tự” (Similar apps) trên Google Play. Hoặc bấm vào nút “Liên quan” (Related) ở đầu ứng dụng trên App Store.
Kết quả sẽ tương tự như cách xem trang những gì mà người khác cũng đã tải về, nhưng chắc chắn sẽ có điều gì đó khác biệt, vậy nên cũng đáng để kiểm tra cả hai mục.
4. Chú ý đến các đánh giá và điểm số của ứng dụng
Ý kiến của một người có thể không có nhiều ý nghĩa, nhưng khi hàng ngàn người đánh giá và cho điểm ứng dụng thì nó có thể bắt đầu xây dựng nên một bức tranh gần như chính xác về bất kì điểm mạnh nào của ứng dụng.
Nhìn lướt qua điểm số trung bình của ứng dụng trên Google Play hay App Store có thể cho biết liệu ứng dụng có đáng để bạn chú ý đến hay không – với những ứng dụng ít hơn 3 sao thì câu trả lời có lẽ là không.
Bạn cũng nên xem có bao nhiều người đã đánh giá ứng dụng này. Nếu ứng dụng mới chỉ có một lượng ít người đánh giá, trong trường hợp này có lẽ điểm trung bình hơi ít chính xác.
Nếu bạn muốn đào sâu hơn thì cũng nên đọc một vài nhận xét. Xem ở cả đánh giá tiêu cực và tích cực để biết những gì mà mọi người thích và không thích ở ứng dụng này, vậy bạn sẽ có một phán đoán với nhiều thông tin hơn về việc nó có phù hợp với mình hay không.
5. Xem những ứng dụng mà nhà phát triển đó đã làm
Nếu bạn thích một ứng dụng từ nhà phát triển này thì cũng có thể bạn sẽ thích ứng dụng khác mà họ đã làm. Trong một số trường hợp nhiều ứng dụng sẽ đưa đến một ứng dụng khác. Ví dụ, để tận dụng tối đa ứng dụng Facebook, bạn cũng sẽ cần đến ứng dụng Messenger.
Nếu bạn đang tìm những ứng dụng hoàn toàn mới hay chỉ cần những ứng dụng hợp sở thích cũ, thì xem lướt những dịch vụ khác của nhà phát triển luôn luôn hữu ích.
Trên cả Android và iOS bạn có thể làm điều này bằng cách kéo xuống gần phía dưới trang ứng dụng và vào mục “Ứng dụng của nhà phát triển” (Developer Apps) trên iOS hoặc “Xem thêm…” (More by…) trên Android.
6. Chắc chắn rằng ứng dụng đang được hỗ trợ
Bạn muốn một ứng dụng đáng tin cậy, điều này có nghĩa rằng bạn muốn một ứng dụng đang được hỗ trợ và được cập nhật thường xuyên.
Ở cả Google Play và App Store đều cho bạn biết ứng dụng được cập nhật gần nhất khi nào và gần như chắc chắn rằng một bản cập nhật mới hơn sẽ tốt hơn bản cũ. Nếu nó đã cập nhật được một vài tháng thì cũng không hẳn là vấn đề lớn, đặc biệt nếu đó là ứng dụng không có khả năng thay đổi nhiều.
Nhưng nếu ứng dụng đã không cập nhật trong vài năm cho thấy các nhà phát triển đã từ bỏ nó, có nghĩa rằng gần như nó không có gì tốt hơn kể từ lần cuối cập nhật và nếu bạn gặp bất kì lỗi nào thì ứng dụng cũng chẳng được cập nhật để giúp bạn. Vậy nên đừng để mình phải đau đầu vì lỗi và hãy chọn những ứng dụng đang nhận được “tình yêu” từ nhà phát triển.
7. Ứng dụng nổi bật
Cả Apple và Google đều làm hết sức để làm nổi bật các ứng dụng mới và thú vị. Trên Android chủ yếu sẽ có dạng “Lựa chọn của biên tập viên” (Editors' Choice), đây là danh sách các ứng dụng và trò chơi mà nhóm Google Play đặc biệt khuyên dùng.
iOS cũng có mục “Lựa chọn của biên tập viên” (Editors' Choice), hiển thị bộ sưu tập được cập nhật và thay đổi liên tục với nhiều chuyên mục khác nhau.
Không có bất ký ứng dụng nào trong danh sách này cá nhân hóa hướng tới bạn nên có lẽ danh sách này không hoàn toàn hấp dẫn, nhưng có một điều chắc chắn rằng những ứng dụng này có chất lượng khá cao, nên bạn không cần phải lo lắng về vấn đề tải về ứng dụng lỗi.
8. Lọc và duyệt
Bạn có thể không biết mình muốn ứng dụng nào nhưng ít nhất bạn cũng biết được mình đang quan tâm đến loại ứng dụng nào, trong trường hợp này bạn có thể lọc ứng dụng theo các danh mục (Category) trên cả hai cửa hàng ứng dụng.
Sau đó có thể vào sâu hơn tới các danh mục phụ, các đề xuất và bộ sưu tập ứng dụng hay đơn giản chỉ đến bảng xếp hạng để xem các ứng dụng đang phổ biến nhất.
Có thể mất khá nhiều thời gian nếu tìm theo cách này, nhưng bạn có thể tìm được những ứng dụng mà những lời khuyên trước không thể tìm cho bạn, đấy là những ứng dụng không được làm nổi bật trên cửa hàng hay được bạn bè tải về. Trong nhiều trường hợp thì điều này có nghĩa rằng ứng dụng không mấy hữu dụng, nhưng cũng có rất nhiều “ngọc thô” mà đôi khi cách duy nhất để tìm thấy là đào sâu vào từng danh mục.
9. Sáng tạo với từ khóa tìm kiếm
Vẫn không tìm thấy những ứng dụng đáng tin cậy? Vậy bạn nên dùng một vài cách sáng tạo trong câu từ tìm kiếm.
Nếu bạn biết mình muốn tìm những ứng dụng truyền thông xã hội mới, có lẽ hầu hết đều tìm với cụm “social media”, nhưng “social”, “social network” và “messenging” sẽ cho ra kết quả hơi ngoài mong muốn. Tốt hơn hãy suy nghĩ thoáng một chút và tìm với những từ như “friends”, “groups” hay “community”.
Suy nghĩ sáng tạo trong tìm kiếm có thể đưa ra những gợi ý ứng dụng hơi khác so với bạn nghĩ, nhưng đôi khi đó lại là ứng dụng mà bạn cần.
Theo TechRadar