conghieu1978
Moderator
Nguồn: 80 giáo viên bị tước biên chế: Bất chấp đạo lý và công lý
Đầy rẫy những câu chuyện bi hài đến khó tin. Lãnh đạo huyện nhận giáo viên vào biên chế để ăn tiền “chạy chọt”, ấn xuống bắt các trường nhận. Khấu lương nhà nước, khấu ngân sách của trường, lớp để trả lương cho người thừa đó. Không có việc cho thầy cô làm thì bắt họ… phụ trách đánh trống. Nhiều thầy cô sau quá trình tâm huyết được đào tạo sư phạm, lúc đó bỏ cả núi tiền ra để “chạy” xong, bị điều xuống làm nhân viên dinh dưỡng. Cứ nhận nhiều, nhận tiền “chạy chọt” xong, thời gian sau lại thải, lại có suất “tuyển dụng” mới. Thừa thì lại đuổi bớt, dành cho người mới các chỗ đẹp rồi chuyển vùng các nhà giáo kỳ cựu lên vùng khó khăn…
Các giáo viên thuộc diện bị hủy biên chế trong buổi làm việc với lãnh đạo huyện Yên BìnhChắc không ai có thể tin nổi những chuyện như thế lại xảy ra ngay giữa thanh thiên bạch nhật này. 80 giáo viên ở huyện Yên Bình (Yên Bái) bỗng dưng bị đuổi khỏi ngành với lý do rất lãng xẹt. 80 giáo viên bị đuổi đồng nghĩa với 80 gia đình rơi vào cảnh khốn khó, nợ nần chồng chất.
Họ ngỡ ngàng. Bức xúc. Đau khổ. Nhiều trong số đó không ngần ngại công bố chuyện “chạy” ai, “chạy” như thế nào, bao nhiêu tiền để có suất công chức. Đổi lại của suất “chạy chọt” 40-50 triệu đồng, họ nhận lại mức lương chưa đến 1 triệu đồng mỗi tháng. Họ cũng hiểu rằng, họ bị đuổi khỏi ngành vì số biên chế giáo viên của huyện quá nhiều so với chỉ tiêu được phép. Đuổi họ đi là cách “sửa sai” của lãnh đạo huyện.
Liệu trong số tất cả các giáo viên khác, những ai là người phải “chạy” thì mới có suất đứng trên bục giảng? Nếu không có sự việc bị đuổi khỏi ngành, hẳn không ai trong số họ dám đứng ra tố cáo tiêu cực của lãnh đạo huyện này.
Một bi kịch đầy nước mắt và sự trớ trêu. Bán trâu, bán ruộng, vay mượn chạy vạy để có vài chục triệu đồng “chạy” việc. Có việc rồi, nhận mức lương còm cõi, chẳng biết đến ngày nào trả được nợ. Thôi thì cứ đổi lấy cái sự ổn định. Thế đã là may lắm rồi.
Nhưng đùng một cái, quyết định bị đuổi khỏi ngành như tiếng sét trời giáng. Có học hành tử tế, có tâm huyết với nghề, mong muốn sống với nghề. Nhưng vì “cái cơ chế nó thế”, những giáo viên tự biến mình thành người phạm tội: hối lộ. Hối lộ để có việc làm, để được theo đuổi ước mơ đứng trên bục giảng.
Giáo viên – nạn nhân – người đưa hối lộ, đều là một người. Đưa hối lộ cũng bị kết tội giống như nhận hối lộ. Nhưng trong việc này, họ - người phạm tội, lại thật là đáng thương. Vấn nạn “chạy” ấy có từ bao giờ? Chỉ có lãnh đạo huyện Yên Bình mới hiểu. Điều khiến dư luận thấy đau lòng và vô cùng khó hiểu, là vì sao lại tồn tại những tiêu cực một cách trắng trợn như vậy? Vì sao họ lại bất chấp công lý và cả đạo lý để làm những điều trái với lẽ thường như vậy. Chắc hẳn, một người, hai người thì không thể làm được việc đó.
Lúc này, dư luận mong chờ vào sự nghiêm minh của pháp luật để lấy lại niềm tin, yêu của người dân vào những người cầm cân nảy mực trong xã hội.
Bảo Khánh
Xem thêm clip thời sự VTV1 tại đây
Đầy rẫy những câu chuyện bi hài đến khó tin. Lãnh đạo huyện nhận giáo viên vào biên chế để ăn tiền “chạy chọt”, ấn xuống bắt các trường nhận. Khấu lương nhà nước, khấu ngân sách của trường, lớp để trả lương cho người thừa đó. Không có việc cho thầy cô làm thì bắt họ… phụ trách đánh trống. Nhiều thầy cô sau quá trình tâm huyết được đào tạo sư phạm, lúc đó bỏ cả núi tiền ra để “chạy” xong, bị điều xuống làm nhân viên dinh dưỡng. Cứ nhận nhiều, nhận tiền “chạy chọt” xong, thời gian sau lại thải, lại có suất “tuyển dụng” mới. Thừa thì lại đuổi bớt, dành cho người mới các chỗ đẹp rồi chuyển vùng các nhà giáo kỳ cựu lên vùng khó khăn…

Các giáo viên thuộc diện bị hủy biên chế trong buổi làm việc với lãnh đạo huyện Yên Bình
Họ ngỡ ngàng. Bức xúc. Đau khổ. Nhiều trong số đó không ngần ngại công bố chuyện “chạy” ai, “chạy” như thế nào, bao nhiêu tiền để có suất công chức. Đổi lại của suất “chạy chọt” 40-50 triệu đồng, họ nhận lại mức lương chưa đến 1 triệu đồng mỗi tháng. Họ cũng hiểu rằng, họ bị đuổi khỏi ngành vì số biên chế giáo viên của huyện quá nhiều so với chỉ tiêu được phép. Đuổi họ đi là cách “sửa sai” của lãnh đạo huyện.
Liệu trong số tất cả các giáo viên khác, những ai là người phải “chạy” thì mới có suất đứng trên bục giảng? Nếu không có sự việc bị đuổi khỏi ngành, hẳn không ai trong số họ dám đứng ra tố cáo tiêu cực của lãnh đạo huyện này.
Một bi kịch đầy nước mắt và sự trớ trêu. Bán trâu, bán ruộng, vay mượn chạy vạy để có vài chục triệu đồng “chạy” việc. Có việc rồi, nhận mức lương còm cõi, chẳng biết đến ngày nào trả được nợ. Thôi thì cứ đổi lấy cái sự ổn định. Thế đã là may lắm rồi.
Nhưng đùng một cái, quyết định bị đuổi khỏi ngành như tiếng sét trời giáng. Có học hành tử tế, có tâm huyết với nghề, mong muốn sống với nghề. Nhưng vì “cái cơ chế nó thế”, những giáo viên tự biến mình thành người phạm tội: hối lộ. Hối lộ để có việc làm, để được theo đuổi ước mơ đứng trên bục giảng.
Giáo viên – nạn nhân – người đưa hối lộ, đều là một người. Đưa hối lộ cũng bị kết tội giống như nhận hối lộ. Nhưng trong việc này, họ - người phạm tội, lại thật là đáng thương. Vấn nạn “chạy” ấy có từ bao giờ? Chỉ có lãnh đạo huyện Yên Bình mới hiểu. Điều khiến dư luận thấy đau lòng và vô cùng khó hiểu, là vì sao lại tồn tại những tiêu cực một cách trắng trợn như vậy? Vì sao họ lại bất chấp công lý và cả đạo lý để làm những điều trái với lẽ thường như vậy. Chắc hẳn, một người, hai người thì không thể làm được việc đó.
Lúc này, dư luận mong chờ vào sự nghiêm minh của pháp luật để lấy lại niềm tin, yêu của người dân vào những người cầm cân nảy mực trong xã hội.
Bảo Khánh
Xem thêm clip thời sự VTV1 tại đây