bumble_bee
Member

[just]Nếu bạn đã từng sử dụng qua hệ điều hành của Microsoft, có thể không ít lần bạn phàn nàn rằng: “Ê, Microsoft, sao ông tích hợp ít ứng dụng quá vậy?”. Không đâu nhé, bạn chịu khó đào bới hệ điều hành của ông lớn này lên thử xem, có khối thứ hay ho đấy và có thể làm cho các ứng dụng tương tự của bên thứ ba phải tẽn tò về hiệu suất đấy.
Kể thử vài ứng dụng nhé, đầu tiên là công cụ giúp bạn hiệu chỉnh lại màn hình, lần đầu tiên nghe thấy phải không nào? Thứ hai là công cụ giúp bạn kiểm tra về sự ổn định của hệ thống, hoặc là công cụ giúp bạn ghi lại các hoạt động trên màn hình để tạo các hướng dẫn sử dụng máy tính. Và điều đặc biệt là các ứng dụng này được tích hợp sẵn trong Windows, ban không cần phải bỏ ra một xu nào để mua thêm các add-on.
Nào cùng xem xem bạn đã bỏ xót những ứng dụng hữu ích này như thế nào nhé?
1. “Cuốn sách lịch sử” đáng tin cậy trong Windows
Trong màn hình Start của Windows 8, bạn hãy nhập Reliability, nhấp vào Setting và sau đó chọn View Reliability History (trong Windows 7 bạn chỉ cần nhập View Reliability History vào ô Search ở nút Start là thấy). Một cửa sổ mới với một dòng thời gian sẽ xuất hiện.

Nếu bạn nhấp vào một ngày nào đó trên biểu đồ thì thông tin chi tiết sẽ xuất hiện bên dưới. Các vấn đề bạn gặp phải trong quá trình sử dụng cũng như việc cài đặt/gỡ bỏ các ứng dụng đều được “cuốn sách” ghi lại đầy đủ. Công cụ này hữu dụng ở chỗ nào nhỉ? Bạn có thể tìm ra ngày bạn gặp phải rắc rối khi nghịch ngợm máy tính của mình và phục hồi lại hệ điều hành vào thời điểm trước khi xảy ra vấn đề.
2. DirectX diagnostics

Nào, hãy cùng nhìn vào công cụ quen thuộc này nhé, còn được biết với tên khác là DXDiag. Trong các phiên bản trước của Windows, dxdiag được cài đặt bất cứ khi nào bạn cài đặt DirectX, thường là khi bạn cài đặt một trò chơi. Nhưng trong Windows 8 thì nó được tích hợp sẵn, không cần phải cài đặt gì nữa.
DXDiag sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin để đánh giá các vấn đề về DirectX. Các thông tin về các thiết bị hiển thị cũng như âm thanh sẽ được cung cấp đầy đủ và chi tiết hơn nhiều so với thông tin mà Device Manager cung cấp cho bạn. Chả còn gì phải không nhỉ? Chuyển sang chủ đề khác thôi.
3. Hiệu chỉnh màn hình hiển thị
Uầy! Công cụ này được đó, đặc biệt là đối với các mem của HD Việt Nam. Khi mới mua về, có thể bạn không hài lòng về những gì mà màn hình hiển thị, hoặc là quá sáng và các màu sắc thường bão hòa. Điều này chẳng có gì đặc biệt nếu bạn chỉ làm việc với văn bản hoặc việc văn phòng, nhưng nếu bạn là một nhà thiết kế, một nhà nhiếp ảnh hoặc bạn muốn xem phim thì thôi xong, màu sắc không chính xác đâu.

Nếu chưa biết công cụ được tích hợp sẵn trong Windows thì bạn có thể phải bỏ ra khối tiền để mua phần mềm hoặc các thiết bị để hiệu chỉnh lại màu sắc cho đúng. Cơ mà đã được tích hợp rồi thì cần gì phải mua. Công cụ này cũng khá mạnh mẽ mà cung cấp hầu hết những gì bạn cần.
Để mở ứng dụng này lên, bạn hãy nhập Calibrate vào ô tìm kiếm ở Start Menu cứ thế mà Next đến khi nào xuất hiện phần hiệu chỉnh. Cái vụ cân chỉnh màu sắc này thì xin kiếu, không rành lắm nên nhờ các chuyên gia hướng dẫn dùm.
Step Recorder cho phép bạn ghi lại từng bước thực hiện một tác vụ cụ thể trong Windows. Tuy nhiên bạn không thể ghi lại hành động khi chơi game. Trong các phiên bản trước của Windows, tiện ích này được gọi là “Prolem Steps Recorder”. Microsoft xem chương trình này chỉ là một công cụ để ghi lại các bước để xử lý sự cố. Để chạy Steps Recorder, nhập Steps trong ô tìm kiếm và chọn Steps Recorder bạn sẽ thấy được một cửa sổ nhỏ, rất đơn giản.


Steps Recoder không thể thay thế cho các chương trình ghi lại màn hình chuyên nghiệp, nhưng nếu bạn cần gấp thì nó không phải là một sự lựa chọn tồi.
5. Lập lịch trình các tác vụ
Task Scheduler (TS), nói nôm na là nó giúp bạn thiết lập lịch trình để chạy một ứng dụng cụ thể nào đó của Windows. TS còn có khả năng tạo ra một lịch trình làm việc phức tạp, có thể chạy theo thứ tự và thời điểm cụ thể.

Để chạy TS, bạn hãy gõ Schedule, chọn Setting và sau đó chọn Schedule Task.
6. Tạo và quản lý máy ảo

Tuy nhiên trong phiên bản chạy trên Windows 8, Hyper-V đã bị loại bỏ một số tính năng, bao gồm ảo hóa GPU (không có khả năng tăng tốc 3D trong máy ảo Windows 8) và một số tính năng kì lại (chẳng hạn như hỗ trợ kênh cáp quang).[/just]
Theo PCWorld
Chỉnh sửa lần cuối: