5 thủ thuật để người dùng có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo

songoku9x

Well-Known Member
attachment.php

Các dòng máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều hỗ trợ để cho phép người dùng dễ dàng chụp ảnh ở nhiều chế độ phơi sáng khác nhau. Ngoài ra, một số công cụ được tích hợp trong các máy ảnh DSLR cũng cho phép người dùng loại bỏ các phỏng đoán chế độ phơi sáng dựa trên hình ảnh. Và bài viết này sẽ hướng dẫn sử dụng các chế độ phơi sáng để có được một bức ảnh hoàn hảo nhất.

1. Exposure Bracketing (phơi sáng mở rộng)

gSehGCq.jpg

Trong quá trình sử dụng, đôi lúc người dùng sẽ thấy máy ảnh kỹ thuật số không tính toán chính xác độ phơi sáng cho hình ảnh mà người dùng chụp, bởi do điều kiện ánh sáng phức tạp trong lúc chụp ảnh. Điều này có thể là do sự tương phản mạnh mẽ giữa khu vực ánh sáng và bóng tối trong khung cảnh, lúc này tính năng Exposure Bracketing sẽ thật sự phát huy lợi ích.

Bracketing là tên được đặt cho một loạt các bức ảnh (3 tấm) được chụp bằng cách điều chỉnh thủ công hoặc tự động ở các mức phơi sáng khác nhau. Bức ảnh đầu tiên được chụp với thông số mặc định do người dùng thiết lập, bức thứ hai sẽ có mức phơi sáng cao hơn, và bức thứ ba sẽ có mức phơi sáng thấp hơn một chút. Chẳng hạn, nếu máy ảnh được thiết lập mức phơi sáng ở 1/125 tại f/5.6, ISO 100 thì các bức ảnh sau sẽ chụp ở mức 1/60 và 1/200, trong khi khẩu độ và ISO được giữ nguyên.

ZcUpwLq.jpg


Chế độ Auto Exposure Bracketing (AEB) AEB là tính năng được trang bị tùy theo độ mới cũng như dòng DLSR của người dùng. Người dùng có thể kiểm tra hướng dẫn sử dụng khi mua máy ảnh để xem máy có tính năng này hay không. Bạn có thể thiết lập độ bù trừ sáng trong bracket, chẳng hạn như +1EV và -1EV. Khi bấm nút chụp, Khi bấm chụp, máy ảnh sẽ chụp theo từng thông số được thiết lập trước và sẽ tiếp tục các bức ảnh tiếp theo.

yChT5fz.jpg


Một trường hợp khác có thể cho thấy sự hữu ích của Exposure Bracketing là chụp ảnh đám cưới. Tính năng này giúp đảm bảo người dùng nhận được những bức ảnh có độ phơi sáng tốt nhất. Dựa vào các thông tin trên, có thể thấy Exposure Bracketing có cách thực hiện khá giống với chế độ HDR (High Dynamic Range), nhưng nó trộn nhiều mức phơi sáng khác nhau vào một cảnh.

2. Exposure compensation (bù sáng)

60qwXzF.jpg

Một sự thay thế cho Exposure Bracketing và AEB chính là bù sáng. Tất cả các máy ảnh DSLR đều có một nút bù sáng để điều chỉnh khi thiếu sáng hoặc thừa sáng trong quá trình chụp. Điều này có thể hữu ích nếu máy của người dùng không được cung cấp tính năng Exposure Bracketing.
Tùy thuộc vào chế độ chụp đang sử dụng, máy ảnh sẽ điều chỉnh khẩu độ hoặc màn trập dựa trên độ bù sáng mà người dùng thiết lập. Bù sáng không làm việc trong chế độ Manual, vốn là lựa chọn cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát các giá trị khẩu độ, màn trập và ISO. Nó có thể điều chỉnh thước đọc ánh sáng, nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến mức phơi sáng cuối cùng.

3. Histogram (biểu đồ)

TIfGCgT.jpg

Đây là một trong những công cụ hữu ích nhất để xác định độ phơi sáng. Cũng giống như các biểu đồ thống kê được đặt theo tên, biểu đồ của máy ảnh sẽ cho thấy sự phân bố màu sắc trên một hình ảnh. Nếu biểu đồ tập trung nâng cao phía bên trái, có nghĩa là thiếu sáng, trong khi bên phải có nghĩa là thừa sáng. Cả hai trường hợp này đều có thể gây ra các vấn đề chất lượng với bức ảnh của người dùng.
fls2W1m.jpg

Việc tùy chỉnh các giá trị phơi sáng (khẩu độ, màn trập và ISO) sẽ tác động trực tiếp và thay đổi trên biểu đồ. Cách tốt nhất để người dùng có thể tùy chỉnh một cách tốt nhất là giữ cho các biểu đồ hoạt động trên màn hình LCD khi người dùng tiến hành chụp một bức ảnh. Nó thường được kích hoạt trên màn hình bằng cách sử dụng nút Display hoặc Information, nhưng tốt nhất hãy xem hướng dẫn sử dụng đi kèm máy để biết các chi tiết. Biểu đồ cũng có thể được kích hoạt khi xem lại hình ảnh trong chế độ Playback. Để tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật sử dụng biểu đồ, người dùng có thể truy cập tại đây

ZsX0VNW.jpg

Sử dụng màn hình LCD của máy ảnh có vẻ như là một lựa chọn tốt để kiểm tra biểu đồ, nhưng trong nhiều trường hợp nó sẽ không cung cấp cho người dùng khả năng đọc độ phơi sáng chính xác. Nếu muốn sử dụng màn hình và tránh biểu đồ, người dùng hãy thay đổi độ sáng trước để đảm bảo rằng nó được thiết lập ở một giá trị trung bình, không quá sáng hoặc quá tối.

4. Chế độ đo sáng

8RA2Zr0.jpg

Thước đo là phương pháp để máy ảnh đọc nguồn ánh sáng. Các nhà sản xuất sử dụng các thước đo khác nhau, dưới đây là các loại phổ biến nhất mà người dùng có thể gặp.

5zhmb9J.jpg

- Centre-weighted/Average: Nó sẽ tính toán ánh sáng xung quanh dựa trên một diện tích tương đối lớn của khung hình, từ trung tâm ra phía các cạnh. Điều này rất hữu ích cho việc chụp ảnh cảnh quan hoặc ảnh lớn, khi mà toàn bộ khung cảnh đều cần phải được tính toán độ phơi sáng chính xác.
- Spot: sẽ xác định độ phơi sáng từ một khu vực rất nhỏ trong khung, thông thường là trực tiếp ở trung tâm, nhưng một số máy ảnh cho phép người dùng điều chỉnh khu vực chọn. Sử dụng thước đo Spot khi cần chụp các đối tượng trong trường hợp người dùng cần một phép đo rất chính xác khi chụp ảnh chân dung, chụp ảnh có đèn nền, nơi có rất nhiều ánh sáng phát ra từ phía sau một đối tượng.
- Matrix/Evaluative/Multi-zone: Được sử dụng cho việc đọc từ các điểm khác nhau trong khung hình, hoặc các điểm AF hoạt động, kết hợp mỗi đối tượng để xác định độ phơi sáng tổng thể tốt nhất. Một số máy ảnh xác định sự sắp xếp của hình mà người dùng đang cố gắng để chụp, và kết hợp nó với một kho lưu trữ các cảnh được xác định trước trong máy ảnh để cung cấp cho người dùng mức phơi sáng tốt nhất.

5. Chụp với chế độ RAW

cqsA1p9.jpg

File RAW là hình ảnh với tất cả các thông tin được lấy từ cảm biến của máy ảnh, có thể hiểu là ảnh chưa được xử lý. Thay vì để máy ảnh xử lý hình ảnh để lưu dưới định dạng JPEG, file RAW cung cấp cho người dùng một loạt lựa chọn để xử lý hình ảnh theo ý thích của mình. Áp dụng việc điều chỉnh hình ảnh RAW trong một bộ phần mềm như Lightroom hoặc Photoshop là một phương pháp chỉnh sửa không làm hư hỏng hình ảnh.

BH5Qjpy.jpg

File nguyên gốc cung cấp cho người dùng khả năng khôi phục chi tiết nếu có khuyết điểm trên ảnh gây ra bởi độ phơi sáng. Ngoài ra, nó còn cho phép người dùng điều chỉnh độ cân bằng trắng, và giảm được độ nhiễu gây ra bởi định dạng JPEG, vốn là một định dạng nén và làm suy giảm chất lượng ảnh. Người dùng có thể trực tiếp thay đổi độ phơi sáng bằng cách trượt thanh điều chỉnh và có thể thấy kết quả trực tiếp trên hình. Điều này cho phép mức độ tùy biến tốt hơn khi chỉnh sửa độ phơi sáng nếu như có sai lệch ngay từ lúc chụp.

Nguồn: Cnet
 
Chỉnh sửa lần cuối:

sogintdemon

Active Member
Ðề: 5 thủ thuật để người dùng có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo

Cái máy ảnh minh họa trong hình, thì giá nhiêu vậy pác chủ pic
 

baman

New Member
Ðề: 5 thủ thuật để người dùng có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo

Cái này là máy thật hay đồ chơi vậy các bác? @-)
attachment.php
 

rien

Member
Ðề: 5 thủ thuật để người dùng có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo

Nhiều kỷ thuật đơn giản mà hay quá Bác, Thanks !
 

songoku9x

Well-Known Member
Ðề: 5 thủ thuật để người dùng có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo

máy ảnh nhỏ đó là có thật đấy nhé các bác, lên Google gõ từ small camera DSLR là ra 1 đống :D
 

baman

New Member
Ðề: 5 thủ thuật để người dùng có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo

máy ảnh nhỏ đó là có thật đấy nhé các bác, lên Google gõ từ small camera DSLR là ra 1 đống :D
Thấy nhỏ tí như đồ chơi trẻ con mà lại là hàng xịn 8-X
 

cocachai

New Member
Ðề: 5 thủ thuật để người dùng có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo

máy ảnh minh họa làm bằng nhựa và có tỉ lệ 1/6 so với máy thật. Giá khoảng 700k. Cái này các bác cứ search mô hình tỉ lệ 1/6 thì ra nhiều lắm.:))
 

fbbk

Member
Ðề: 5 thủ thuật để người dùng có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo

Trông hay phết!
 

Pixma

Member
Ðề: 5 thủ thuật để người dùng có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo

Nhiều kỹ thuật nhỏ như kiểu " tiểu xảo " nhưng rất hay, hữu ích!
 
Ðề: 5 thủ thuật để người dùng có được một bức ảnh phơi sáng hoàn hảo

Các dòng máy ảnh kỹ thuật số hiện nay đều hỗ trợ để cho phép người dùng dễ dàng chụp ảnh ở nhiều chế độ phơi sáng khác nhau
 
Bên trên