Nghe thì có vẻ kỳ cục nhưng sự thật là bệnh "sợ công nghệ" luôn song hành với sự phát triển của loài người. Bên cạnh những mối nghi ngờ có căn cứ là những thông tin sai lạc, đôi khi lãng xẹt đến ngớ ngẩn như sợ.... máy bay rơi xuống đầu hay thần giao cách cảm qua radio. Và để tìm hiểu một phần lịch sử phát triển của công nghệ, chúng ta cùng điểm qua những khoảnh khắc hoảng loạn, tệ hại nhất trong lịch sử công nghệ:
1549 - quá tải thông tin
Một nhà nhân văn học người Thụy Sĩ tên là Conrad Gessner đã viết một "tác phẩm" tại thời điểm mà các những cuôn sách in đang tràn ngập. Ông cho rằng, thông tin hiện tại đã quá dư thừa cho loài người và phát động một phong trào trí tuệ chứng minh rằng ngành công nghiệp in ấn sẽ làm cho tâm trí con người mụ mị. Thật là hết chỗ nói!
1772 - dự án xe hơi đầu tiên bị phá sản
Nhà phát minh người Pháp có tên Nicolas-Joseph Cugnot đã thiết kế một chiếc xe cơ giới đầu tiên vào năm 1769. Khi sản phẩm chạy bằng hơi nước này bị nổ trong đợt kiểm tra hai năm sau đó, chính phủ Pháp coi nó là không an toàn để vận chuyển con người, đồng thời rút kinh phí và ngừng phát triển giải pháp đi lại này đến tận thế kỷ 18.
1791 - làm người chết sống lại bằng điện
Luigi Galvani, vừa là bác sĩ vừa là nhà vật lý học đã xuất bản một bài báo bình luận khám phá mới của ông về điện sinh học và vai trò của điện đối với hoạt động cơ bắp. Điều này đã dấy lên một quan niệm phổ biến và sai lầm rằng điện có thể làm người chết sống lại. Một nghiên cứu đầy tham vọng đã được công bố bởi Frankenstein và ảo tưởng này vẫn tồn tại cho đến giữa thế kỷ 19.
1811 - những kẻ bảo thủ
Sau khi ứng dụng máy dệt vào cuộc các mạng Công nghiệp Anh thì đã có hàng ngàn công nhân tụ tập để tấn công nhà máy, gây bạo loạn và cho rằng máy móc khiến họ mất việc làm. Tuy nhiên, những nỗ lực này không thành công, tự động hóa đã nhanh chóng phổ biến và tạo ra hầu hết các sản phẩm công nghệ cao tuyệt vời cho chúng ta sử dụng ngày nay. Đáng buồn thay, hầu hết mọi người vẫn phải làm việc.
1927 - mũ thiếc
Khi radio bắt đầu phổ biến vào những năm 1920, nhà sinh vật học về tiến hóa có cái tên là Julian Huxley đã viết một câu chuyện mang tiêu đề "The Tissue-Culture King". Quan điểm này đã rất thành công ở khía cạnh "lây lan" và đã tạo ra làn sóng cho rằng sóng radio có thể kiểm soát tâm trí của con người. Ngày nay, cum từ "mũ thiếc" dùng để nói về những người bị bệnh hoang tưởng và việc đội nó trên đầu sẽ chỉ khiến mọi người thận trọng với bạn mà thôi.
1957 - vệ tinh nhân tạo
Ngày 4 tháng 10 năm 1957, việc Liên Xô cũ phóng "phi thuyền không người lái" hay còn gọi là vệ tinh nhân tạo đầu tiên đã khiến nhiều người Mỹ trốn trong nhà của họ và cảnh giác với một đầu đạn hạt nhân được đi kèm lên không trung. Kết quả của nỗi sợ hãi này: Mỹ đã cấp bách khởi động chương trình đưa người lên mặt trăng càng nhanh càng tốt.
1967 - lò vi sóng
Amana là hãng bán ra chiếc lò vi sóng đầu tiên, sử dụng bức xạ ion hóa để làm chín thức ăn. Trước khi ra đời, các nhà bếp Mỹ đã cảnh báo đến người tiêu dùng những mối nguy hiểm tiềm tàng như suy dinh dưỡng, vô sinh hay đột biến gen. Thật lố bịch!
1979 - nhà máy điện hạt nhân
Cuộc khủng hoảng lò phản ứng hạt nhât Pennsylvania tháng 3 năm 1979 hay như sự cố Fukushima Nhật Bản gần đây nhất đã dấy lên những mối lo ngại thật sự đến cuồng loạn cho tính an toàn của công nghệ này. Nhưng dù sao đi nữa, bất chấp tất cả, điện hạt nhân đã và đang phát triển, được coi là nguồn năng lượng sạch, an toàn cho tương lai.
1999 - điện thoại gây nổ
Thông điệp đầy sợ hãy này cáo buộc rằng các điện tích phát ra từ một chiếc điện thoại di động đang đổ chuông có thể là thiết bị gây nổ tại các trạm bơm nhiên liệu và đốt cháy sẽ nhiều xe hơi lẫn người dùng (tất nhiên là cả chiếc điện thoại đó rồi!). Trong thực tế thì chưa xảy ra một kịch bản nào như vậy cả, có lẽ phải chờ Hollywood thôi. Hic! Sợ quá!
2000 - Y2K
Giữa thập niên 90, hầu hết các máy tính đều được trang bị đồng hồ BIOS và phần mềm có khả năng xử lý ngày tháng đến 31/12/1999. Một số lo ngại đã hình thành như "máy bay sẽ rơi từ trên trời xuống" hay Microsoft sẽ cung cấp các bản update cho lĩnh vực.... thủ công nghiệp. Thảm họa thực sự đã được ngăn chặn mặc dù bị thổi phồng lên dữ dội.
2007 - ATHF
Trong chiến dịch tiếp thị cho seeries phim Aqua Teen Hunger Force, Cartoon Network đã thuê một nhóm đặt các đèn LED để miêu tả các nhân vật trong phim tại 10 thành phố. Vài tuần sau, một hành khách quá cảnh tại Boston nhận thấy dấu hiệu của bom hẹn giờ. Đội tháo gỡ bom mìn nhào đến, được trang bị từ đầu đến chân, hoảng loạn đã xảy ra và các đèn LED được loại bỏ. Sau đó ATHF đã giành được một giải thưởng Teen Choice.
2008 - Virus máy tính giết người
Một công ty củ Mỹ và cơ sở tại Anh đã báo cáo rằng một số thành viên của họ bị co giật sau khi một nhóm tin tặc vô danh đã chèn mã JavaScript với hiệu ứng nhấp nháy trong chủ đề "chứng động kinh" ở trên diễn đàn. Sự cố này hoàn toàn có cơ sở khi nó được dự đoán trong câu chuyện khoa học viễn tưởng năm 1984 của John Varley vốn dấy lên lo ngại rằng virus máy tính có thể gây hại cho người sử dụng trong thế giới thực.
2010 - Firesheep
Người sử dụng mạng Wifi công cộng đã bị thức tỉnh một cách khá "thô lỗ" khi một addon cho Fifefox được phát hành cho phép chiếm quyền truy cập của người đang dùng Facebook, Twitter và các dịch vụ phổ biến khác một cách dễ dàng bằng cách tận dụng một lỗ hổng bảo mật nổi tiếng. Cách phòng chống tốt nhất là sử dụng mạng riêng ảo VPN hoặc giao thức HTTPS. Hiện nay nhiều trang web vẫn còn lỗ hổng này.
2011 - thông tin cá nhân
Các công ty như Google và Facebook đang dần nắm quyền kiểm soát hành động lướt web, tin nhắn, cuộc gọi và dữ liệu của chúng ta. Electronic Freedom Foundation - Quỹ tự do điện tử đang lo ngại về sự bốc hơi của các thông tin nhạy cảm đó và cảnh báo về nguy cơ một cuộc sống theo kiểu "bộ lọc bong bóng", nơi mà mọi truy cập của chúng ta đến thông tin bị hạn chế bởi các bộ lọc chỉ trình bày các kết quả tìm kiếm dựa theo các thuật toán "nghĩ rằng chúng ta muốn".
1549 - quá tải thông tin

Một nhà nhân văn học người Thụy Sĩ tên là Conrad Gessner đã viết một "tác phẩm" tại thời điểm mà các những cuôn sách in đang tràn ngập. Ông cho rằng, thông tin hiện tại đã quá dư thừa cho loài người và phát động một phong trào trí tuệ chứng minh rằng ngành công nghiệp in ấn sẽ làm cho tâm trí con người mụ mị. Thật là hết chỗ nói!
1772 - dự án xe hơi đầu tiên bị phá sản

Nhà phát minh người Pháp có tên Nicolas-Joseph Cugnot đã thiết kế một chiếc xe cơ giới đầu tiên vào năm 1769. Khi sản phẩm chạy bằng hơi nước này bị nổ trong đợt kiểm tra hai năm sau đó, chính phủ Pháp coi nó là không an toàn để vận chuyển con người, đồng thời rút kinh phí và ngừng phát triển giải pháp đi lại này đến tận thế kỷ 18.
1791 - làm người chết sống lại bằng điện

Luigi Galvani, vừa là bác sĩ vừa là nhà vật lý học đã xuất bản một bài báo bình luận khám phá mới của ông về điện sinh học và vai trò của điện đối với hoạt động cơ bắp. Điều này đã dấy lên một quan niệm phổ biến và sai lầm rằng điện có thể làm người chết sống lại. Một nghiên cứu đầy tham vọng đã được công bố bởi Frankenstein và ảo tưởng này vẫn tồn tại cho đến giữa thế kỷ 19.
1811 - những kẻ bảo thủ

Sau khi ứng dụng máy dệt vào cuộc các mạng Công nghiệp Anh thì đã có hàng ngàn công nhân tụ tập để tấn công nhà máy, gây bạo loạn và cho rằng máy móc khiến họ mất việc làm. Tuy nhiên, những nỗ lực này không thành công, tự động hóa đã nhanh chóng phổ biến và tạo ra hầu hết các sản phẩm công nghệ cao tuyệt vời cho chúng ta sử dụng ngày nay. Đáng buồn thay, hầu hết mọi người vẫn phải làm việc.
1927 - mũ thiếc

Khi radio bắt đầu phổ biến vào những năm 1920, nhà sinh vật học về tiến hóa có cái tên là Julian Huxley đã viết một câu chuyện mang tiêu đề "The Tissue-Culture King". Quan điểm này đã rất thành công ở khía cạnh "lây lan" và đã tạo ra làn sóng cho rằng sóng radio có thể kiểm soát tâm trí của con người. Ngày nay, cum từ "mũ thiếc" dùng để nói về những người bị bệnh hoang tưởng và việc đội nó trên đầu sẽ chỉ khiến mọi người thận trọng với bạn mà thôi.
1957 - vệ tinh nhân tạo

Ngày 4 tháng 10 năm 1957, việc Liên Xô cũ phóng "phi thuyền không người lái" hay còn gọi là vệ tinh nhân tạo đầu tiên đã khiến nhiều người Mỹ trốn trong nhà của họ và cảnh giác với một đầu đạn hạt nhân được đi kèm lên không trung. Kết quả của nỗi sợ hãi này: Mỹ đã cấp bách khởi động chương trình đưa người lên mặt trăng càng nhanh càng tốt.
1967 - lò vi sóng

Amana là hãng bán ra chiếc lò vi sóng đầu tiên, sử dụng bức xạ ion hóa để làm chín thức ăn. Trước khi ra đời, các nhà bếp Mỹ đã cảnh báo đến người tiêu dùng những mối nguy hiểm tiềm tàng như suy dinh dưỡng, vô sinh hay đột biến gen. Thật lố bịch!
1979 - nhà máy điện hạt nhân

Cuộc khủng hoảng lò phản ứng hạt nhât Pennsylvania tháng 3 năm 1979 hay như sự cố Fukushima Nhật Bản gần đây nhất đã dấy lên những mối lo ngại thật sự đến cuồng loạn cho tính an toàn của công nghệ này. Nhưng dù sao đi nữa, bất chấp tất cả, điện hạt nhân đã và đang phát triển, được coi là nguồn năng lượng sạch, an toàn cho tương lai.
1999 - điện thoại gây nổ

Thông điệp đầy sợ hãy này cáo buộc rằng các điện tích phát ra từ một chiếc điện thoại di động đang đổ chuông có thể là thiết bị gây nổ tại các trạm bơm nhiên liệu và đốt cháy sẽ nhiều xe hơi lẫn người dùng (tất nhiên là cả chiếc điện thoại đó rồi!). Trong thực tế thì chưa xảy ra một kịch bản nào như vậy cả, có lẽ phải chờ Hollywood thôi. Hic! Sợ quá!
2000 - Y2K

Giữa thập niên 90, hầu hết các máy tính đều được trang bị đồng hồ BIOS và phần mềm có khả năng xử lý ngày tháng đến 31/12/1999. Một số lo ngại đã hình thành như "máy bay sẽ rơi từ trên trời xuống" hay Microsoft sẽ cung cấp các bản update cho lĩnh vực.... thủ công nghiệp. Thảm họa thực sự đã được ngăn chặn mặc dù bị thổi phồng lên dữ dội.
2007 - ATHF

Trong chiến dịch tiếp thị cho seeries phim Aqua Teen Hunger Force, Cartoon Network đã thuê một nhóm đặt các đèn LED để miêu tả các nhân vật trong phim tại 10 thành phố. Vài tuần sau, một hành khách quá cảnh tại Boston nhận thấy dấu hiệu của bom hẹn giờ. Đội tháo gỡ bom mìn nhào đến, được trang bị từ đầu đến chân, hoảng loạn đã xảy ra và các đèn LED được loại bỏ. Sau đó ATHF đã giành được một giải thưởng Teen Choice.
2008 - Virus máy tính giết người

Một công ty củ Mỹ và cơ sở tại Anh đã báo cáo rằng một số thành viên của họ bị co giật sau khi một nhóm tin tặc vô danh đã chèn mã JavaScript với hiệu ứng nhấp nháy trong chủ đề "chứng động kinh" ở trên diễn đàn. Sự cố này hoàn toàn có cơ sở khi nó được dự đoán trong câu chuyện khoa học viễn tưởng năm 1984 của John Varley vốn dấy lên lo ngại rằng virus máy tính có thể gây hại cho người sử dụng trong thế giới thực.
2010 - Firesheep

Người sử dụng mạng Wifi công cộng đã bị thức tỉnh một cách khá "thô lỗ" khi một addon cho Fifefox được phát hành cho phép chiếm quyền truy cập của người đang dùng Facebook, Twitter và các dịch vụ phổ biến khác một cách dễ dàng bằng cách tận dụng một lỗ hổng bảo mật nổi tiếng. Cách phòng chống tốt nhất là sử dụng mạng riêng ảo VPN hoặc giao thức HTTPS. Hiện nay nhiều trang web vẫn còn lỗ hổng này.
2011 - thông tin cá nhân

Các công ty như Google và Facebook đang dần nắm quyền kiểm soát hành động lướt web, tin nhắn, cuộc gọi và dữ liệu của chúng ta. Electronic Freedom Foundation - Quỹ tự do điện tử đang lo ngại về sự bốc hơi của các thông tin nhạy cảm đó và cảnh báo về nguy cơ một cuộc sống theo kiểu "bộ lọc bong bóng", nơi mà mọi truy cập của chúng ta đến thông tin bị hạn chế bởi các bộ lọc chỉ trình bày các kết quả tìm kiếm dựa theo các thuật toán "nghĩ rằng chúng ta muốn".
Theo Maximumtech