Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
12 Years A Slave – Chưa đến mức kinh điển
Vâng, chắc hẳn bạn sẽ nhảy vào và phán ngay rằng phim hay vậy mà chê. Xin thưa, mình không chê, mình chỉ bảo nó chưa đến mức kinh điển, nghĩa là 12 Years A Slave không phải là phim dở nhưng nó sẽ không khiến người ta nhớ nhiều đến nó. Bởi những thông điệp mà nó mang lại không mới và không mang lại những cảm xúc mạnh mẽ cho người xem.
12 Years A Slave là bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về một nhạc công người da đen tự do. Bị lừa bán bởi 2 người da trắng, anh đã phải trải qua 12 năm làm nô lệ tại một đồn điền của người da trắng. Trong suốt quãng thời gian làm nô lệ, lúc nào anh cũng tìm cơ hội để báo tin cho người thân, để có thể thoát ra khỏi cuộc sống địa ngục mà mình phải chịu đựng.
Nhịp phim chậm rãi đều đều, ít có cao trào và cũng không kịch tính
Nhịp phim chậm rãi đều đều, ít có cao trào, cũng không kịch tính, chính điều này khiến người xem sẽ có cảm giác buồn ngủ khi xem. Tuy vậy, kịch bản phim khá chặt chẽ và không nhiều chi tiết thừa nên vẫn đủ sức hút để kéo người xem tiếp tục xem phim. Cái chậm rãi đều đều của nhịp phim dường như là cái nhìn thản nhiên nhưng đau xót vào thân phận của những người nô lệ da đen. Những cảnh tượng bi thảm cứ lặng lẽ trôi qua dưới góc nhìn đó.
12 Years A Slave mang đến những ám ảnh về chế độ nô lệ, những cảnh tra tấn tàn khốc, không chỉ về thể xác mà còn cả về tinh thần
12 Years A Slave mang đến những ám ảnh về chế độ nô lệ, những cảnh tra tấn tàn khốc, không chỉ về thể xác mà còn cả về tinh thần. Một câu nói trong phim như thể hiện sức chịu đựng của những người nô lệ, “họ sinh ra đã là nô lệ, họ không biết chiến đấu, chỉ cam chịu vậy thôi”. Quả thật là đáng thương khi chỉ cần được sống đã là niềm hạnh phúc. Một cảnh cũng khá ấn tượng trong phim là cảnh nhân vật chính bị treo cổ và phải nhón chân để không bị dây siết cổ, xung quanh mọi người nô lệ khác vẫn phải làm việc bình thường, một bức tranh tăm tối và buồn thảm.
Bộ phim không chỉ kể câu chuyện của nhân vật chính, về quãng đời khổ cực và những thứ anh phải trải qua khi bị bán làm nô lệ, bộ phim còn kể những câu chuyện khác, về gã chủ đồn điền trồng bông độc ác nhưng lại chịu phải những đau khổ dằn xé về nội tâm. Về cô gái nô lệ da đen sống một cuộc sống bế tắc và trong những lúc đau khổ nhất vẫn khát khao hạnh phúc. Bộ phim kể câu chuyện về sự bất công xã hội, về tội ác lớn nhất của loài người, về sự tàn bạo, man rợ, vô nhân tính của giai cấp thống trị.
Nhưng phim lại thiếu đi yếu tố kịch tính, để có thể dẫn dắt cảm xúc người xem
Phim đã thành công trong việc khắc họa một hiện thực xã hội, cho ta thấy sự thực của một giai đoạn đã qua. Nhưng phim lại thiếu đi yếu tố kịch tính, để có thể dẫn dắt cảm xúc người xem, đẩy nhịp phim lên bằng những cao trào và vỡ òa trong xúc động, thiếu cái đó, đó chính là điều khiến mình đánh giá phim chưa đủ mức kinh điển. Một cái kết nhanh chóng, cụt ngủn (dù sự thực là nó vậy) khiến người xem giảm hẳn cảm xúc, những bức bí, những dồn nén từ đầu phim lẽ ra nên được giải thoát bằng một cái gì khác hơn chứ không phải trơn tuột như thế. Tiếc cho phim này, nếu thêm được điều đó nữa thì nó sẽ trở thành một bộ phim hoàn hảo.
Một điều làm nên thành công 12 Years A Slave là diễn xuất của các diễn viên, Chiwetel Ejiofor trong vai chính Solomon Northup đã thể hiện tốt những cảm xúc cần có, đôi mắt u uất chất chứa nhiều nổi niềm, khuôn mặt biểu cảm, cử chỉ run rẩy và diễn xuất chuẩn xác hành động tâm lý của nhân vật. Bên cạnh đó, vai phản diện Epps do Michael Fassbender đóng của là một vai ấn tượng, lột tả sự độc ác một cách tự nhiên và những góc khuất đằng sau con người này, cũng được anh thể hiện rất chỉn chu.
Trong khi đó, vai cô nô lệ đáng thương do Lupita Nyong đóng cũng mang đến cho người xem một hình ảnh khắc khổ, chịu đựng, bế tắc và cam chịu với thực tại. Vai diễn đầy cảm xúc này đã giúp cô nhận được đề cử Oscar nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Và nếu cô đạt giải, cũng là một điều không quá bất ngờ. Ngoài ra, một cái tên khiến ta chú ý là Brad Pitt, vai của anh không nhiều đất diễn, chỉ xuất hiện trong thời lượng ngắn nhưng lại là vai có mắc xích quan trọng, nó như một biểu tượng, một niềm tin cho cuộc sống tốt đẹp hơn, và đem đến một câu nói kinh điển “điều quí nhất của con người là tự do”.
Sử dụng rất nhiều góc quay cận, biểu cảm và những góc quay thể hiện không gian bó hẹp tạo cảm giác tù túng, bức bối
Một điều đáng chú ý là 12 Years A Slave sử dụng rất nhiều góc quay cận, biểu cảm và những góc quay thể hiện không gian bó hẹp và màu sắc nhợt nhạt, tạo cảm giác tù túng, bức bối, khắc nghiệt như cuộc sống của những nô lệ trong phim. Âm nhạc cũng góp phần rất nhiều cho phim, những bản nhạc cổ điển được lồng ghép thích hợp, những bài ca thống thiết của những người nô lệ cũng như lời bài hát đều mang lại sự bi thương.
Nói chung thì 12 Years A Slave là một bộ phim đáng xem, nó thể hiện sự tàn bạo của giai cấp thống trị và số phận buồn thảm của những nô lệ. Tuy vậy, với cá nhân mình thì nó không phải là phim xuất sắc. Có lẽ bạn vẫn sẽ cảm thấy phim hay (mình cũng vậy) nhưng sẽ không muốn xem lại một lần nữa như những phim kinh điển như là The Shawshank Redemption hay là Gone With The Wind và thậm chí nó cũng không hay bằng một phim về nô lệ gần đây của Quentin Tarantino là Django Unchained.
Vâng, chắc hẳn bạn sẽ nhảy vào và phán ngay rằng phim hay vậy mà chê. Xin thưa, mình không chê, mình chỉ bảo nó chưa đến mức kinh điển, nghĩa là 12 Years A Slave không phải là phim dở nhưng nó sẽ không khiến người ta nhớ nhiều đến nó. Bởi những thông điệp mà nó mang lại không mới và không mang lại những cảm xúc mạnh mẽ cho người xem.
12 Years A Slave là bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về một nhạc công người da đen tự do. Bị lừa bán bởi 2 người da trắng, anh đã phải trải qua 12 năm làm nô lệ tại một đồn điền của người da trắng. Trong suốt quãng thời gian làm nô lệ, lúc nào anh cũng tìm cơ hội để báo tin cho người thân, để có thể thoát ra khỏi cuộc sống địa ngục mà mình phải chịu đựng.
Nhịp phim chậm rãi đều đều, ít có cao trào và cũng không kịch tính
Nhịp phim chậm rãi đều đều, ít có cao trào, cũng không kịch tính, chính điều này khiến người xem sẽ có cảm giác buồn ngủ khi xem. Tuy vậy, kịch bản phim khá chặt chẽ và không nhiều chi tiết thừa nên vẫn đủ sức hút để kéo người xem tiếp tục xem phim. Cái chậm rãi đều đều của nhịp phim dường như là cái nhìn thản nhiên nhưng đau xót vào thân phận của những người nô lệ da đen. Những cảnh tượng bi thảm cứ lặng lẽ trôi qua dưới góc nhìn đó.
12 Years A Slave mang đến những ám ảnh về chế độ nô lệ, những cảnh tra tấn tàn khốc, không chỉ về thể xác mà còn cả về tinh thần
12 Years A Slave mang đến những ám ảnh về chế độ nô lệ, những cảnh tra tấn tàn khốc, không chỉ về thể xác mà còn cả về tinh thần. Một câu nói trong phim như thể hiện sức chịu đựng của những người nô lệ, “họ sinh ra đã là nô lệ, họ không biết chiến đấu, chỉ cam chịu vậy thôi”. Quả thật là đáng thương khi chỉ cần được sống đã là niềm hạnh phúc. Một cảnh cũng khá ấn tượng trong phim là cảnh nhân vật chính bị treo cổ và phải nhón chân để không bị dây siết cổ, xung quanh mọi người nô lệ khác vẫn phải làm việc bình thường, một bức tranh tăm tối và buồn thảm.
Bộ phim không chỉ kể câu chuyện của nhân vật chính, về quãng đời khổ cực và những thứ anh phải trải qua khi bị bán làm nô lệ, bộ phim còn kể những câu chuyện khác, về gã chủ đồn điền trồng bông độc ác nhưng lại chịu phải những đau khổ dằn xé về nội tâm. Về cô gái nô lệ da đen sống một cuộc sống bế tắc và trong những lúc đau khổ nhất vẫn khát khao hạnh phúc. Bộ phim kể câu chuyện về sự bất công xã hội, về tội ác lớn nhất của loài người, về sự tàn bạo, man rợ, vô nhân tính của giai cấp thống trị.
Nhưng phim lại thiếu đi yếu tố kịch tính, để có thể dẫn dắt cảm xúc người xem
Phim đã thành công trong việc khắc họa một hiện thực xã hội, cho ta thấy sự thực của một giai đoạn đã qua. Nhưng phim lại thiếu đi yếu tố kịch tính, để có thể dẫn dắt cảm xúc người xem, đẩy nhịp phim lên bằng những cao trào và vỡ òa trong xúc động, thiếu cái đó, đó chính là điều khiến mình đánh giá phim chưa đủ mức kinh điển. Một cái kết nhanh chóng, cụt ngủn (dù sự thực là nó vậy) khiến người xem giảm hẳn cảm xúc, những bức bí, những dồn nén từ đầu phim lẽ ra nên được giải thoát bằng một cái gì khác hơn chứ không phải trơn tuột như thế. Tiếc cho phim này, nếu thêm được điều đó nữa thì nó sẽ trở thành một bộ phim hoàn hảo.
Một điều làm nên thành công 12 Years A Slave là diễn xuất của các diễn viên, Chiwetel Ejiofor trong vai chính Solomon Northup đã thể hiện tốt những cảm xúc cần có, đôi mắt u uất chất chứa nhiều nổi niềm, khuôn mặt biểu cảm, cử chỉ run rẩy và diễn xuất chuẩn xác hành động tâm lý của nhân vật. Bên cạnh đó, vai phản diện Epps do Michael Fassbender đóng của là một vai ấn tượng, lột tả sự độc ác một cách tự nhiên và những góc khuất đằng sau con người này, cũng được anh thể hiện rất chỉn chu.
Trong khi đó, vai cô nô lệ đáng thương do Lupita Nyong đóng cũng mang đến cho người xem một hình ảnh khắc khổ, chịu đựng, bế tắc và cam chịu với thực tại. Vai diễn đầy cảm xúc này đã giúp cô nhận được đề cử Oscar nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Và nếu cô đạt giải, cũng là một điều không quá bất ngờ. Ngoài ra, một cái tên khiến ta chú ý là Brad Pitt, vai của anh không nhiều đất diễn, chỉ xuất hiện trong thời lượng ngắn nhưng lại là vai có mắc xích quan trọng, nó như một biểu tượng, một niềm tin cho cuộc sống tốt đẹp hơn, và đem đến một câu nói kinh điển “điều quí nhất của con người là tự do”.
Sử dụng rất nhiều góc quay cận, biểu cảm và những góc quay thể hiện không gian bó hẹp tạo cảm giác tù túng, bức bối
Một điều đáng chú ý là 12 Years A Slave sử dụng rất nhiều góc quay cận, biểu cảm và những góc quay thể hiện không gian bó hẹp và màu sắc nhợt nhạt, tạo cảm giác tù túng, bức bối, khắc nghiệt như cuộc sống của những nô lệ trong phim. Âm nhạc cũng góp phần rất nhiều cho phim, những bản nhạc cổ điển được lồng ghép thích hợp, những bài ca thống thiết của những người nô lệ cũng như lời bài hát đều mang lại sự bi thương.
Nói chung thì 12 Years A Slave là một bộ phim đáng xem, nó thể hiện sự tàn bạo của giai cấp thống trị và số phận buồn thảm của những nô lệ. Tuy vậy, với cá nhân mình thì nó không phải là phim xuất sắc. Có lẽ bạn vẫn sẽ cảm thấy phim hay (mình cũng vậy) nhưng sẽ không muốn xem lại một lần nữa như những phim kinh điển như là The Shawshank Redemption hay là Gone With The Wind và thậm chí nó cũng không hay bằng một phim về nô lệ gần đây của Quentin Tarantino là Django Unchained.
Chỉnh sửa lần cuối: