Cuộc chiến Oracle và Google: 9 dòng code trị giá 9 triệu USD

lelai52

Member
Cuộc chiến pháp lý giữa Google và Oracle xoay quanh việc hãng tìm kiếm khổng lồ bị cáo buộc rằng đã sử dụng bất hợp pháp một đoạn mã nguồn Java API của Oracle trên hệ điều hành di động Android đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

201695f6d349-6b37-4c27-a7a7-90d71338d258.jpg

Cụ thể, Oracle đang đòi gần 9 triệu USD cho những tổn thất trong phiên toà mới đây trong khi Google vẫn kháng cáo rằng việc sử dụng các đoạn mã nguồn là hoàn toàn hợp pháp và việc đưa chúng vào Android không dính dáng đến luật bảo vệ bản quyền. Thật ra, nếu là người trong giới lập trình, chắc chắn ai cũng rỉ tai nhau rằng: Oracle bị điên, và tôi sẽ lý giải cho bạn tại sao lại như vậy.

Giới thiệu một chút, Java được phát minh bởi James Gosling - một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới bởi khả năng hiện thực trên mọi thiết bị cũng như tính ổn định của nó. Một điều cũng cần lưu ý rằng tuy Java bị nhiều người gọi là ngôn ngữ lỗi thời nhưng họ đều phải chấp nhận rằng nó thích hợp với việc biên tập những chương trình lớn với yêu cầu tính toán khổng lồ. Nhờ những điểm mạnh đó, có một lượng lập trình viên khổng lồ nhuần nhuyễn với Java.

Hiểu được yếu tố này, năm 2005, Google mua lại Android sử dụng nhân Linux với trình biên dịch máy ảo JVM hiện đang trở thành hệ điều hành dành cho di động phổ biến nhất ở thời điểm hiện nay. Như vậy, nhất tiễn quy song điểu, vừa có nguồn lực phát triển Java lại còn không mất nhiều thời gian để bắt đầu. Tuy nhiên, đời không như là mơ, Google không lấy được giấy phép thương mại Java từ tay Sun Microsystem với mức giá tại thời điểm đó là 40 triệu USD. Do đó, hãng tìm kiếm này hầu như phải viết lại mã nguồn mở từ đầu và mô phỏng tất cả các dòng lệnh không được cấp phép từ Sun.

Lúc đó, Sun Microsystem không có phản ứng gì với động thái Google, cho đến khi bị Oracle mua lại và cho rằng mọi cố gắng với Android đều bất hợp pháp với bằng chứng là gói Java API số 37. Một phương thức (có thể hiểu đơn giản là khối lệnh để thực hiện một chức năng trong chương trình) mang tên rangeCheck để kiểm tra độ rộng của một mảng mà bất cứ lập trình viên nào cũng có thể viết được và sẽ cảm thấy cực kì khó khăn nếu nó khác với 9 dòng code đã nói trong tiêu đề, ngay cả với những người mới bắt đầu cũng có thể viết như vậy.

2016858b8507-2b8b-4478-9f9a-cfa334db7c90.jpg

Theo như Google, họ đã cố gắng để không có bất cứ một dòng lệnh nào trong Android sao chép từ Java của Oracle, nhưng lại có một lập trình viên mang tên Joshua Bloch, sử dụng 9 dòng code này làm phương án tạm thời. Điều buồn cười lại nằm ở chỗ, Joshua đã làm việc tại Sun trước khi vào dự án Android của Google năm 2008. Trong khoảng thời gian đó, anh này vẫn cung cấp mã nguồn mở cho OpenJDK và thật éo le hơn nữa, Joshua lại đóng góp code cho OpenJDK thuộc quyền quản lý của Sun. Và nếu ai thắc mắc về lý do code của Joshua được chọn, thuật toán của anh này cho phép sắp xếp mảng nhanh hơn với rangeCheck, dựa trên TimSort trong Python.

Trả lời về vấn đề này, Bloch nói rằng anh không nhớ đã truy cập vào bất kì code bản quyền nào khi làm việc với Android, nhưng lại thừa nhận rằng code này là trùng hợp và xin lỗi về sai lầm này. Và như vậy, mặc dù là tác giả, thật là vô duyên khi Blosh lại không có quyền quyết định sáng tác của mình. Những dòng code này cũng được Google xoá sạch từ phiên bản Android 4.0 trở đi.

Nguồn: fossbyte
 

iwibethbe

New Member
Ðề: Cuộc chiến Oracle và Google: 9 dòng code trị giá 9 triệu USD

giông giống như trong silicon valley lol
 

sagitagi

Active Member
Ðề: Cuộc chiến Oracle và Google: 9 dòng code trị giá 9 triệu USD

Oracle đâu đủ tuổi để đấu lại Google nhỉ
 

techy

New Member
Ðề: Cuộc chiến Oracle và Google: 9 dòng code trị giá 9 triệu USD

Bài này có chi tiết sai trầm trọng nè:
Oracle đòi Google tới gần 9 tỉ USD, chứ không phải 9 triệu USD.

Vụ này kéo dài từ 2010 tới giờ. Oracle vốn là một thằng khốn trong giới công nghệ, đặc biệt đối với giới lập trình viên và cộng đồng mã nguồn mở.

Năm 2010, Oracle bắt đầu khởi kiện Google về bản quyền Java trong Android, bao gồm việc sử dụng 37 APIs. Ban đầu Oracle đòi bồi thường 6.1 tỉ USD. Nhưng toà không chấp thuận và yêu cầu điều chỉnh con số này mới cho tiến hành khởi kiện.
Năm 2012, tòa phán quyết rằng Oracle không có cơ sở để kiện vì APIs không thể đăng ký bản quyền (copyright). Đăng ký sáng chế (patents) thì được. Và Google không phải bồi thường xu nào. Ngược lại, Oracle phải trả cho Google hơn 1 triệu USD tiền án phí. Oracle thề sẽ báo thù bằng việc kháng án.
Thời điểm này Google cũng chỉ thẳng mặt chửi ba đại gia Apple, Oracle và Microsoft về hành vi ti tiện khi muốn cạnh tranh với Android bằng các cuộc chiến pháp lý hòng dìm đối thủ một cách dơ bẩn, chứ không phải là cố gắng sáng tạo và tạo ra một sản phẩm tốt hơn Android. Và thời điểm 2011 thì ta có nhớ là Google mua lại mảng di động của Motorola vì cái Google nhắm đến là những bằng sáng chế di động của Motorola, một động thái bảo vệ cho Android trước ba thằng hung hãn kia. Sau đó thì Google bán lại Motorola mobility cho Lenovo (nếu nhớ không lầm), dĩ nhiên không bán các bằng sáng chế kia.

Vụ kiện Google và Oracle lại tiếp diễn mới đây như bài điểm báo này cho biết. Oracle đòi gần 9 tỉ đô cho 37 APIs, và 9 dòng code như trên. Tuy cơ thắng của Oracle cũng ít nhưng giới lập trình viên và cộng đồng nguồn mở rất lo sợ kết quả ngược lại. Vì một khi tòa tạo tiền lệ công nhận quyền copyright với APIs cho Oracle thì từ nay về sau các công ty sẽ cực kỳ khốn khổ, sẽ không có nhiều không gian để sáng tạo. Vì APIs giống như một giao diện để các chương trình máy tính nói chuyện với nhau, và CEO Alphabet Sergey Brin nói là Silicon Valley hoàn toàn ngầm hiểu là APIs không có copyright và có thể sử dụng thoải mái lẫn nhau.

Vụ này khá hấp dẫn, đa phần những ai là lập trình viên đều hiểu rõ API là gì và sự nguy hiểm của vụ kiện này với cả thế giới, nhưng hội đồng Jury của tòa án liệu có hiểu không? Có khi họ còn không phân biệt được API với Apple Iphone nữa là.

Còn tại sao mình nói Oracle là một thằng khốn?

- Đầu năm 2010, Oracle mua lại SUN. Người ta nói đó là một thương vụ thất bại. Oracle bù lại thất bại đó bằng cách bắt đầu khởi kiện các công ty khác dựa trên những bằng sáng chế của SUN. Bản thân SUN là công ty rất ủng hộ Mã nguồn Mở. JAVA là mã nguồn mở và miễn phí. SUN trước đó cũng tỏ ý hài lòng khi Google chọn JAVA + linux làm nền cho Android. Cuối năm 2010 Oracle bắt đầu khởi kiện Google.
- Open SOLARIS là hệ điều hành của SUN, mã nguồn mở. Năm 2011, Oracle quyết định phát triển theo hướng mã nguồn kín. Và các developer trước tin này, đã "bỏ chạy" và rẽ nhánh sang dự án khác (OpenIndiana).
- Ngay sau khi mua lại SUN, Oracle tuyên bố đóng source OpenSSO.
- OpenOffice.org là phần mềm mã nguồn mở tương tự Microsoft Office, vốn được SUN chống lưng cho các developer trong suốt 10 năm (1999-2009). Các developer của OpenOffice.org thành lập The Document Foundation, và được hỗ trợ của Google, Novell, Red Hat, Canonical (Ubuntu), tuy nhiên không được Oracle nhượng quyền thương hiệu OpenOffice.org nên họ quyết định rẽ nhánh sang phát triển LibreOffice. Oracle không hỗ trợ một tí gì cho LibreOffice mà còn yêu cầu các lập trình viên có dính dáng tới LibreOffice phải nghỉ việc vì "mâu thuẫn quyền lợi". 33 lập trình viên nộp đơn nghỉ việc ngay sau đó.

Có thể nói Oracle là hiện thân của quỷ dữ trong giới công nghệ, là một kẻ chỉ biết săm soi đi kiện chứ không biết phát triển cái gì tốt đẹp cho đời, là kẻ thù của cộng đồng mã nguồn mở. Trong khi đó bản thân Google và các công ty khác (IBM, HP, Lenovo...) lại hỗ trợ rất tích cực cho mã nguồn mở. Trong cuộc chiến pháp lý này, hy vọng thẩm phán và hội đồng nhìn rõ bản chất của Oracle và phán quyết Google không phải bồi thường xu nào.

Mình sẽ tiếp tục theo dõi vụ kiện và cập nhật nếu thấy thú vị.
 
Bên trên