Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Sau phần reboot The day of future past nhận được rất nhiều lời khen ngợi, Bryan Singer thỏa sức sáng tạo cho những phần tiếp theo về câu chuyện của những dị nhân. Apocalypse không quá xuất sắc nhưng vẫn có thể đạt mức hay và đảm bảo tính giải trí tuyệt đỉnh cho một phim siêu anh hùng.
Khải Huyền
Cuốn sách cuối cùng phần Tân Ước mang tựa đề "Sách Khải Huyền". Trong Anh ngữ có hai tựa đề khác nhau: Revelation và Apocalypse. X-Men phần này lấy tựa đề Khải Huyền mang nhiều hàm ý, mà ngồi vận dụng tình tiết giải thích chắc hết ngày. Tuy nhiên, Galaxy đặt lại tựa Việt thành “Cuộc chiến chống Apocalypse” thì đúng là thảm họa. Bản thân chữ Khải Huyền có lẽ đại đa số khó hiểu, và liên quan đến Kinh Thánh nên ngại dùng, nhưng đặt thành tựa đề như tại Việt Nam càng khó hiểu hơn. Tốt nhất cứ để Khải Huyền là hay nhất, vừa bí ẩn, kích thích, lại có nhiều ẩn ý.
Đa số với những người thường, nghe Khải Huyền người ta thường liên tưởng đến … tận thế, nhưng thực tế nó không hẳn là như vậy. "Khải Huyền" nghĩa là vén lên tấm màn che giấu những bí mật, bao gồm những mặc khải của Thiên Chúa, một cuốn sách đầy biểu tượng ẩn dụ chứ không phải theo nghĩa đen của câu chuyện. Tương lai luôn là điều mà con người luôn muốn biết và người ta luôn suy đoán, tò mò về tương lai bất định.
Vậy thì tại sao X-Men phần này lại mang tên Khải Huyền? Trong một thị kiến tiên tri trong Sách Khải Huyền, Chúa đã tiên báo về việc thánh địa Jerusalem bị tàn phá với những mô tả về ngày tận thế, nhưng sau đó được xây dựng lại cho cuộc khải hoàn. Tư tưởng chính của kẻ phản diện phần này cũng vậy, “chẳng thà hủy diệt tất cả, rồi ta sẽ xây lại đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (nghe quen quen).
Câu chuyện dài nhưng đầy đủ
X-Men Apocalypse thực sự khiến người xem choáng ngợp với những phút đầu phim khi trở về 3.900 năm trước công nguyên, đến với thế giới thời hoang sơ và những kẻ đột biến lâu đời nhất trong lịch sử. Những đại cảnh rộng lớn, không khí gấp gáp và cuộc biến cố đầy “kinh điển” của mọi triều đại thực sự thu hút người xem. Đạo diễn rất khéo léo khi đặt viên gạch nền móng vào đầu người xem ngay những phút đầu và có thể phát triển nó bất cứ lúc nào về sau.
Tiếp sau đó là phần giới thiệu về số phận các nhân vật sau sự kiện 1973 trong The day of future past và giới thiệu thêm những nhân vật mới như Jean Grey, Cyclops, Nightcrawler, Storm, Angel và Psylocke … Mỗi nhân vật đều được giới thiệu khá gọn gàng và liên tục. Vừa đủ để người xem hiểu vai trò và năng lực, đương nhiên, xuất xứ và những câu chuyện liên quan thì những người đọc truyện sẽ hiểu rõ hơn.
Về cơ bản, câu chuyện chính của X-Men Apocalypse xoay quanh sự trỗi dậy của người đột biến lâu đời (và quyền năng nhất) trong lịch sử loài người, En Sabah Nur. Với mong muốn thay đổi thế giới và lập lại trật tự mới. Cuộc “nội chiến” của những dị nhân lại diễn ra và kết cục thì đương nhiên ai cũng biết.
Điểm hay của phim là giữ được nhịp thu hút, nhiều người than phim buồn ngủ, thực ra khi bạn đã buồn ngủ thì chỉ có xem JAV bạn mới hết buồn ngủ thôi. X-Men Apocalypse dẫn dắt người xem qua nhiều sự kiện khác nhau, có mạnh mẽ, có thâm trầm, có giải thích, có chiến đấu … Để rồi tập hợp lại trong một trận chiến cuối cùng hoành tráng, đầy đủ các món ăn chơi, thỏa mãn người xem sau khi bước ra rạp.
Tứ kỵ sĩ Khải Huyền
Tương truyền rằng trong cánh tay phải của Chúa có ẩn tàng bảy cái thiên ấn. Khi Chúa mở bốn cái dấu đầu tiên, sẽ có bốn quái thú hình người cưỡi trên bốn con kỵ mã màu trắng, đỏ, đen và xanh xám; tượng trưng cho sự xâm lược, chiến tranh, đói kém và chết chóc. Chuyện về “bốn kỵ sĩ của ngày tận thế” đến hủy diệt thế giới được viết trong Sách Khải Huyền. Bốn kị sĩ Khải huyền trong Kinh Thánh vốn không hề có tên và chỉ được phân biệt dựa trên màu sắc các con ngựa đi cùng cũng như những tai họa mà họ mang đến. Tứ kị sĩ đã từng là những vị thần chính nghĩa, đã từng là những người tốt và đã từng là những thống lãnh can đảm. Nhưng thiên đường đã chối bỏ họ, dẫn đến cuộc thay đổi vào ngày tận thế.
X-Men Apocalypse cũng lấy cảm hứng từ “Tứ kỵ sĩ Khải Huyền” khi xây dựng nên bộ tứ Magneto, Storm, Angel và Psylocke phò tá cho En Sabah Nur trong công cuộc hủy diệt thế giới. Đáng tiếc rằng, ngoài Magneto có vẻ xứng đáng nhất thì mấy người còn lại chỉ là đám lăng quăng nhạt nhòa, thiếu cá tính, thiếu sức sống. Tất nhiên, cũng nên thông cảm cho đạo diễn, trong một bộ phim có quá nhiều nhân vật thì việc chia đất xuất hiện là rất khó khăn, trong khi tuyến nhân vật Tứ kỵ sĩ lại không phải yếu tố chủ chốt, tất cả dồn vào cho “ông thần mấy ngàn năm tuổi” kia.
Chủng tộc thượng đẳng
Nếu nói về thuyết này thì có lẽ nó bắt nguồn từ khi con người biết nhận thức được vị thế, biết nhận ra sự khác biệt và nhất là tự cho mình hơn tất thảy người thường. Ví như những vua chúa luôn cho mình cao quý hơn người, con trời chẳng hạn, hay là Adolf Hitler luôn cho rằng chủng tộc Aryan là chủng tộc thượng đẳng đứng trên các chủng tộc khác. Thuyết chủng tộc thượng đẳng cũng chính là thứ gây nên nhiều cuộc xung đột mâu thuẫn không có hồi kết.
Trong rất nhiều bộ phim siêu anh hùng gần đây, cái cốt lõi này luôn được đem ra mổ xẻ, Superman đứng trên con người, rồi các siêu anh hùng Avenger đứng trên con người và đến X-Men, những người đột biến liệu có đứng trên thống trị con người hay không? En Sabah Nur tin là vậy, lý tưởng của hắn là người đột biến là chủng tộc thượng đẳng, ở vị thế cao hơn người thường, gần với Thần thánh (bản thân hắn cũng xưng thần). Vậy nên cuộc chiến diễn ra là không thể tránh khỏi. Tất nhiên, theo quan điểm duy mỹ thì ở đâu cũng có người tốt người xấu, và kết cục đương nhiên là loài người yếu đuối sẽ được che chở bởi những dị nhân (cũng như sự che chở của Avenger hay Superman, dù khó mà tìm ra được lý do tại sao phải thế).
Những át chủ bài
Nếu như những phần trước của X-Men thường khiến người xem chú ý đến cuộc xung đột và mối quan hệ tình ái của Giáo sư X và Magneto thì ở phần này không còn chú trọng nhiều nữa. Hoặc ở phần trước, Mystique được nâng lên làm thành nhân tố chính thì ở phần này lại lui xuống một chút trong việc làm thủ lĩnh tinh thần cho tụi nhỏ.
Át chủ bài chính trong phim này là những người mới, trong đó chắc chắn phải kể đến “Sansa Stark” Jean Grey, truyền nhân của Giáo sư X. Việc xây dựng nhân vật này bài bản, lớp lang và đủ ấn tượng ở những phút cuối.
Át chủ bài tiếp theo là Quicksilver, trên nền nhạc sôi động của ca khúc Sweet Dreams (Are Made of This), Quicksilver quẩy tưng bừng và mang lại nhiều phấn khích cho người xem. Ngoài ra, nhân vật này còn là tác nhân chính ảnh hưởng tới Magneto ở cuối phim.
Một nhân vật không thể không nhắc đến là “anh chồn”, dù chỉ xuất hiện có vài phút, giết người như nghóe, mấy móng sắt vung lên chơm chớp và bỏ chạy mất vào rừng nhưng ai cũng cảm thấy đã và hào hứng. Có lẽ phần Wolverine tiếp theo sẽ rất được mong đợi sau cú pr mạnh mẽ trong Apocalypse như thế này.
Hài hước nhưng thiếu thâm sâu
X-Men Apocalypse bên cạnh những đại cảnh hoành tráng, những màn kỹ xảo cháy nổ ngợp trời thì chất hài hước luôn luôn hiển hiện. Quicksilver rồi Nightcrawler mỗi lần xuất hiện là lại mang cảm giác buồn cười. Các nhân vật khác trong phim cũng có nét hài tưng tửng trong từng câu nói. Ngay cả “ông thần” En Sabah Nur của buồn cười, “ông đã ở đâu khi cha mẹ ta bị giết hại? Ta ngủ”.
Tuy vậy, sự thâm sâu trong câu chuyện, trong lời nói, trong thông điệp chuyển tải của X-Men dường như là không có. Chuyện chỉ có vậy và kết thúc như vậy, đơn giản, không cần nghĩ nhiều.
Ngoài ra, việc xây dựng nhân vật phản diện chính là En Sabah Nur cũng chưa được hoàn hảo. Ban đầu thì có vẻ rất ghê, sau đó thì toàn nói và nói, đến cuối phim thì đấm đá lèo tèo chứ không ấn tượng mấy. Kẻ đột biến lâu đời và quyền năng nhất lịch sử loài người mà đánh chưa đã lắm.
Kết
X-Men Apocalypse không quá hay nhưng vẫn đạt như kỳ vọng, một cuộc chiến, một cuộc tranh đấu giữa những quan điểm về vị thế của giống loài. Những dị nhân ngày một tiến bộ và chắc chắn câu chuyện về các X-Men vẫn sẽ được tiếp tục nếu vẫn cứ làm tốt như thế này.
Khải Huyền
Cuốn sách cuối cùng phần Tân Ước mang tựa đề "Sách Khải Huyền". Trong Anh ngữ có hai tựa đề khác nhau: Revelation và Apocalypse. X-Men phần này lấy tựa đề Khải Huyền mang nhiều hàm ý, mà ngồi vận dụng tình tiết giải thích chắc hết ngày. Tuy nhiên, Galaxy đặt lại tựa Việt thành “Cuộc chiến chống Apocalypse” thì đúng là thảm họa. Bản thân chữ Khải Huyền có lẽ đại đa số khó hiểu, và liên quan đến Kinh Thánh nên ngại dùng, nhưng đặt thành tựa đề như tại Việt Nam càng khó hiểu hơn. Tốt nhất cứ để Khải Huyền là hay nhất, vừa bí ẩn, kích thích, lại có nhiều ẩn ý.
Đa số với những người thường, nghe Khải Huyền người ta thường liên tưởng đến … tận thế, nhưng thực tế nó không hẳn là như vậy. "Khải Huyền" nghĩa là vén lên tấm màn che giấu những bí mật, bao gồm những mặc khải của Thiên Chúa, một cuốn sách đầy biểu tượng ẩn dụ chứ không phải theo nghĩa đen của câu chuyện. Tương lai luôn là điều mà con người luôn muốn biết và người ta luôn suy đoán, tò mò về tương lai bất định.
Vậy thì tại sao X-Men phần này lại mang tên Khải Huyền? Trong một thị kiến tiên tri trong Sách Khải Huyền, Chúa đã tiên báo về việc thánh địa Jerusalem bị tàn phá với những mô tả về ngày tận thế, nhưng sau đó được xây dựng lại cho cuộc khải hoàn. Tư tưởng chính của kẻ phản diện phần này cũng vậy, “chẳng thà hủy diệt tất cả, rồi ta sẽ xây lại đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (nghe quen quen).
Câu chuyện dài nhưng đầy đủ
X-Men Apocalypse thực sự khiến người xem choáng ngợp với những phút đầu phim khi trở về 3.900 năm trước công nguyên, đến với thế giới thời hoang sơ và những kẻ đột biến lâu đời nhất trong lịch sử. Những đại cảnh rộng lớn, không khí gấp gáp và cuộc biến cố đầy “kinh điển” của mọi triều đại thực sự thu hút người xem. Đạo diễn rất khéo léo khi đặt viên gạch nền móng vào đầu người xem ngay những phút đầu và có thể phát triển nó bất cứ lúc nào về sau.
Tiếp sau đó là phần giới thiệu về số phận các nhân vật sau sự kiện 1973 trong The day of future past và giới thiệu thêm những nhân vật mới như Jean Grey, Cyclops, Nightcrawler, Storm, Angel và Psylocke … Mỗi nhân vật đều được giới thiệu khá gọn gàng và liên tục. Vừa đủ để người xem hiểu vai trò và năng lực, đương nhiên, xuất xứ và những câu chuyện liên quan thì những người đọc truyện sẽ hiểu rõ hơn.
Về cơ bản, câu chuyện chính của X-Men Apocalypse xoay quanh sự trỗi dậy của người đột biến lâu đời (và quyền năng nhất) trong lịch sử loài người, En Sabah Nur. Với mong muốn thay đổi thế giới và lập lại trật tự mới. Cuộc “nội chiến” của những dị nhân lại diễn ra và kết cục thì đương nhiên ai cũng biết.
Điểm hay của phim là giữ được nhịp thu hút, nhiều người than phim buồn ngủ, thực ra khi bạn đã buồn ngủ thì chỉ có xem JAV bạn mới hết buồn ngủ thôi. X-Men Apocalypse dẫn dắt người xem qua nhiều sự kiện khác nhau, có mạnh mẽ, có thâm trầm, có giải thích, có chiến đấu … Để rồi tập hợp lại trong một trận chiến cuối cùng hoành tráng, đầy đủ các món ăn chơi, thỏa mãn người xem sau khi bước ra rạp.
Tứ kỵ sĩ Khải Huyền
Tương truyền rằng trong cánh tay phải của Chúa có ẩn tàng bảy cái thiên ấn. Khi Chúa mở bốn cái dấu đầu tiên, sẽ có bốn quái thú hình người cưỡi trên bốn con kỵ mã màu trắng, đỏ, đen và xanh xám; tượng trưng cho sự xâm lược, chiến tranh, đói kém và chết chóc. Chuyện về “bốn kỵ sĩ của ngày tận thế” đến hủy diệt thế giới được viết trong Sách Khải Huyền. Bốn kị sĩ Khải huyền trong Kinh Thánh vốn không hề có tên và chỉ được phân biệt dựa trên màu sắc các con ngựa đi cùng cũng như những tai họa mà họ mang đến. Tứ kị sĩ đã từng là những vị thần chính nghĩa, đã từng là những người tốt và đã từng là những thống lãnh can đảm. Nhưng thiên đường đã chối bỏ họ, dẫn đến cuộc thay đổi vào ngày tận thế.
X-Men Apocalypse cũng lấy cảm hứng từ “Tứ kỵ sĩ Khải Huyền” khi xây dựng nên bộ tứ Magneto, Storm, Angel và Psylocke phò tá cho En Sabah Nur trong công cuộc hủy diệt thế giới. Đáng tiếc rằng, ngoài Magneto có vẻ xứng đáng nhất thì mấy người còn lại chỉ là đám lăng quăng nhạt nhòa, thiếu cá tính, thiếu sức sống. Tất nhiên, cũng nên thông cảm cho đạo diễn, trong một bộ phim có quá nhiều nhân vật thì việc chia đất xuất hiện là rất khó khăn, trong khi tuyến nhân vật Tứ kỵ sĩ lại không phải yếu tố chủ chốt, tất cả dồn vào cho “ông thần mấy ngàn năm tuổi” kia.
Chủng tộc thượng đẳng
Nếu nói về thuyết này thì có lẽ nó bắt nguồn từ khi con người biết nhận thức được vị thế, biết nhận ra sự khác biệt và nhất là tự cho mình hơn tất thảy người thường. Ví như những vua chúa luôn cho mình cao quý hơn người, con trời chẳng hạn, hay là Adolf Hitler luôn cho rằng chủng tộc Aryan là chủng tộc thượng đẳng đứng trên các chủng tộc khác. Thuyết chủng tộc thượng đẳng cũng chính là thứ gây nên nhiều cuộc xung đột mâu thuẫn không có hồi kết.
Trong rất nhiều bộ phim siêu anh hùng gần đây, cái cốt lõi này luôn được đem ra mổ xẻ, Superman đứng trên con người, rồi các siêu anh hùng Avenger đứng trên con người và đến X-Men, những người đột biến liệu có đứng trên thống trị con người hay không? En Sabah Nur tin là vậy, lý tưởng của hắn là người đột biến là chủng tộc thượng đẳng, ở vị thế cao hơn người thường, gần với Thần thánh (bản thân hắn cũng xưng thần). Vậy nên cuộc chiến diễn ra là không thể tránh khỏi. Tất nhiên, theo quan điểm duy mỹ thì ở đâu cũng có người tốt người xấu, và kết cục đương nhiên là loài người yếu đuối sẽ được che chở bởi những dị nhân (cũng như sự che chở của Avenger hay Superman, dù khó mà tìm ra được lý do tại sao phải thế).
Những át chủ bài
Nếu như những phần trước của X-Men thường khiến người xem chú ý đến cuộc xung đột và mối quan hệ tình ái của Giáo sư X và Magneto thì ở phần này không còn chú trọng nhiều nữa. Hoặc ở phần trước, Mystique được nâng lên làm thành nhân tố chính thì ở phần này lại lui xuống một chút trong việc làm thủ lĩnh tinh thần cho tụi nhỏ.
Át chủ bài chính trong phim này là những người mới, trong đó chắc chắn phải kể đến “Sansa Stark” Jean Grey, truyền nhân của Giáo sư X. Việc xây dựng nhân vật này bài bản, lớp lang và đủ ấn tượng ở những phút cuối.
Át chủ bài tiếp theo là Quicksilver, trên nền nhạc sôi động của ca khúc Sweet Dreams (Are Made of This), Quicksilver quẩy tưng bừng và mang lại nhiều phấn khích cho người xem. Ngoài ra, nhân vật này còn là tác nhân chính ảnh hưởng tới Magneto ở cuối phim.
Một nhân vật không thể không nhắc đến là “anh chồn”, dù chỉ xuất hiện có vài phút, giết người như nghóe, mấy móng sắt vung lên chơm chớp và bỏ chạy mất vào rừng nhưng ai cũng cảm thấy đã và hào hứng. Có lẽ phần Wolverine tiếp theo sẽ rất được mong đợi sau cú pr mạnh mẽ trong Apocalypse như thế này.
Hài hước nhưng thiếu thâm sâu
X-Men Apocalypse bên cạnh những đại cảnh hoành tráng, những màn kỹ xảo cháy nổ ngợp trời thì chất hài hước luôn luôn hiển hiện. Quicksilver rồi Nightcrawler mỗi lần xuất hiện là lại mang cảm giác buồn cười. Các nhân vật khác trong phim cũng có nét hài tưng tửng trong từng câu nói. Ngay cả “ông thần” En Sabah Nur của buồn cười, “ông đã ở đâu khi cha mẹ ta bị giết hại? Ta ngủ”.
Tuy vậy, sự thâm sâu trong câu chuyện, trong lời nói, trong thông điệp chuyển tải của X-Men dường như là không có. Chuyện chỉ có vậy và kết thúc như vậy, đơn giản, không cần nghĩ nhiều.
Ngoài ra, việc xây dựng nhân vật phản diện chính là En Sabah Nur cũng chưa được hoàn hảo. Ban đầu thì có vẻ rất ghê, sau đó thì toàn nói và nói, đến cuối phim thì đấm đá lèo tèo chứ không ấn tượng mấy. Kẻ đột biến lâu đời và quyền năng nhất lịch sử loài người mà đánh chưa đã lắm.
Kết
X-Men Apocalypse không quá hay nhưng vẫn đạt như kỳ vọng, một cuộc chiến, một cuộc tranh đấu giữa những quan điểm về vị thế của giống loài. Những dị nhân ngày một tiến bộ và chắc chắn câu chuyện về các X-Men vẫn sẽ được tiếp tục nếu vẫn cứ làm tốt như thế này.
Bùi An
[email protected]
[email protected]
Chỉnh sửa lần cuối: