torune
Film critic
Lần cuối cùng, Pixar để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ bằng một tác phẩm ăn theo ('Monsters University'). Bẵng đi đúng 2 năm, studio tái xuất cùng một nguyên tác, minh chứng cho sức sáng tạo chưa bao giờ cạn của mình; kèm theo đó là một cốt truyện đột phá cuốn hút cả trẻ em lẫn người lớn.
Tính sáng tạo là yếu tố không thể bàn cãi khi nhắc đến một nguyên tác ở bất kỳ lãnh vực nghệ thuật nào. 'Inside Out' đạt điểm tuyệt đối từ khâu ý tưởng đến kịch bản. Chỉ cần thổi 5 sắc thái (Buồn, Vui, Giận, Kiêu, Sợ) vào một câu chuyện gia đình thường nhật, bộ phim đã trở thành một sản phẩm mới toanh trong lịch sử sản xuất của Pixar.
'Inside Out' dễ coi, dễ cảm đối với người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, quan điểm hai phía sẽ rất khác nhau. Với trẻ em, bộ phim - như bao sản phẩm hoạt hình khác - lý giải những vấn đề phi logic bằng trí tưởng tượng của tác giả, thêm chút màu sắc, âm nhạc... vậy là đủ.
Nhưng, với người lớn, hoặc một vài trẻ em già trước tuổi, họ sẽ nhận ra được chiều sâu của 'Inside Out'. Cuộc sống không phải là những mảng màu rạch ròi, bất biến(tượng trưng cho cảm xúc <theo như phim>). Thay vào đó, cuộc sống là kết tinh của những cảm xúc đan xen nhau. Vui, buồn, giận, kiêu và sợ. Chúng kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên và không theo công thức nào cả, một khi chúng ta (nói chung) hay nhân vật chính (nói riêng) bước qua ngưỡng cửa mang tên 'trưởng thành'.
Chỉ thiếu chút nữa thôi, 'Inside Out' sẽ đạt điểm tuyệt đối nhưng một chi tiết khá nặng nề trong kịch bản đã ngăn cản điều đó. Chi tiết này cực kỳ 'không thân thiện' với trẻ em. Đó là sự hy sinh mà không có phép màu. Phép màu - hoặc những đoạn kết bất ngờ nhưng có hậu - xuất hiện rất nhiều trong các phim hoạt hình trước của Pixar. Nhưng, lần này thì không.
Có lẽ vì 'Inside Out' không có nhân vật phản diện hoặc đây là cách nhà biên kịch làm chùn đi cảm xúc của khán giả để tăng phần phấn khích cho đoạn kết phía sau. Dù gì đi chăng nữa, chi tiết này cực kỳ 'không thân thiện' với trẻ em. Trẻ em thì nghĩ đó là sự mất mát. Còn người lớn, họ sẽ nghĩ đây là sự đánh đổi nếu không muốn spoil rằng: người lớn hy sinh sự sáng tạo trong quá trình trưởng thành, thay vào đó, họ nhận lại những xúc cảm không rõ ràng trên hành trình vô bờ bến hướng về tương lai.
Tạm gác kịch bản qua một bên, hình ảnh và âm thanh của 'Inside Out' thật sự không ấn tượng. Đã qua cái thời các studio chạy đua phần cứng đồ họa. Ý tưởng đột phá mới chính là lợi thế cạnh tranh và giúp một bộ phim thành công. Người viết bài xem bản lồng tiếng (Việt) và cũng khuyên bạn đọc xem bản này bởi mọi thứ đều được Việt hóa, ngay cả những chi tiết nhỏ như tờ báo mà Giận cầm đọc hay bảng tên trên mỗi xứ sở trong đầu của nhân vật chính. Thêm nữa, diễn viên lồng tiếng rất hóm hỉnh. Họ chuyển ngữ những câu hài từ tiếng Anh sang tiếng Việt mà không bị thô. Tóm lại, gần đây, lồng tiếng trong phim hoạt hình không còn là thảm họa như lúc trước nữa.
Lan man một chút về phim ngắn mở màn - 'Lava'. Trong lịch sử, các phim ngắn tặng kèm của Pixar rất được chăm chút. Nhưng, từ 'The Blue Umbrella' (2013) cho đến sản phẩm mới nhất là 'Lava', theo người viết bài, Pixar đã đi 2 bước lùi. 'Lava' chẳng khác gì một MV ca nhạc tuần túy. Nó không dở. Tạm được, dễ xem, dễ nghe... nhưng không thể nào lại là một phim ngắn khẳng định tính đột phá (ở nội dung lẫn hình ảnh) của Pixar, như những người tiền nhiệm đã làm.
Giải thích điều này, có 2 lý do: 1 - nhà sản xuất đã lấy bớt tâm huyết bỏ vô phim chính ('Inside Out'); 2 - nguồn lực sẽ dồn hết sang 'Sanjay's Super Team' (phim ngắn mở màn cho 'The Good Dinosaur' <ra mắt cuối năm nay>).
Nhìn chung, 'Inside Out' là một nguyên tác đáng để người hâm mộ mong chờ đồng thời chứng tỏ phong độ không hề giảm sút của Pixar, trên thị trường hoạt hình xét ở mặt hình ảnh lẫn nội dung. Duy chỉ có một điểm lặng (trong kịch bản) gợi nhiều suy ngẫm cho người lớn và không thân thiện với trẻ em. Thành công của 'Inside Out' tại phòng vé và phản hồi tích cực từ các diễn đàn phê bình là một điểm sáng to đùng giữa trào lưu reboot, remake, sequel, prequel... búa lua xua đang làm mất phương hướng cũng như giết đi tính sáng tạo của các nhà làm phim lớn nhỏ.

Tính sáng tạo là yếu tố không thể bàn cãi khi nhắc đến một nguyên tác ở bất kỳ lãnh vực nghệ thuật nào. 'Inside Out' đạt điểm tuyệt đối từ khâu ý tưởng đến kịch bản. Chỉ cần thổi 5 sắc thái (Buồn, Vui, Giận, Kiêu, Sợ) vào một câu chuyện gia đình thường nhật, bộ phim đã trở thành một sản phẩm mới toanh trong lịch sử sản xuất của Pixar.
'Inside Out' dễ coi, dễ cảm đối với người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, quan điểm hai phía sẽ rất khác nhau. Với trẻ em, bộ phim - như bao sản phẩm hoạt hình khác - lý giải những vấn đề phi logic bằng trí tưởng tượng của tác giả, thêm chút màu sắc, âm nhạc... vậy là đủ.
Nhưng, với người lớn, hoặc một vài trẻ em già trước tuổi, họ sẽ nhận ra được chiều sâu của 'Inside Out'. Cuộc sống không phải là những mảng màu rạch ròi, bất biến(tượng trưng cho cảm xúc <theo như phim>). Thay vào đó, cuộc sống là kết tinh của những cảm xúc đan xen nhau. Vui, buồn, giận, kiêu và sợ. Chúng kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên và không theo công thức nào cả, một khi chúng ta (nói chung) hay nhân vật chính (nói riêng) bước qua ngưỡng cửa mang tên 'trưởng thành'.
Chỉ thiếu chút nữa thôi, 'Inside Out' sẽ đạt điểm tuyệt đối nhưng một chi tiết khá nặng nề trong kịch bản đã ngăn cản điều đó. Chi tiết này cực kỳ 'không thân thiện' với trẻ em. Đó là sự hy sinh mà không có phép màu. Phép màu - hoặc những đoạn kết bất ngờ nhưng có hậu - xuất hiện rất nhiều trong các phim hoạt hình trước của Pixar. Nhưng, lần này thì không.
Có lẽ vì 'Inside Out' không có nhân vật phản diện hoặc đây là cách nhà biên kịch làm chùn đi cảm xúc của khán giả để tăng phần phấn khích cho đoạn kết phía sau. Dù gì đi chăng nữa, chi tiết này cực kỳ 'không thân thiện' với trẻ em. Trẻ em thì nghĩ đó là sự mất mát. Còn người lớn, họ sẽ nghĩ đây là sự đánh đổi nếu không muốn spoil rằng: người lớn hy sinh sự sáng tạo trong quá trình trưởng thành, thay vào đó, họ nhận lại những xúc cảm không rõ ràng trên hành trình vô bờ bến hướng về tương lai.

Tạm gác kịch bản qua một bên, hình ảnh và âm thanh của 'Inside Out' thật sự không ấn tượng. Đã qua cái thời các studio chạy đua phần cứng đồ họa. Ý tưởng đột phá mới chính là lợi thế cạnh tranh và giúp một bộ phim thành công. Người viết bài xem bản lồng tiếng (Việt) và cũng khuyên bạn đọc xem bản này bởi mọi thứ đều được Việt hóa, ngay cả những chi tiết nhỏ như tờ báo mà Giận cầm đọc hay bảng tên trên mỗi xứ sở trong đầu của nhân vật chính. Thêm nữa, diễn viên lồng tiếng rất hóm hỉnh. Họ chuyển ngữ những câu hài từ tiếng Anh sang tiếng Việt mà không bị thô. Tóm lại, gần đây, lồng tiếng trong phim hoạt hình không còn là thảm họa như lúc trước nữa.
Lan man một chút về phim ngắn mở màn - 'Lava'. Trong lịch sử, các phim ngắn tặng kèm của Pixar rất được chăm chút. Nhưng, từ 'The Blue Umbrella' (2013) cho đến sản phẩm mới nhất là 'Lava', theo người viết bài, Pixar đã đi 2 bước lùi. 'Lava' chẳng khác gì một MV ca nhạc tuần túy. Nó không dở. Tạm được, dễ xem, dễ nghe... nhưng không thể nào lại là một phim ngắn khẳng định tính đột phá (ở nội dung lẫn hình ảnh) của Pixar, như những người tiền nhiệm đã làm.
Giải thích điều này, có 2 lý do: 1 - nhà sản xuất đã lấy bớt tâm huyết bỏ vô phim chính ('Inside Out'); 2 - nguồn lực sẽ dồn hết sang 'Sanjay's Super Team' (phim ngắn mở màn cho 'The Good Dinosaur' <ra mắt cuối năm nay>).
Nhìn chung, 'Inside Out' là một nguyên tác đáng để người hâm mộ mong chờ đồng thời chứng tỏ phong độ không hề giảm sút của Pixar, trên thị trường hoạt hình xét ở mặt hình ảnh lẫn nội dung. Duy chỉ có một điểm lặng (trong kịch bản) gợi nhiều suy ngẫm cho người lớn và không thân thiện với trẻ em. Thành công của 'Inside Out' tại phòng vé và phản hồi tích cực từ các diễn đàn phê bình là một điểm sáng to đùng giữa trào lưu reboot, remake, sequel, prequel... búa lua xua đang làm mất phương hướng cũng như giết đi tính sáng tạo của các nhà làm phim lớn nhỏ.
[video=youtube;rOYhoc4CTX0]https://www.youtube.com/watch?v=rOYhoc4CTX0[/video]
Trailer lồng tiếng Việt
Trailer lồng tiếng Việt
torune@hdvietnam