torune
Film critic
Với Microsoft, Windows XP vẫn là một món quà đặc biệt mãi mãi trường tồn theo thời gian dù đã bị ngưng phân phối từ năm 2010 và dừng cập nhật gần 1 năm nay. Khách hàng cực kỳ bự mới nhất của sản phẩm cũ kỹ này là Bộ Tư lệnh Tác chiến Hải quân và Vũ trụ Hoa Kỳ (SPAWAR) trực thuộc Hải quân Mỹ (US Navy).
Đơn vị quân sự vừa ký hợp đồng trị giá 9,1 triệu USD để Microsoft tiếp tục hỗ trợ các bản cập nhật an ninh cho 100.000 máy trạm hiện vẫn chạy Windows XP, Office 2003, Exchange 2003 và Windows Server 2003.
Hợp đồng có thể được kéo dài tới 2017, chi phí lúc đó có thể lên đến 30,8 triệu USD. Steven Davis, đại diện SPAWAR, phát biểu: "US Navy phụ thuộc vào một lượng lớn ứng dụng và chương trình chạy trên các sản phẩm bản quyền của Windows. Cho tới khi những ứng dụng/chương trình này được làm mới hoặc hết hạn, hệ điều hành cần được hỗ trợ để đảm bảo hiệu năng vận hành".
Ngoài ra, trong một tài liệu chưa phân loại của US Navy, có nhắc đến: "Ứng dụng của Microsoft ảnh hưởng trọng yếu tới hệ thống điều khiển và phát lệnh trên các tàu chiến và những hệ thống đặt trên mặt đất. Những hệ thống bị ảnh hưởng đang kết nối với mạng NIPRnet (để trao đổi thông tin chưa được phân loại) và mạng SIPRnet (để trao đổi thông tin tuyệt mật).
Dĩ nhiên, US Navy đã lên kế hoạch di tản Windows XP bởi sử dụng một HĐH đi sau 10 năm trời khiến hệ thống dễ bị xâm nhập. Trích lời tài liệu: "Nếu không duy trì sự hỗ trợ (từ Microsoft), những lỗ hổng sẽ bị phát hiện mà không nhận được bản vá (patch) nào". Nhưng, cập nhật một hệ thống tầm cỡ không hề dễ. Joe Loomis - chuyên gia an ninh mạng, đồng thời là nhà mật mã học từng làm việc cho US Navy, kiêm CEO của CyberSponse - nhận định: "Không dễ để một tổ chức có quy mô toàn cầu như Hải quân Mỹ cập nhật toàn bộ hệ thống thông tin. Có lẽ, họ đã lên kế hoạch, nhưng không thể làm nhanh được".
Joe còn cho biết, hệ thống thông tin của US Navy dính líu tới rất nhiều hệ thống và phần cứng bản quyền khác không tương thích với Windows 7 trong khi Windows 10 SP1 - HĐH được Hải quân Mỹ lên kế hoạch tái định cư - vẫn chưa ra lò.
Chuyên gia tiếp tục: "US Navy đang trong một tình thế khó khăn. Hiện tại, giải pháp trị giá 9 triệu USD là phương án hoàn hảo bởi số tiền này không thấm tháp gì so với ngân sách thường niên (100 tỷ USD). Và nếu US Navy muốn làm nhanh, chi phí sẽ cao hơn nhiều. Chưa kể, chạy nước rút dễ phát sinh các lỗ hổng bào mật."
Hải quân Mỹ không phải là đơn vị (trực thuộc) Nhà nước đầu tiên chịu chi để được Microsoft tiếp tục hỗ trợ Windows XP. Đầu tháng 4 năm ngoái, Chính phủ Anh đã chi 9,2 triệu USD để mua dịch vụ tương tự trong khi con số (không được tiết lộ) của Chính phủ Hà Lan lên tới hàng triệu EUR. Cùng thời điểm, có khoảng 34.000 - 40.000 nhân viên nhà nước ở xứ sở hoa tuy-líp đang sử dụng Windows XP có bản quyền.
Theo thống kê của nhà phân tích NetMarketshare, tính hết tháng 5/2015, Windows XP vẫn chiếm 14,6% thị phần HĐH sử dụng trên máy tính để bàn. Con số này còn cao hơn cả số liệu (12,88%) của người anh em mới nhất trong dòng họ: Windows 8.1.

Đơn vị quân sự vừa ký hợp đồng trị giá 9,1 triệu USD để Microsoft tiếp tục hỗ trợ các bản cập nhật an ninh cho 100.000 máy trạm hiện vẫn chạy Windows XP, Office 2003, Exchange 2003 và Windows Server 2003.
Hợp đồng có thể được kéo dài tới 2017, chi phí lúc đó có thể lên đến 30,8 triệu USD. Steven Davis, đại diện SPAWAR, phát biểu: "US Navy phụ thuộc vào một lượng lớn ứng dụng và chương trình chạy trên các sản phẩm bản quyền của Windows. Cho tới khi những ứng dụng/chương trình này được làm mới hoặc hết hạn, hệ điều hành cần được hỗ trợ để đảm bảo hiệu năng vận hành".
Ngoài ra, trong một tài liệu chưa phân loại của US Navy, có nhắc đến: "Ứng dụng của Microsoft ảnh hưởng trọng yếu tới hệ thống điều khiển và phát lệnh trên các tàu chiến và những hệ thống đặt trên mặt đất. Những hệ thống bị ảnh hưởng đang kết nối với mạng NIPRnet (để trao đổi thông tin chưa được phân loại) và mạng SIPRnet (để trao đổi thông tin tuyệt mật).
Dĩ nhiên, US Navy đã lên kế hoạch di tản Windows XP bởi sử dụng một HĐH đi sau 10 năm trời khiến hệ thống dễ bị xâm nhập. Trích lời tài liệu: "Nếu không duy trì sự hỗ trợ (từ Microsoft), những lỗ hổng sẽ bị phát hiện mà không nhận được bản vá (patch) nào". Nhưng, cập nhật một hệ thống tầm cỡ không hề dễ. Joe Loomis - chuyên gia an ninh mạng, đồng thời là nhà mật mã học từng làm việc cho US Navy, kiêm CEO của CyberSponse - nhận định: "Không dễ để một tổ chức có quy mô toàn cầu như Hải quân Mỹ cập nhật toàn bộ hệ thống thông tin. Có lẽ, họ đã lên kế hoạch, nhưng không thể làm nhanh được".

Joe còn cho biết, hệ thống thông tin của US Navy dính líu tới rất nhiều hệ thống và phần cứng bản quyền khác không tương thích với Windows 7 trong khi Windows 10 SP1 - HĐH được Hải quân Mỹ lên kế hoạch tái định cư - vẫn chưa ra lò.
Chuyên gia tiếp tục: "US Navy đang trong một tình thế khó khăn. Hiện tại, giải pháp trị giá 9 triệu USD là phương án hoàn hảo bởi số tiền này không thấm tháp gì so với ngân sách thường niên (100 tỷ USD). Và nếu US Navy muốn làm nhanh, chi phí sẽ cao hơn nhiều. Chưa kể, chạy nước rút dễ phát sinh các lỗ hổng bào mật."
Hải quân Mỹ không phải là đơn vị (trực thuộc) Nhà nước đầu tiên chịu chi để được Microsoft tiếp tục hỗ trợ Windows XP. Đầu tháng 4 năm ngoái, Chính phủ Anh đã chi 9,2 triệu USD để mua dịch vụ tương tự trong khi con số (không được tiết lộ) của Chính phủ Hà Lan lên tới hàng triệu EUR. Cùng thời điểm, có khoảng 34.000 - 40.000 nhân viên nhà nước ở xứ sở hoa tuy-líp đang sử dụng Windows XP có bản quyền.

Theo thống kê của nhà phân tích NetMarketshare, tính hết tháng 5/2015, Windows XP vẫn chiếm 14,6% thị phần HĐH sử dụng trên máy tính để bàn. Con số này còn cao hơn cả số liệu (12,88%) của người anh em mới nhất trong dòng họ: Windows 8.1.
Theo BusinessInsider
Chỉnh sửa lần cuối: