Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
Hãy cứ thật lòng với nhau thế này, phim nào mà bị cấm chiếu, bị cấm đoán thì chúng ta càng cố tìm xem cho bằng được. Chưa biết hay dở thế nào nhưng mà bị cấm thì chắc chắn phải có một điều gì đó đáng để chúng ta xem.
Như một nhà phê bình phim nổi tiếng từng nói, nếu muốn bộ phim nào cháy vé, bạn chỉ cần “phê bình” thật nghiêm túc rằng: “phim có quá nhiều cảnh bạo lực và tình dục trần trụi”. Con người vốn dĩ tò mò, như câu chuyện mà chúng ta hay kể cho nhau nghe về nàng Eva xinh đẹp ngây thơ và tò mò. Cái gì càng cấm thì người ta càng muốn làm, hay vậy đấy, và đương nhiên cấm xem phim cũng thế.
Lý do nào cấm chiếu?
Nhắc lại một chút về những bộ phim khá nổi tiếng đã từng bị cấm chiếu trước đây. Đầu tiên là Cyclo (xích-lô), một bộ phim rất nổi tiếng của một đạo diễn cũng nổi tiếng không kém là Trần Anh Hùng. Phim xuất sắc giành giải Sư Tử Vàng tại LHP Venice năm 1995. Lần đầu tiên một đạo diễn người Việt Nam còn rất trẻ, một phim về Việt Nam hiện đại, làm tại Việt Nam với các diễn viên Việt Nam được một giải thưởng vào loại danh giá nhất của điện ảnh thế giới. Nhưng nó đã không được công chiếu chính thức tại các rạp ở Việt Nam.
Thứ đến phải nhắc đến bộ phim đình đám gần đây nhất, Bụi đời chợ lớn. Một bộ phim võ thuật xã hội đen rất được trông chờ của đạo diễn Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn. Với quyết định cấm chiếu vì “quá bạo lực và không đúng hiện thực xã hội” đã làm dấy lên một làn sóng phản đối khắp nơi và sâu rộng trong giới trẻ, tuy nhiên, kết quả là vẫn vậy.
Một vài phim không nhiều người biết đến như Bẫy cấp 3 (bị cấm vì có nhiều cảnh nóng và nội dung nhảm nhí), Rừng xác sống cũng với lý do tương tự. Hồi lâu thì có phim Thủ Tướng của Lê Hoàng cũng không được công chiếu. Gần đây nhất là Chàng Trai Năm Ấy, bị hoãn chiếu ngay trước ngày ra rạp vì bài nhạc phim đạo nhạc của nước ngoài.
Và đang gây sốt trên thế giới hiện tại là bộ phim The Interview, bộ phim này là lý do chính cho các cuộc tấn công vào máy chủ của Sony Pictures trong thời gian gần đây. Giới chức Bắc Triều Tiên đã lên án mạnh mẽ nội dung bộ phim này và cũng vì vậy mà nó được chiếu rất hạn chế ở các rạp trên thế giới.
Tựu chung, ta thấy có 3 lý do chính dễ dẫn đến bị cấm chiếu phim đó là chính trị, bạo lực và tình dục. Ngoài ra, ta còn thấy có lý do bản quyền. Tuy nhiên, hầu hết, những định mức, định lượng rõ ràng cho lằn ranh giới hạn của những lý do trên đều chưa có. Phim nào cũng có thể bị cấm chiếu và phim nào cũng có thể được chiếu, tùy vào hội đồng duyệt phim.
Hiệu ứng PR ngược
PR ngược thường được hiểu là thay vì tập trung vào những mặt tích cực thì đôi khi người ta lại tập trung vào những mặt tiêu cực để đạt được mục đích truyền thông rộng rãi và chiêu này thường được dùng trong giới showbiz hiện nay, bởi đơn giản, nếu không có tài thì ta phải cho mọi người thấy mình nhiều tật, bằng cách này hay cách khác, cứ được nhiều người biết đến là vui. Thế là lần lượt những bà Tưng, bà Tám, Kenny Sang, Tommy Hèn … ra đời
Trở lại với những bộ phim cấm chiếu ở trên, nói gì thì nói, người ta vẫn biết đến nó nhiều hơn ở mặt tiêu cực (bị cấm cơ mà). Nhưng nhờ vậy mà khi nó được công chiếu lại thu hút rất đông đảo người xem. Hãy nhìn xem, một bộ phim dành cho teen theo kiểu Hàn Quốc (khai thác dựa trên câu chuyện của Wanbi) như “Chàng trai năm ấy” đang thu hút người xem như thế nào. Giống như câu chuyện “tái ông mất ngựa”, chuyện bị cấm lần trước chưa hẳn đã là chuyện xấu, nó là liều thuốc kích thích trí tò mò, khiến cho bây giờ ai cũng muốn xem thử bộ phim đó như thế nào.
The Interview chắc chắn sẽ không hút khách đến như vậy nếu như không có những sự việc chính trị liên quan, những phản ứng dữ dội của giới chức Bắc Triều Tiên và những hành động phá hoại của hacker. Chỉ riêng trong ngày đầu phát hành online trên mạng, bộ phim này đã thu về được 1 triệu USD, nó mở ra một hướng đi mới về phát hành phim không cần rạp. Lượt download phim trên các trang torrent lớn của nước ngoài đã lọt top danh sách với hơn một triệu lượt tải về, chỉ trong ngày đầu. Xét về mặt nội dung, The Interview chỉ là một bộ phim hài thường thường, nhưng nhờ hiệu ứng PR ngược mà nó trở nên hot một cách bất ngờ.
Thế đấy, cuộc đời đôi khi rất kỳ lạ, có những ngã rẽ bất ngờ mà đôi khi ta không biết trước được (chuyện của Lệ Rơi là một ví dụ). Số phận một bộ phim cũng vậy, “Chàng trai năm ấy” may mắn đã được ra rạp sau khi bị cấm chiếu và hiệu ứng PR ngược chắc chắn sẽ góp phần rất nhiều vào thành công của bộ phim thần tượng dành cho teen này. Và tất nhiên, những lúc như thế ta thường hay tặc lưỡi, phải chi “Bụi đời chợ lớn” cũng có kết cục đẹp như vậy, phải chi!
Như một nhà phê bình phim nổi tiếng từng nói, nếu muốn bộ phim nào cháy vé, bạn chỉ cần “phê bình” thật nghiêm túc rằng: “phim có quá nhiều cảnh bạo lực và tình dục trần trụi”. Con người vốn dĩ tò mò, như câu chuyện mà chúng ta hay kể cho nhau nghe về nàng Eva xinh đẹp ngây thơ và tò mò. Cái gì càng cấm thì người ta càng muốn làm, hay vậy đấy, và đương nhiên cấm xem phim cũng thế.
Lý do nào cấm chiếu?
Nhắc lại một chút về những bộ phim khá nổi tiếng đã từng bị cấm chiếu trước đây. Đầu tiên là Cyclo (xích-lô), một bộ phim rất nổi tiếng của một đạo diễn cũng nổi tiếng không kém là Trần Anh Hùng. Phim xuất sắc giành giải Sư Tử Vàng tại LHP Venice năm 1995. Lần đầu tiên một đạo diễn người Việt Nam còn rất trẻ, một phim về Việt Nam hiện đại, làm tại Việt Nam với các diễn viên Việt Nam được một giải thưởng vào loại danh giá nhất của điện ảnh thế giới. Nhưng nó đã không được công chiếu chính thức tại các rạp ở Việt Nam.

Thứ đến phải nhắc đến bộ phim đình đám gần đây nhất, Bụi đời chợ lớn. Một bộ phim võ thuật xã hội đen rất được trông chờ của đạo diễn Charlie Nguyễn và Johnny Trí Nguyễn. Với quyết định cấm chiếu vì “quá bạo lực và không đúng hiện thực xã hội” đã làm dấy lên một làn sóng phản đối khắp nơi và sâu rộng trong giới trẻ, tuy nhiên, kết quả là vẫn vậy.
Một vài phim không nhiều người biết đến như Bẫy cấp 3 (bị cấm vì có nhiều cảnh nóng và nội dung nhảm nhí), Rừng xác sống cũng với lý do tương tự. Hồi lâu thì có phim Thủ Tướng của Lê Hoàng cũng không được công chiếu. Gần đây nhất là Chàng Trai Năm Ấy, bị hoãn chiếu ngay trước ngày ra rạp vì bài nhạc phim đạo nhạc của nước ngoài.
Và đang gây sốt trên thế giới hiện tại là bộ phim The Interview, bộ phim này là lý do chính cho các cuộc tấn công vào máy chủ của Sony Pictures trong thời gian gần đây. Giới chức Bắc Triều Tiên đã lên án mạnh mẽ nội dung bộ phim này và cũng vì vậy mà nó được chiếu rất hạn chế ở các rạp trên thế giới.
Tựu chung, ta thấy có 3 lý do chính dễ dẫn đến bị cấm chiếu phim đó là chính trị, bạo lực và tình dục. Ngoài ra, ta còn thấy có lý do bản quyền. Tuy nhiên, hầu hết, những định mức, định lượng rõ ràng cho lằn ranh giới hạn của những lý do trên đều chưa có. Phim nào cũng có thể bị cấm chiếu và phim nào cũng có thể được chiếu, tùy vào hội đồng duyệt phim.
Hiệu ứng PR ngược
PR ngược thường được hiểu là thay vì tập trung vào những mặt tích cực thì đôi khi người ta lại tập trung vào những mặt tiêu cực để đạt được mục đích truyền thông rộng rãi và chiêu này thường được dùng trong giới showbiz hiện nay, bởi đơn giản, nếu không có tài thì ta phải cho mọi người thấy mình nhiều tật, bằng cách này hay cách khác, cứ được nhiều người biết đến là vui. Thế là lần lượt những bà Tưng, bà Tám, Kenny Sang, Tommy Hèn … ra đời
Trở lại với những bộ phim cấm chiếu ở trên, nói gì thì nói, người ta vẫn biết đến nó nhiều hơn ở mặt tiêu cực (bị cấm cơ mà). Nhưng nhờ vậy mà khi nó được công chiếu lại thu hút rất đông đảo người xem. Hãy nhìn xem, một bộ phim dành cho teen theo kiểu Hàn Quốc (khai thác dựa trên câu chuyện của Wanbi) như “Chàng trai năm ấy” đang thu hút người xem như thế nào. Giống như câu chuyện “tái ông mất ngựa”, chuyện bị cấm lần trước chưa hẳn đã là chuyện xấu, nó là liều thuốc kích thích trí tò mò, khiến cho bây giờ ai cũng muốn xem thử bộ phim đó như thế nào.
The Interview chắc chắn sẽ không hút khách đến như vậy nếu như không có những sự việc chính trị liên quan, những phản ứng dữ dội của giới chức Bắc Triều Tiên và những hành động phá hoại của hacker. Chỉ riêng trong ngày đầu phát hành online trên mạng, bộ phim này đã thu về được 1 triệu USD, nó mở ra một hướng đi mới về phát hành phim không cần rạp. Lượt download phim trên các trang torrent lớn của nước ngoài đã lọt top danh sách với hơn một triệu lượt tải về, chỉ trong ngày đầu. Xét về mặt nội dung, The Interview chỉ là một bộ phim hài thường thường, nhưng nhờ hiệu ứng PR ngược mà nó trở nên hot một cách bất ngờ.
Thế đấy, cuộc đời đôi khi rất kỳ lạ, có những ngã rẽ bất ngờ mà đôi khi ta không biết trước được (chuyện của Lệ Rơi là một ví dụ). Số phận một bộ phim cũng vậy, “Chàng trai năm ấy” may mắn đã được ra rạp sau khi bị cấm chiếu và hiệu ứng PR ngược chắc chắn sẽ góp phần rất nhiều vào thành công của bộ phim thần tượng dành cho teen này. Và tất nhiên, những lúc như thế ta thường hay tặc lưỡi, phải chi “Bụi đời chợ lớn” cũng có kết cục đẹp như vậy, phải chi!