Như đã thông báo, vào ngày 24/08/2013 vừa qua, diễn đàn HDvietnam kết hợp với Cơn bão số đã tổ chức một buổi mini-offline nhằm giới thiệu một công nghệ khá mới mẻ tại Việt Nam, đó là 3D quang phổ. Nói là mới nhưng thực chất cũng không hẳn là mới, bởi công nghệ này đã xuất hiện từ lâu trong các rạp chiếu phim. Tuy nhiên, đối với thị trường dân dụng thì chúng ta rất ít khi được nhìn thấy, đặc biệt là tại Việt Nam.
Công nghệ 3D quang phổ là gì?
Công nghệ 3D quang phổ là một biến thể của công nghệ 3D thụ động. Nó cũng sử dụng kính 3D để lọc màu và tách hình ảnh trái - phải cho mắt người xem.
Tuy nhiên, về nguyên tắc hoạt động thì công nghệ 3D quang phổ khác hoàn toàn với 2 công nghệ 3D thụ động còn lại là 3D phân cực và 3D xanh đỏ.
Về cơ bản, ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy thực chất đều nằm trong dải màu từ xanh dương (Blue) cho tới đỏ (Red), với bước sóng tương đương là từ 400nm cho tới 700nm. Dải màu liên tục này được gọi là một dải quang phổ.
Sử dụng 2 tấm lọc quang phổ, hệ thống công nghệ 3D quang phổ chia dải màu liên tục trên thành 2 dải màu liên tục với các bước sóng lệch nhau. Với 2 dải quang phổ có bước sóng lệch nhau, kính 3D sẽ nhận được 2 hình ảnh khác nhau và cung cấp cho mắt trái hoặc mắt phải của người xem. Ví dụ:
Liệu hình ảnh trên mắt trái và trên mắt phải có khác nhau hay không?
Tất nhiên là có.
Các pixel màu trên 2 hình ảnh dành cho mắt trái và mắt phải có bước sóng khác nhau, do đó màu sắc của chúng sẽ khác nhau. Để rõ hơn, các bạn có thể xem hình minh họa ở bên dưới:
Lưu ý, hình chỉ mang tính chất minh họa.
Hãy nhìn thật kỹ, màu vàng của chiếc xe trên 2 hình ảnh do công nghệ 3D quang phổ tạo ra sẽ khác nhau. Hình ảnh cho mắt bên trái thì màu vàng trông sáng và nhạt hơn. Trong khi đó, chiếc xe mà mắt phải nhận được lại có màu vàng đậm và tối hơn.
Liệu có vấn đề gì khi mắt nhận được 2 hình ảnh với 2 tông màu khác nhau?
Không có vấn đề gì.
Ở cấp độ lý thuyết, do sự khác biệt giữa các bước sóng là rất nhỏ nên sự sai lệch màu sắc của các hình ảnh là không quá lớn để gây ra sự xung đột, và bộ não chúng ta vẫn có khả năng trung hòa để tạo ra một hình ảnh 3D thống nhất.
Trong thực tế, trải nghiệm 3D quang phổ tại Testlab của HDvietnam vẫn đảm bảo chất lượng cả về mặt hình ảnh lẫn hiệu ứng.
Công nghệ 3D quang phổ và công nghệ 3D phân cực, đầu tư hệ thống nào hay hơn?
Rất khó để trả lời câu hỏi trên.
Về mặt chi phí xây dựng hệ thống, cả 2 công nghệ 3D thụ động này tương đương nhau.
Nếu đầu tư công nghệ 3D phân cực, bạn sẽ tốn không ít tiền vào màn chiếu. Bù lại, giá kính 3D phân cực lại rẻ hơn rất nhiều.
Trong khi đó, với công nghệ 3D quang phổ - bạn không tốn tiền ở khoản màn chiếu, nhưng giá kính 3D quang phổ lại rất mắc.
Một điểm cần lưu ý là công nghệ 3D quang phổ về lý thuyết có thể mang đến độ sáng cao hơn so với công nghệ 3D phân cực lẫn công nghệ 3D chủ động. Ngoài ra, kính 3D quang phổ tuy đắt hơn, nhưng nếu tính thời gian sử dụng thì lâu hơn, do chất liệu làm kính rất bền.
Một hệ thống 3D quang phổ bao gồm những thiết bị nào?
Để nhận được câu trả lời, các bạn có thể xem 2 hình ảnh minh họa sau:
Giải pháp 1:
Giải pháp 2:
Về 3D Processor
3D Processor là một thiết bị dùng để nhận tín hiệu 3D từ nguồn phát (PC, HD Player, Bluray Player…) sau đó chia tín hiệu (mắt trái và mắt phải) cho 2 máy chiếu. Nếu sử dụng thiết bị này, bạn không cần lo lắng đến việc nguồn phát, còn nều không sử dụng, bạn phải dùng PC làm nguồn phát (giống như trường hợp 3D phân cực 2 máy chiếu).
Mẫu 3D Processor xuất hiện tại buổi mini-offline của HDvietnam còn có khả năng cân chỉnh hình cho 2 máy chiếu. Tức là nếu khung hình của 1 trong 2 máy chiếu bị lệch, bạn có thể sử dụng 3D Processor để thiết lập lại mà không cần đụng vào máy chiếu.
Vấn đề khó chịu nhất khi muốn sử dụng 3D Processor là giá rất mắc và có thể phải hi sinh độ phân giải khi thiết lập - do hệ thống này sử dụng thuật toán để cân chỉnh thay vì tác động trực tiếp vào lens của máy chiếu. Tuy nhiên, độ phân giải hao hụt cũng không đến nỗi quá nhiều để khiến chúng ta phải lo lắng.
Mẫu 3D Processor (dưới cùng) xuất hiện tại Testlab của HDvietnam trong buổi mini-offline vừa qua.
Về công nghệ 3D quang phổ
Công nghệ 3D quang phổ hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các cinema trên thế giới. Tên gọi của nó cũng gắn liền với Dolby 3D, tuy nhiên nên nhớ Dolby không phải là hãng nghiên cứu ra phương pháp này, mà Infitec - một công ty chuyên về 3D của Đức - mới là cha đẻ chính thức.
Sau khi phát hiện ra công nghệ 3D quang phổ, tháng 7 năm 2003, Infitec đã chuyển nhượng quyền sở hữu cho Dolby và phổ biến rộng rãi ra thế giới cho tới tận ngày nay.
Công nghệ 3D quang phổ ở Việt Nam
Do khá mới mẻ và rào cản công nghệ lẫn chi phí, công nghệ 3D quang phổ ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến. Hiện tại, theo thông tin mình có được thì ngoài Cơn bão số, thì 3D Viet Nam cũng đã thử nghiệm thành công giải pháp xem phim 3D mới này.
Công nghệ 3D quang phổ xuất hiện công khai lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 4 năm 2013 tại Viba Show, và do 3D Viet Nam giới thiệu.
Một số hình ảnh tại buổi mini-offline trao đổi và trải nghiệm công nghệ 3D quang phổ
Tại Testlab, HD Player được nối với 3D Processor, sau đó nối từ 3D Processor lên máy chiếu.
Hai máy chiều cùng model của ViewSonic.
Tấm lọc quang phổ đặt ở trước lens.
Anh Trí, kỹ thuật viên của Cơn bão số đang chỉnh máy chiếu trước khi trải nghiệm.
Test hiệu ứng 3D bằng kính.
Kính khá dày và to, nhưng không đến nỗi nặng.
Làm kín đáo để che ánh sáng.
Đầu phát 3D IMAX i18D.
Kết nối đơn giản, hầu hết anh em HD đều setup được. Mỗi tội thiết bị hơi mắc tiền.
Màn chiếu thường, không cần phải màn chiếu bạc như 3D phân cực.
Anh Trí đang giới thiệu và trao đổi về công nghệ 3D quang phổ.
Một số anh em bận không tham gia được nên mini-offline hơi ít người.
Nhưng mọi thứ vẫn diễn ra như dự kiến và anh em trao đổi rất nhiệt tình - đúng với tinh thần đam mê của HDvietnam.
Video quay tại buổi offline
Cám ơn Cơn bão số đã hỗ trợ HDvietnam thực hiện bài viết này.
Công nghệ 3D quang phổ là gì?
Công nghệ 3D quang phổ là một biến thể của công nghệ 3D thụ động. Nó cũng sử dụng kính 3D để lọc màu và tách hình ảnh trái - phải cho mắt người xem.
Tuy nhiên, về nguyên tắc hoạt động thì công nghệ 3D quang phổ khác hoàn toàn với 2 công nghệ 3D thụ động còn lại là 3D phân cực và 3D xanh đỏ.
Về cơ bản, ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy thực chất đều nằm trong dải màu từ xanh dương (Blue) cho tới đỏ (Red), với bước sóng tương đương là từ 400nm cho tới 700nm. Dải màu liên tục này được gọi là một dải quang phổ.
Sử dụng 2 tấm lọc quang phổ, hệ thống công nghệ 3D quang phổ chia dải màu liên tục trên thành 2 dải màu liên tục với các bước sóng lệch nhau. Với 2 dải quang phổ có bước sóng lệch nhau, kính 3D sẽ nhận được 2 hình ảnh khác nhau và cung cấp cho mắt trái hoặc mắt phải của người xem. Ví dụ:
- Mắt trái: Red 629nm, Green 532nm, Blue 446nm
- Mắt phải: Red 615nm, Green 518nm, Blue 432nm
(các cặp bước sóng cùng màu thường gọi là bước sóng ghép kênh)

Liệu hình ảnh trên mắt trái và trên mắt phải có khác nhau hay không?
Tất nhiên là có.
Các pixel màu trên 2 hình ảnh dành cho mắt trái và mắt phải có bước sóng khác nhau, do đó màu sắc của chúng sẽ khác nhau. Để rõ hơn, các bạn có thể xem hình minh họa ở bên dưới:

Lưu ý, hình chỉ mang tính chất minh họa.
Hãy nhìn thật kỹ, màu vàng của chiếc xe trên 2 hình ảnh do công nghệ 3D quang phổ tạo ra sẽ khác nhau. Hình ảnh cho mắt bên trái thì màu vàng trông sáng và nhạt hơn. Trong khi đó, chiếc xe mà mắt phải nhận được lại có màu vàng đậm và tối hơn.
Liệu có vấn đề gì khi mắt nhận được 2 hình ảnh với 2 tông màu khác nhau?
Không có vấn đề gì.
Ở cấp độ lý thuyết, do sự khác biệt giữa các bước sóng là rất nhỏ nên sự sai lệch màu sắc của các hình ảnh là không quá lớn để gây ra sự xung đột, và bộ não chúng ta vẫn có khả năng trung hòa để tạo ra một hình ảnh 3D thống nhất.
Trong thực tế, trải nghiệm 3D quang phổ tại Testlab của HDvietnam vẫn đảm bảo chất lượng cả về mặt hình ảnh lẫn hiệu ứng.
Công nghệ 3D quang phổ và công nghệ 3D phân cực, đầu tư hệ thống nào hay hơn?
Rất khó để trả lời câu hỏi trên.
Về mặt chi phí xây dựng hệ thống, cả 2 công nghệ 3D thụ động này tương đương nhau.
Nếu đầu tư công nghệ 3D phân cực, bạn sẽ tốn không ít tiền vào màn chiếu. Bù lại, giá kính 3D phân cực lại rẻ hơn rất nhiều.
Trong khi đó, với công nghệ 3D quang phổ - bạn không tốn tiền ở khoản màn chiếu, nhưng giá kính 3D quang phổ lại rất mắc.
Một điểm cần lưu ý là công nghệ 3D quang phổ về lý thuyết có thể mang đến độ sáng cao hơn so với công nghệ 3D phân cực lẫn công nghệ 3D chủ động. Ngoài ra, kính 3D quang phổ tuy đắt hơn, nhưng nếu tính thời gian sử dụng thì lâu hơn, do chất liệu làm kính rất bền.
Một hệ thống 3D quang phổ bao gồm những thiết bị nào?
Để nhận được câu trả lời, các bạn có thể xem 2 hình ảnh minh họa sau:
Giải pháp 1:

Giải pháp 2:

Về 3D Processor
3D Processor là một thiết bị dùng để nhận tín hiệu 3D từ nguồn phát (PC, HD Player, Bluray Player…) sau đó chia tín hiệu (mắt trái và mắt phải) cho 2 máy chiếu. Nếu sử dụng thiết bị này, bạn không cần lo lắng đến việc nguồn phát, còn nều không sử dụng, bạn phải dùng PC làm nguồn phát (giống như trường hợp 3D phân cực 2 máy chiếu).
Mẫu 3D Processor xuất hiện tại buổi mini-offline của HDvietnam còn có khả năng cân chỉnh hình cho 2 máy chiếu. Tức là nếu khung hình của 1 trong 2 máy chiếu bị lệch, bạn có thể sử dụng 3D Processor để thiết lập lại mà không cần đụng vào máy chiếu.
Vấn đề khó chịu nhất khi muốn sử dụng 3D Processor là giá rất mắc và có thể phải hi sinh độ phân giải khi thiết lập - do hệ thống này sử dụng thuật toán để cân chỉnh thay vì tác động trực tiếp vào lens của máy chiếu. Tuy nhiên, độ phân giải hao hụt cũng không đến nỗi quá nhiều để khiến chúng ta phải lo lắng.

Mẫu 3D Processor (dưới cùng) xuất hiện tại Testlab của HDvietnam trong buổi mini-offline vừa qua.
Về công nghệ 3D quang phổ
Công nghệ 3D quang phổ hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các cinema trên thế giới. Tên gọi của nó cũng gắn liền với Dolby 3D, tuy nhiên nên nhớ Dolby không phải là hãng nghiên cứu ra phương pháp này, mà Infitec - một công ty chuyên về 3D của Đức - mới là cha đẻ chính thức.
Sau khi phát hiện ra công nghệ 3D quang phổ, tháng 7 năm 2003, Infitec đã chuyển nhượng quyền sở hữu cho Dolby và phổ biến rộng rãi ra thế giới cho tới tận ngày nay.
Công nghệ 3D quang phổ ở Việt Nam
Do khá mới mẻ và rào cản công nghệ lẫn chi phí, công nghệ 3D quang phổ ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phổ biến. Hiện tại, theo thông tin mình có được thì ngoài Cơn bão số, thì 3D Viet Nam cũng đã thử nghiệm thành công giải pháp xem phim 3D mới này.
Công nghệ 3D quang phổ xuất hiện công khai lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 4 năm 2013 tại Viba Show, và do 3D Viet Nam giới thiệu.
Một số hình ảnh tại buổi mini-offline trao đổi và trải nghiệm công nghệ 3D quang phổ

Tại Testlab, HD Player được nối với 3D Processor, sau đó nối từ 3D Processor lên máy chiếu.

Hai máy chiều cùng model của ViewSonic.

Tấm lọc quang phổ đặt ở trước lens.

Anh Trí, kỹ thuật viên của Cơn bão số đang chỉnh máy chiếu trước khi trải nghiệm.

Test hiệu ứng 3D bằng kính.

Kính khá dày và to, nhưng không đến nỗi nặng.

Làm kín đáo để che ánh sáng.

Đầu phát 3D IMAX i18D.

Kết nối đơn giản, hầu hết anh em HD đều setup được. Mỗi tội thiết bị hơi mắc tiền.

Màn chiếu thường, không cần phải màn chiếu bạc như 3D phân cực.

Anh Trí đang giới thiệu và trao đổi về công nghệ 3D quang phổ.

Một số anh em bận không tham gia được nên mini-offline hơi ít người.

Nhưng mọi thứ vẫn diễn ra như dự kiến và anh em trao đổi rất nhiệt tình - đúng với tinh thần đam mê của HDvietnam.
Video quay tại buổi offline
Giới thiệu công nghệ 3D quang phổ:
[video=youtube;y9fvsIT-9R0]http://www.youtube.com/watch?v=y9fvsIT-9R0&feature=youtu.be[/video]
Giới thiệu các thiết bị trong hệ thống 3D quang phổ:
[video=youtube_share;fMfRancArNA]http://youtu.be/fMfRancArNA[/video]
Phần hỏi đáp:
[video=youtube_share;mIlc_IiGV3w]http://youtu.be/mIlc_IiGV3w[/video]
[video=youtube;y9fvsIT-9R0]http://www.youtube.com/watch?v=y9fvsIT-9R0&feature=youtu.be[/video]
Giới thiệu các thiết bị trong hệ thống 3D quang phổ:
[video=youtube_share;fMfRancArNA]http://youtu.be/fMfRancArNA[/video]
Phần hỏi đáp:
[video=youtube_share;mIlc_IiGV3w]http://youtu.be/mIlc_IiGV3w[/video]
Cám ơn Cơn bão số đã hỗ trợ HDvietnam thực hiện bài viết này.
Chỉnh sửa lần cuối: