DanielTran
Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Bụi Đời Chợ Lớn - Những điểm hay của phim
Đi tới đó bác, he he. Tất cả các nước mà đang dùng hệ thống phân loại, thì vốn là trước kia họ đều có kiểu cấm đoán như nước ta. Trải qua sự phát triển về nhận thức dài ngắn khác nhau, sau cùng họ đều chọn chuyển sang hệ thống phân loại. Như vậy con đường phía trước đã thấy rất rõ. Vấn đề là khi nào chúng ta muốn đi đến đó.
Nếu chúng ta nói cái gì mà đi tắt đón đầu, thì đây chính là một mảng nên đi tắt đón đầu. Còn nếu ta nói vậy mà không phải vậy, thì chịu.
Vấn đề đưa ra luật với những điều khoản minh bạch thì cũng là một bước đi quan trọng, có thể nói là dung hòa được cả hai quan điểm bảo thủ và cấp tiến. Tuy nhiên mặc dù chúng ta bàn ở đây là về ảnh hưởng của bạo lực trong phim, nhưng nếu xét riêng cho phim BĐCL thì ai cũng hiểu rằng đó không phải là lý do thực sự mà vì đó phim bị cấm. Chẳng qua vì cái lý do thực sự thì người ta không tiện nói ra.
Chính xác là vẫn có hai kiểu tư duy đấy bác à. Để phân biệt thì rất đơn giản.
Kiểu nhị phân thì cầu toàn, bảo thủ, cốt giữ vững nguyên tắc, không quan tâm đến hiệu quả giải quyết vấn đề.
Kiểu tối ưu thì quan tâm đến hiệu quả giải quyết vấn đề để lựa chọn giải pháp tốt nhất trong số các phương án khả thi.
Còn thì lợi ích kinh tế hay mức độ an toàn bay đều chỉ là những hàm mục tiêu của bài toán. Các giải pháp theo đó cũng rất khác nhau.
Bác có quyền phát biểu như vậy.
Tổng giám đốc VNA cũng từng trả lời phỏng vấn BBC cho câu hỏi vì sao chưa tổ chức bay thẳng đến Mỹ, trong khi phía Mỹ đã có đường bay thẳng đến VN, ông đáp: "Là vì tôi không thích, là vì tôi chưa muốn".
Nhưng một ông chủ tịch khác sẽ phát biểu thế này:
Chúng ta vẫn cần loại trừ mọi tác nhân gây uy hiếp an toàn bay, nhưng nếu ai đó có giải pháp kỹ thuật và quản trị thông tin khách hàng tốt hơn để có thể đảm bảo mục tiêu này nhưng giảm bớt được sự phiền hà cho hành khách, rút ngắn thời gian kiểm soát an ninh, thì đừng chần chờ hãy cho tôi biết ngay!
Hội đồng quản trị sẽ muốn thuê ông nào hơn?
Đúng vậy, Daniel cũng tin như bác là chắc chắn có ảnh hưởng. Cả thế giới đều tin là có ảnh hưởng. Đó là lý do mà hệ thống phân loại phim đưa ra các giới hạn về độ tuổi. Tuy nhiên có ba vấn đề ở đây:
Thứ nhất, ảnh hưởng đến mức độ nào? Có đến mức xem xong cầm dao đi giết người không? Thực tế chưa có bộ phim nào trên thế giới gây được ảnh hưởng đến mức độ như vậy. Cũng chưa có nghiên cứu nào dám khẳng định điều này.
Thứ hai, nói đến việc một người gây ra các hành động bạo lực do ảnh hưởng của phim, thì thực chất còn rất nhiều yếu tố tác động khác mạnh mẽ hơn nhiều, như Daniel dã từng liệt kê trong một post trước đây. Khiến cho Daniel tin rằng yếu tố do phim ảnh trở nên rất hài hước khi đưa vào chung nhóm này.
Thứ ba, giới hạn về độ tuổi xét đến sự trưởng thành trong nhận thức của người xem. Nếu xét thấy vì nhận thức của người VN chưa cao bằng người Lào hay người Cambodia, 18 tuổi vẫn chưa đủ, 25 tuổi vẫn chưa đủ, thì nên có thêm các điều kiện khác về học vấn chẳng hạn,... ví dụ đây là phim chỉ dành cho người trên 25 tuổi tốt nghiệp từ cử nhân mới được xem. Chẳng hạn thế thì vẫn còn hơn là vì những đứa trẻ trâu chưa có bao giờ ai biết từng đi rạp hay không, mà cấm cả nước không được xem một bộ phim.
Bác thấy đó, không ai cấm người Việt Nam làm nghiên cứu lại những gì mà thế giới và cả chúng ta quan tâm, trong những điều kiện Việt Nam. Thực sự khoa học xã hội là một mảng khoa học rất quan trọng, rất nhiều câu hỏi cần phải được giải đáp, nhưng không có ai đi tìm câu trả lời mà xã hội chúng ta đang cần. Lý do thì ai cũng hiểu.
Trở lại câu hỏi của bác, đúng là chưa có những nghiên cứu tương tự ở VN. Và ở đây thấy rõ sự khác biệt của hai cách tư duy.
Một cách là phủ nhận hoàn toàn mọi kết quả nghiên cứu của thế giới.
Cách kia vẫn tham khảo chúng, trên cơ sở rằng một đáp án chưa tốt vẫn còn hơn là đi vào bế tắc, và bởi vì người VN thì cũng vẫn là con người chứ không phải con khỉ, xã hội VN thì vẫn có nhiều điểm tương đồng và liên thông với thế giới, những gì VN đang đi thì nhiều nước đã từng trải qua.
Chúng ta thấy sự khác biệt của hai cách tư duy đúng k?
Cách nào hiệu quả hơn? Phải có nghiên cứu định lượng thì mới trả lời chính xác được. Tuy nhiên vì chưa có, nên chỉ có thể đánh giá định tính thế này.
Trước đây thực sự thì VN đã có trường hợp cho phép lưu hành phim nhưng có giới hạn tuổi. Nếu vừa qua hội đồng duyệt làm điều tương tự cho BĐCL, thì sau hai đến ba tuần công chiếu, mọi chuyện sẽ rộ lên vừa phải rồi lặng xuống. Tác động xã hội của phim Daniel đánh giá rằng không có gì ghê gớm. Nó cũng rộ lên tối đa chỉ ở mức độ như Thiên mệnh Anh Hùng hay Bẫy Rồng là hết cỡ.
Tuy nhiên bằng việc cấm phim với những lý do rất buồn cười như ai cũng đã biết, Hội đồng duyệt đã trực tiếp "phong thánh" cho bộ phim. Tâm lý người Việt trước nay đều rất háo hức với những gì bị cấm. Ngoại trừ một nhóm khán giả quan tâm thực sự, tin rằng tuyệt đại đa số mọi người xem là tò mò. Nếu giả định phim chiếu rạp có doanh thu khủng đến con số 40 tỷ đồng, quy đổi ra khoảng 400 000 lượt người trưởng thành đến xem là tối đa. Nhưng sau khi bị leak, tin rằng đã có hàng triệu người bất chấp độ tuổi đã xem nó. Đấy là kết quả của lối tư duy nhị phân, và thú vị là không ai trong nhóm muốn cấm phim thấy rằng mình chịu trách nhiệm với hậu quả đó.
Chưa kể là còn nhiều hậu quả khác.
Về xác suất leak 1 phim Việt Nam bị cấm phát hành ra ngoài thị trường để cho người có độ tuổi không phù hợp xem được so với xác suất không cấm nhưng để lọt người không đúng độ tuổi xem được phim cái nào cao hơn?
Bây giờ thì đã có câu trả lời cho vế thứ nhất, xác suất đó là 100%, ai muốn xem thì cũng đã xem được rồi.
Còn vế thứ hai, không cấm nhưng để lọt người không đúng độ tuổi, thì tối đa cũng vẫn là 100% thôi, với rất ít người vị thành niên được xem hơn là số đã được xem hiện nay trên thực tế.
Xin nhắc lại:
Kiểu nhị phân thì cầu toàn, bảo thủ, cốt giữ vững nguyên tắc, không quan tâm đến hiệu quả giải quyết vấn đề.
Kiểu tối ưu thì quan tâm đến hiệu quả giải quyết vấn đề để lựa chọn giải pháp tốt nhất trong số các phương án khả thi.
Cái câu "khi mà đa số các nước dùng hệ thống phân loại, họ phải có lí do" của bác thì tui có thể cãi ngang là "nước ta không dùng hệ thống phân loại cũng có lí do hoặc đa số các nước cấm dùng súng họ phải có lí do." Cãi kiểu này sẽ không đi tới đâu nên không tranh luận ý này.
Đi tới đó bác, he he. Tất cả các nước mà đang dùng hệ thống phân loại, thì vốn là trước kia họ đều có kiểu cấm đoán như nước ta. Trải qua sự phát triển về nhận thức dài ngắn khác nhau, sau cùng họ đều chọn chuyển sang hệ thống phân loại. Như vậy con đường phía trước đã thấy rất rõ. Vấn đề là khi nào chúng ta muốn đi đến đó.
Nếu chúng ta nói cái gì mà đi tắt đón đầu, thì đây chính là một mảng nên đi tắt đón đầu. Còn nếu ta nói vậy mà không phải vậy, thì chịu.
Còn vấn đề về luật và công chức thì cũng vượt phạm vi vấn đề tranh luận có nên hay không nên cấm phim quá bạo lực nên tui cũng bỏ qua ý này.
Vấn đề đưa ra luật với những điều khoản minh bạch thì cũng là một bước đi quan trọng, có thể nói là dung hòa được cả hai quan điểm bảo thủ và cấp tiến. Tuy nhiên mặc dù chúng ta bàn ở đây là về ảnh hưởng của bạo lực trong phim, nhưng nếu xét riêng cho phim BĐCL thì ai cũng hiểu rằng đó không phải là lý do thực sự mà vì đó phim bị cấm. Chẳng qua vì cái lý do thực sự thì người ta không tiện nói ra.
Theo bác nói ở trên thì thật ra chỉ có 1 tư duy là hiện đại thôi chứ không phải 2 tư duy như bác chia. Các giải pháp khác nhau là do mỗi người, mỗi ngành nghề họ định nghĩa tối ưu khác nhau chứ không phải do tư duy khác nhau. Chẳng hạn dưới góc độ tối ưu kinh tế thì giải pháp trong vd siêu thị bác đưa ra là tối ưu, nhưng dưới các góc độ khác thì bác có chắc là giải pháp đó là tối ưu không?
Chính xác là vẫn có hai kiểu tư duy đấy bác à. Để phân biệt thì rất đơn giản.
Kiểu nhị phân thì cầu toàn, bảo thủ, cốt giữ vững nguyên tắc, không quan tâm đến hiệu quả giải quyết vấn đề.
Kiểu tối ưu thì quan tâm đến hiệu quả giải quyết vấn đề để lựa chọn giải pháp tốt nhất trong số các phương án khả thi.
Còn thì lợi ích kinh tế hay mức độ an toàn bay đều chỉ là những hàm mục tiêu của bài toán. Các giải pháp theo đó cũng rất khác nhau.
Nếu tui là chủ tịch 1 hãng hàng không và tui phát biểu: “Chừng nào chưa xóa bỏ được chênh lệnh về ý thức giữa các hành khách thì chừng đó vẫn cần hạn chế những tác nhân gây nguy hiểm cho chuyến bay. Cho nên cần kiểm soát thật gắt gao mọi hành khách trước khi lên máy bay, cấm tất cả mọi vật dụng bằng kim loại.” Như vậy ở đây tui vẫn tư duy hiện đại nhưng không phải tối ưu về kinh tế mà tối ưu về an ninh.
Bác có quyền phát biểu như vậy.
Tổng giám đốc VNA cũng từng trả lời phỏng vấn BBC cho câu hỏi vì sao chưa tổ chức bay thẳng đến Mỹ, trong khi phía Mỹ đã có đường bay thẳng đến VN, ông đáp: "Là vì tôi không thích, là vì tôi chưa muốn".
Nhưng một ông chủ tịch khác sẽ phát biểu thế này:
Chúng ta vẫn cần loại trừ mọi tác nhân gây uy hiếp an toàn bay, nhưng nếu ai đó có giải pháp kỹ thuật và quản trị thông tin khách hàng tốt hơn để có thể đảm bảo mục tiêu này nhưng giảm bớt được sự phiền hà cho hành khách, rút ngắn thời gian kiểm soát an ninh, thì đừng chần chờ hãy cho tôi biết ngay!
Hội đồng quản trị sẽ muốn thuê ông nào hơn?
Tui không tin phim ảnh nói riêng hay truyền thông nói chung (được ví như quyền lực thứ 4) không ảnh hưởng gì đến người xem. VD: Quảng cáo là 1 dạng phim ngắn, nếu nó không ảnh hưởng gì tới hành vi con người thì các công ty bỏ hàng tỷ đôla mỗi năm ra quảng cáo để làm gì? Tại sao họ phải lồng sản phẩm của mình vào những bộ phim? Tại sao chính phủ phải làm những phim tuyên truyền về chiến tranh? Liệu Bush con có thể đem quân đánh Iraq nếu truyền thông không ảnh hưởng gì tới người dân? Rồi hiện tượng K-Pop ở Việt Nam là thế nào?
Đúng vậy, Daniel cũng tin như bác là chắc chắn có ảnh hưởng. Cả thế giới đều tin là có ảnh hưởng. Đó là lý do mà hệ thống phân loại phim đưa ra các giới hạn về độ tuổi. Tuy nhiên có ba vấn đề ở đây:
Thứ nhất, ảnh hưởng đến mức độ nào? Có đến mức xem xong cầm dao đi giết người không? Thực tế chưa có bộ phim nào trên thế giới gây được ảnh hưởng đến mức độ như vậy. Cũng chưa có nghiên cứu nào dám khẳng định điều này.
Thứ hai, nói đến việc một người gây ra các hành động bạo lực do ảnh hưởng của phim, thì thực chất còn rất nhiều yếu tố tác động khác mạnh mẽ hơn nhiều, như Daniel dã từng liệt kê trong một post trước đây. Khiến cho Daniel tin rằng yếu tố do phim ảnh trở nên rất hài hước khi đưa vào chung nhóm này.
Thứ ba, giới hạn về độ tuổi xét đến sự trưởng thành trong nhận thức của người xem. Nếu xét thấy vì nhận thức của người VN chưa cao bằng người Lào hay người Cambodia, 18 tuổi vẫn chưa đủ, 25 tuổi vẫn chưa đủ, thì nên có thêm các điều kiện khác về học vấn chẳng hạn,... ví dụ đây là phim chỉ dành cho người trên 25 tuổi tốt nghiệp từ cử nhân mới được xem. Chẳng hạn thế thì vẫn còn hơn là vì những đứa trẻ trâu chưa có bao giờ ai biết từng đi rạp hay không, mà cấm cả nước không được xem một bộ phim.
Các nghiên cứu về ảnh hưởng bạo lực từ truyền thông khi tiến hành chọn mẫu có Việt Nam trong đó không? Một kết luận trong nghiên cứu khoa học xã hội lấy mẫu ở nước khác rồi đem áp dụng cho Việt Nam liệu có chính xác hay không khi đối tượng chọn mẫu khác nhau về dân trí, kinh tế, chất lượng sống...?
Bác thấy đó, không ai cấm người Việt Nam làm nghiên cứu lại những gì mà thế giới và cả chúng ta quan tâm, trong những điều kiện Việt Nam. Thực sự khoa học xã hội là một mảng khoa học rất quan trọng, rất nhiều câu hỏi cần phải được giải đáp, nhưng không có ai đi tìm câu trả lời mà xã hội chúng ta đang cần. Lý do thì ai cũng hiểu.
Trở lại câu hỏi của bác, đúng là chưa có những nghiên cứu tương tự ở VN. Và ở đây thấy rõ sự khác biệt của hai cách tư duy.
Một cách là phủ nhận hoàn toàn mọi kết quả nghiên cứu của thế giới.
Cách kia vẫn tham khảo chúng, trên cơ sở rằng một đáp án chưa tốt vẫn còn hơn là đi vào bế tắc, và bởi vì người VN thì cũng vẫn là con người chứ không phải con khỉ, xã hội VN thì vẫn có nhiều điểm tương đồng và liên thông với thế giới, những gì VN đang đi thì nhiều nước đã từng trải qua.
Chúng ta thấy sự khác biệt của hai cách tư duy đúng k?
Thử vận dụng tư duy hiện đại như bác nói nhé: Với phim Việt Nam trong 2 giải pháp là cấm phát hành và phân loại độ tuổi thì cái nào hiệu quả hơn trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay? Xác suất leak 1 phim Việt Nam bị cấm phát hành ra ngoài thị trường để cho người có độ tuổi không phù hợp xem được so với xác suất không cấm nhưng để lọt người không đúng độ tuổi xem được phim cái nào cao hơn?
Cách nào hiệu quả hơn? Phải có nghiên cứu định lượng thì mới trả lời chính xác được. Tuy nhiên vì chưa có, nên chỉ có thể đánh giá định tính thế này.
Trước đây thực sự thì VN đã có trường hợp cho phép lưu hành phim nhưng có giới hạn tuổi. Nếu vừa qua hội đồng duyệt làm điều tương tự cho BĐCL, thì sau hai đến ba tuần công chiếu, mọi chuyện sẽ rộ lên vừa phải rồi lặng xuống. Tác động xã hội của phim Daniel đánh giá rằng không có gì ghê gớm. Nó cũng rộ lên tối đa chỉ ở mức độ như Thiên mệnh Anh Hùng hay Bẫy Rồng là hết cỡ.
Tuy nhiên bằng việc cấm phim với những lý do rất buồn cười như ai cũng đã biết, Hội đồng duyệt đã trực tiếp "phong thánh" cho bộ phim. Tâm lý người Việt trước nay đều rất háo hức với những gì bị cấm. Ngoại trừ một nhóm khán giả quan tâm thực sự, tin rằng tuyệt đại đa số mọi người xem là tò mò. Nếu giả định phim chiếu rạp có doanh thu khủng đến con số 40 tỷ đồng, quy đổi ra khoảng 400 000 lượt người trưởng thành đến xem là tối đa. Nhưng sau khi bị leak, tin rằng đã có hàng triệu người bất chấp độ tuổi đã xem nó. Đấy là kết quả của lối tư duy nhị phân, và thú vị là không ai trong nhóm muốn cấm phim thấy rằng mình chịu trách nhiệm với hậu quả đó.
Chưa kể là còn nhiều hậu quả khác.
Về xác suất leak 1 phim Việt Nam bị cấm phát hành ra ngoài thị trường để cho người có độ tuổi không phù hợp xem được so với xác suất không cấm nhưng để lọt người không đúng độ tuổi xem được phim cái nào cao hơn?
Bây giờ thì đã có câu trả lời cho vế thứ nhất, xác suất đó là 100%, ai muốn xem thì cũng đã xem được rồi.
Còn vế thứ hai, không cấm nhưng để lọt người không đúng độ tuổi, thì tối đa cũng vẫn là 100% thôi, với rất ít người vị thành niên được xem hơn là số đã được xem hiện nay trên thực tế.
Xin nhắc lại:
Kiểu nhị phân thì cầu toàn, bảo thủ, cốt giữ vững nguyên tắc, không quan tâm đến hiệu quả giải quyết vấn đề.
Kiểu tối ưu thì quan tâm đến hiệu quả giải quyết vấn đề để lựa chọn giải pháp tốt nhất trong số các phương án khả thi.