torune
Film critic
Trước khi Surface ra đời, người ta bàn tán rất nhiều về nó – đứa con cưng không giống ai của Microsoft. Người ta mong đợi nó là sản phẩm đột phá của thời kỳ Windows 8. Tuy nhiên, ngay khi trình làng, Surface RT đã bị chỉ trích rất nhiều bởi: giao diện lỗi, vi xử lý chậm và giá trên trời.
Surface là phép lai bị lỗi?
Và thế là, động thái đầu tiên của Microsoft vào thị trường tablet đã thất bại. Sau đó, Surface Pro ra đời, trở thành người kế nhiệm của Surface RT và mang theo hy vọng mới.
Trong suốt hành trình Surface tìm chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Có một câu hỏi đặt ra: Surface là gì? Tablet hay laptop? Thiết bị lai? Hoặc không là gì cả?
Ai cũng biết những thiết bị lai (hybrid) có những đặc điểm nhất định, đáng để người ta ngưỡng mộ. Ở đây tôi xem Surface như là một hybrid giữa laptop và tablet. Nhưng, bên cạnh những ưu điểm, Surface cũng thừa hưởng những yếu điểm của cả laptop và tablet. (Trong các nhận xét dưới đây, tôi giả định Surface và hybrid là một).
Nhìn từ phía laptop
Trước khi tablet ra đời, tính linh động và sự gọn nhẹ luôn là 2 lý do để người ta yêu mến laptop hơn là desktop. Thời thế đổi thay, laptop trở nên nặng nề và cồng kềnh trước những “em” tablet gọn nhẹ và dễ thương.
Tính tới thời điểm này, tablet mỏng nhất tôi được biết là Sony Xperia Z (0.26in) và laptop mỏng nhất là HP Envy Ultrabook 6t-1000 (0.78in). Luôn luôn có sự khác biệt giữa sự gọn nhẹ giữa laptop và tablet, và sự khác biệt này ngày càng lớn.
Một sự khác biệt khác là giá cả. Giá cả của những ultrabook “mỏng và mạnh” luôn khốc liệt hơn so với tablet. Là kết tinh của laptop và tablet, Surface – đứa con hybrid lẽ ra phải thừa hưởng “sự rẻ hơn của laptop” và “sự mạnh hơn của tablet”. Tuy nhiên, giá của hybrid lại mắc hơn những laptop cồng kềnh và không có màn hình cảm ứng.
Hơn nữa, để chạy Windows 8, Surface tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn từ các vi xử lý, RAM và card đồ họa. Vô hình chung, các linh kiện không những đẩy giá thành cao mà còn “ngốn” pin rất dữ.
Nhìn từ phía tablet
Hybrid đã bị chỉ trích vì quá nặng và cồng kềnh để được coi như là một tablet. Quả thật, tôi thấy hơi xấu hổ khi cầm trên tay một tablet bự cỡ 13in và chạy lòng vòng. Nó không thực dụng tý nào cả.
Người ta phàn nàn rằng, Surface phải là một tablet trước khi trở thành một laptop bởi sự gọn nhẹ là ưu thế nó đang nhắm tới để dành phần thắng từ các laptop khác trên thị trường. Nếu như không gọn nhẹ, vậy thì gắn cho nó cái mác “tablet” hay “hybrid” làm gì, hãy để nó đơn giản là một laptop.
Surface hiện đang nằm ở đâu?
Quá nhỏ so với một laptop, quá lớn so với một tablet. Đây là vấn đề chính.
Surface, một hybrid, xứng đáng sở hữu phân khúc riêng, không giống thứ gì từng có cả. Nó sinh ra không để thay thế laptop hay tablet, mà để chiến thắng chúng. Đáng tiếc là hybrid lại là phép lai bị lỗi của laptop và tablet.
Không bao giờ là quá muộn để nhận ra lỗi lầm và sữa chửa, nếu không sửa được, tôi tin Microsoft thừa khả năng làm ra một sản phẩm mới, một hybrid mới, để thống trị lại thị trường mà các tablet đang tung hoành. Ý tưởng này làm tôi nhớ tới câu nói trong một bộ phim (đã được tôi chế biến lại): “One hybrid to rule them all”.

Surface là phép lai bị lỗi?
Và thế là, động thái đầu tiên của Microsoft vào thị trường tablet đã thất bại. Sau đó, Surface Pro ra đời, trở thành người kế nhiệm của Surface RT và mang theo hy vọng mới.
Trong suốt hành trình Surface tìm chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Có một câu hỏi đặt ra: Surface là gì? Tablet hay laptop? Thiết bị lai? Hoặc không là gì cả?
Ai cũng biết những thiết bị lai (hybrid) có những đặc điểm nhất định, đáng để người ta ngưỡng mộ. Ở đây tôi xem Surface như là một hybrid giữa laptop và tablet. Nhưng, bên cạnh những ưu điểm, Surface cũng thừa hưởng những yếu điểm của cả laptop và tablet. (Trong các nhận xét dưới đây, tôi giả định Surface và hybrid là một).
Nhìn từ phía laptop
Trước khi tablet ra đời, tính linh động và sự gọn nhẹ luôn là 2 lý do để người ta yêu mến laptop hơn là desktop. Thời thế đổi thay, laptop trở nên nặng nề và cồng kềnh trước những “em” tablet gọn nhẹ và dễ thương.
Tính tới thời điểm này, tablet mỏng nhất tôi được biết là Sony Xperia Z (0.26in) và laptop mỏng nhất là HP Envy Ultrabook 6t-1000 (0.78in). Luôn luôn có sự khác biệt giữa sự gọn nhẹ giữa laptop và tablet, và sự khác biệt này ngày càng lớn.
Một sự khác biệt khác là giá cả. Giá cả của những ultrabook “mỏng và mạnh” luôn khốc liệt hơn so với tablet. Là kết tinh của laptop và tablet, Surface – đứa con hybrid lẽ ra phải thừa hưởng “sự rẻ hơn của laptop” và “sự mạnh hơn của tablet”. Tuy nhiên, giá của hybrid lại mắc hơn những laptop cồng kềnh và không có màn hình cảm ứng.
Hơn nữa, để chạy Windows 8, Surface tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn từ các vi xử lý, RAM và card đồ họa. Vô hình chung, các linh kiện không những đẩy giá thành cao mà còn “ngốn” pin rất dữ.
Nhìn từ phía tablet
Hybrid đã bị chỉ trích vì quá nặng và cồng kềnh để được coi như là một tablet. Quả thật, tôi thấy hơi xấu hổ khi cầm trên tay một tablet bự cỡ 13in và chạy lòng vòng. Nó không thực dụng tý nào cả.
Người ta phàn nàn rằng, Surface phải là một tablet trước khi trở thành một laptop bởi sự gọn nhẹ là ưu thế nó đang nhắm tới để dành phần thắng từ các laptop khác trên thị trường. Nếu như không gọn nhẹ, vậy thì gắn cho nó cái mác “tablet” hay “hybrid” làm gì, hãy để nó đơn giản là một laptop.
Surface hiện đang nằm ở đâu?
Quá nhỏ so với một laptop, quá lớn so với một tablet. Đây là vấn đề chính.
Surface, một hybrid, xứng đáng sở hữu phân khúc riêng, không giống thứ gì từng có cả. Nó sinh ra không để thay thế laptop hay tablet, mà để chiến thắng chúng. Đáng tiếc là hybrid lại là phép lai bị lỗi của laptop và tablet.
Không bao giờ là quá muộn để nhận ra lỗi lầm và sữa chửa, nếu không sửa được, tôi tin Microsoft thừa khả năng làm ra một sản phẩm mới, một hybrid mới, để thống trị lại thị trường mà các tablet đang tung hoành. Ý tưởng này làm tôi nhớ tới câu nói trong một bộ phim (đã được tôi chế biến lại): “One hybrid to rule them all”.
Nguồn techsling