lengockhanhi
Film critic
Xin chào các bạn yêu phim ảnh thân mến.
Các bạn quen Nhi đã lâu trên này chắc cũng hiểu rõ về tính cách của Nhi. D9ối với phim ảnh, Nhi cảm nhận bằng cảm xúc, đòi hỏi rất nhiều, nhưng lại luôn độ lượng khi đánh giá. Chưa bao giờ Nhi nặng lời chê bai một bộ phim nào, kể cả phim Việt, cho dù nó có thực sự tồi tệ. Nhi cũng không muốn mất thời gian viết về những đánh giá tiêu cực, nếu Nhi đã viết bài bình phim, thường là để khen chứ không phải để chê.
Đây là lần đầu tiên Nhi viết bài để chê trách và đả phá về điện ảnh, và đối tượng là nền điện ảnh Trung Quốc. Nhi rất buồn, khi nghe nhiều bạn nhận xét rằng Nhi là người cực đoan, rằng phải phân biệt chuyện chính trị và văn hóa nghệ thuật giải trí. Các bạn nói rất đúng, loài người đã thù hận nhau quá nhiều vì lý do tôn giáo, chính trị rồi, ngay cả trong lòng dân tộc Việt Nam mà vết thương hận thù còn chưa lành được, nên nghệ thuật, âm nhạc, phim ảnh lẽ ra là những hy vọng cuối cùng có thể nối kết, hòa hợp và hóa giải hận thù. Nhưng...
Thật ra chuyện Nhi ghét phim ảnh Trung quốc không bắt nguồn từ mâu thuẫn tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, vì Nhi quan niệm thời đại này không có biên giới, lãnh thổ tuyệt đối, mà cũng không có khái niệm độc lập tuyệt đối và càng không có đẳng thức: yêu nước mình = căm thù nước khác. Nhi đang sống ở Châu Âu, nơi không có biên giới, và đi đâu Nhi cũng nhận được ân tình giúp đỡ từ người Việt, dù họ không còn quốc tịch Việt Nam nữa, dù họ đã chối bỏ quê hương hay khác tôn giáo, khác chính kiến với Nhi. Nói dài dòng như vậy, để minh oan rằng Nhi không bao giờ ghét người Trung quốc vì Nhi là người VN.
Nhưng, chính người Trung Quốc đã làm sai và tự bôi xấu chính mình. Nhi chỉ nói lên sự thật đó. Nhi có đầy đủ luận cứ và tài liệu để chứng minh cho các bạn hiểu rằng cái mà các bạn gọi là nghệ thuật, văn hóa của Trung Quốc hiện nay chỉ là một lớp son phấn giả tạo không hơn không kém, che dấu bên trong một hiện thực vừa xấu xí, vừa nguy hiểm.
Nhi sẽ mở đầu câu chuyện bằng lập luận: Nền điện ảnh Trung Quốc bản thân nó không có tính nghệ thuật, không đặt trên nền tảng nghệ thuật.
Các bạn có bao giờ thấy một nền nghệ thuật đi tiêu diệt những tác phẩm nghệ thuật chỉ vì nó trái ý lãnh đạo không ? Ví dụ 1 nhà văn xé sách của một nhà văn khác, hay một họa sĩ thiêu rụi những bức tranh của một họa sĩ khác ? Đó chính là điều mà những người làm điện ảnh ở Trung Quốc đã và đang thực hiện. Họ kiểm duyệt điện ảnh theo một nguyên tắc khắc nghiệt và phi lý nhất trên toàn thế giới. Một số quốc gia kiểm duyệt và cấm phim, vì lí do chính trị, tôn giáo, hoặc đạo đức, nhưng không có một quốc gia nào cấm đoán phim ảnh độc đoán và phi lý bằng Trung quốc.
Chúng ta sẽ liệt kê những điều cấm trong luật lệ kiểm duyệt phim của người Tàu hiện nay:
1) làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp (cái này rất mơ hồ...)
2) tác hại đoàn kết dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (trong khi chính TQ làm rất nhiều phim có đề tài xâm lược , bôi nhọ Việt Nam)
3) Tiết lộ bí mật nhà nước, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, hoặc gây tổn hại danh dự, lợi ích quốc gia (các bạn nên chú ý đến chữ: danh dự, nó cho thấy là người Tàu rất háo danh và trọng danh)
4) Kích động hận thù dân tộc hoặc phân biệt đối xử, phá hoại đoàn kết dân tộc (Đoàn kết ở đây khác hẳn với khái niệm đoàn kết dân tộc như ở Việt Nam, nó phải được hiểu là đồng hóa; khi những dân tộc thiểu số mà đất đai bị TQ chiếm rồi thì sẽ bị đồng hóa thành người Trung quốc).
5) Tăng cường giáo phái mê tín dị đoan (Cùng một chế độ chính trị, nhưng Việt Nam có tự do tôn giáo hơn rất nhiều so với Trung quốc)
6) phá vỡ trật tự xã hội hoặc làm suy yếu sự ổn định xã hội (Đồng nghĩa với việc: Không bao giờ hiện thực về tiêu cực, mâu thuẫn xã hội được đưa lên màn ảnh. Xã hội trên phim Trung quốc luôn tươi đẹp, ai cũng tốt, mọi thứ hoàn hảo)
7) Đẩy mạnh khiêu dâm, cờ bạc, bạo lực hoặc kích động tội phạm (Hiện nay TQ không chỉ cấm phim có bạo lực, khiêu dâm mà còn cấm tất cả những phim dạy cho người khác cách phạm tội, ví dụ tất cả những phim về cướp nhà băng, cướp xe, bắt cóc... của Mỹ sẽ bị cấm hết)
8) Xúc phạm người khác, vu khống, hoặc vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của một ai đó,
9) gây nguy hiểm cho đạo đức xã hội hoặc truyền thống văn hoá dân tộc (đạo đức và truyền thống của TQ thì chúng ta đã quá rõ, không cần bàn thêm...)
10) Bất kỳ nội dung nào bị cấm theo quy định của pháp luật, nhà nước, hành chính (càng mơ hồ hơn nữa...)
Từ thập niên 60 cho đến ngày nay, Trung quốc cấm chiếu tất cả những phim có dính dáng đến đạo thiên chúa, trong đó có những siêu phẩm kinh điển như Ben Hur.
Trung quốc không chỉ cấm phát hành rất nhiều phim có giá trị nghệ thuật cao, đạt giải thưởng quốc tế, mà còn đày đọa, giày xéo những người làm ra chúng. Danh sách này khá dài, có thể kể đến như:
Năm 1993, phim The Blue Kite của đạo diễn Tian Zhuang Zhuang đạt giải đặc biệt tại Liên hoan phim Tokyo, nhưng bị cấm phát hành, đạo diễn Tian bị nhà cầm quyền cấm làm phim trong 10 năm sau đó. Nguyên nhân chỉ vì nó thể hiện lại bi kịch trong cách mạng văn hóa.
Cũng trong năm 1993, phim Bá Vương Biệt Cơ nổi tiếng của Trần Khải Ca đoạt giải cành cọ vàng tại Cannes, nó bị cấm chiếu tại Trung quốc, và đạo diễn bị tẩy chay cấm làm phim suốt 2 năm sau. Nguyên nhân ? Cũng vì bóng ma cách mạng văn hóa.
Năm 1994, Phim Phải Sống của Trương Nghệ Mưu gây tiếng vang rất lớn, nhưng nó bị cấm chiếu tại TQ, và đạo diễn Trương đã bị hất hủi trong nhiều năm sau đó. Một lần nữa cho thấy đối với Trung quốc không bao giờ có khái niệm nghệ thuật, và họ không những không tôn quý, mà còn căm thù những nghệ nhân có tài đã mang nghệ thuật đến cho nhân loại.
Năm 1999, phim 17 năm tại gia của đạo diễn Yuan Zhang đoạt giải đạo diễn xuất sắc tại liên hoan phim Venice lần 56, đạo diễn xuất sắc khi về bị chính nước mình cấm hành nghề sau đó, vì bộ phim mô tả hình ảnh xã hội "không được tốt lắm"
Năm 2001, phim: Xe đạp Bắc Kinh của đạo diễn Xiaoshuai Wang, bị cấm chiếu chỉ vì một lý do hết sức ngớ ngẩn: dám mang đi tham dự liên hoan phim Berlin mà không có sự đồng ý thông qua cục điện ảnh. Đạo diễn một lần nữa là người bị trảm. Sự kiện này chỉ gây trò cười cho thế giới.
Cùng chịu chung số phận với Xe đạp, là bộ phim Tô Châu Giang, của đạo diễn Ye Lou, phim bị cấm chiếu và đạo diễn bị cấm hành nghề 2 năm, chỉ vì dám tự tiện mang đi dự liên hoan phim quốc tế tại Hà Lan mà không xin phép cục Điện ảnh.
Hiện thực này vẫn còn tiếp diễn cho tới ngày nay. Gần đây nhất: Phim Sắc giới là một phim đậm nét nghệ thuật, làm xúc động hàng triệu người trên thế giới, nhưng nó bị ném đá tơi tả tại Trung quốc chỉ vì nó vẽ ra hình ảnh nữ chiến sĩ cách mạng không "đẹp" như truyền thống, nữ diễn viên tài sắc Thang Duy phải chịu sỉ nhục và tẩy chay suốt 2 năm trời.
Ngay cả 1 phim giải trí đơn thuần như Hải tặc Caribean phần 3 cũng bị cấm chiếu tại TQ, chỉ vì diễn viên Châu Nhuận Phát lại đi đóng vai... hải tặc, cho thấy người Trung quốc xấu xí, thế là cấm ! (hiện nay người TQ thực sự đang là hải tặc). Tương tự, phim Lara Croft phần 2 cũng bị cấm chiếu chỉ vì Nhậm Đạt Hoa đóng ... vai ác. Phim Kung Fu Panda 2 bị cấm chiếu, phim Avatar bị cấm chiếu... Danh sách cứ thế tiếp tục...
Sự ngạo mạn và tự tôn của người Trung quốc cao đến thế đấy thưa các bạn.
Các bạn từng nói Nhi còn mang nặng tư tưởng cực đoan, không cởi mở với văn hóa nghệ thuật, xin các bạn hãy thử trả lời xem: Người Việt Nam hay người Trung quốc mới là cực đoan ? Nhi không trách các bạn, chỉ thấy rất buồn khi nghe những lời đó từ 1 người Việt Nam đồng bào của mình.
Việt Nam chưa bao giờ đối xử tệ bạc với những nhà làm phim nghệ thuật chân chính. Những phim rất nhạy cảm với đề tài đồng tính, tình dục, vẫn được phép chiếu rộng rãi. Ngay cả khi diễn viên Đơn Dương hay đạo diễn Song Chi vi phạm quy tắc của nhà nước, phim của anh ta hoặc chị ta vẫn được chiếu, vẫn được tôn vinh. Còn nữa, Phim Cánh Đồng Bất tận nếu làm ra tại Trung quốc, chắc chắn sẽ bị cấm, đạo diễn và dàn diễn viên còn phải chịu kỉ luật rất nặng. Người Trung quốc sợ khi phải nhìn thấy những giá trị chân thiện mỹ và nước mắt trên màn ảnh như thế đó.
Người TQ tự cho mình quyền cấm phim của nước ngoài, trong khi đó Việt Nam chưa bao giờ cấm chiếu phim nào của Trung quốc, thậm chí còn ưu ái cho họ quá nhiều nữa là khác. Mỗi tháng khán giả VN được xem phim tàu 2-3 lần, toàn phim mới nhất.
Và chúng ta có thể tự có câu trả lời cho mình: Một dân tộc có thể đối xử với nghệ thuật chân chính như thế, thì phim của họ làm ra có đáng gọi là nghệ thuật nữa không ?
Các bạn quen Nhi đã lâu trên này chắc cũng hiểu rõ về tính cách của Nhi. D9ối với phim ảnh, Nhi cảm nhận bằng cảm xúc, đòi hỏi rất nhiều, nhưng lại luôn độ lượng khi đánh giá. Chưa bao giờ Nhi nặng lời chê bai một bộ phim nào, kể cả phim Việt, cho dù nó có thực sự tồi tệ. Nhi cũng không muốn mất thời gian viết về những đánh giá tiêu cực, nếu Nhi đã viết bài bình phim, thường là để khen chứ không phải để chê.
Đây là lần đầu tiên Nhi viết bài để chê trách và đả phá về điện ảnh, và đối tượng là nền điện ảnh Trung Quốc. Nhi rất buồn, khi nghe nhiều bạn nhận xét rằng Nhi là người cực đoan, rằng phải phân biệt chuyện chính trị và văn hóa nghệ thuật giải trí. Các bạn nói rất đúng, loài người đã thù hận nhau quá nhiều vì lý do tôn giáo, chính trị rồi, ngay cả trong lòng dân tộc Việt Nam mà vết thương hận thù còn chưa lành được, nên nghệ thuật, âm nhạc, phim ảnh lẽ ra là những hy vọng cuối cùng có thể nối kết, hòa hợp và hóa giải hận thù. Nhưng...
Thật ra chuyện Nhi ghét phim ảnh Trung quốc không bắt nguồn từ mâu thuẫn tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, vì Nhi quan niệm thời đại này không có biên giới, lãnh thổ tuyệt đối, mà cũng không có khái niệm độc lập tuyệt đối và càng không có đẳng thức: yêu nước mình = căm thù nước khác. Nhi đang sống ở Châu Âu, nơi không có biên giới, và đi đâu Nhi cũng nhận được ân tình giúp đỡ từ người Việt, dù họ không còn quốc tịch Việt Nam nữa, dù họ đã chối bỏ quê hương hay khác tôn giáo, khác chính kiến với Nhi. Nói dài dòng như vậy, để minh oan rằng Nhi không bao giờ ghét người Trung quốc vì Nhi là người VN.
Nhưng, chính người Trung Quốc đã làm sai và tự bôi xấu chính mình. Nhi chỉ nói lên sự thật đó. Nhi có đầy đủ luận cứ và tài liệu để chứng minh cho các bạn hiểu rằng cái mà các bạn gọi là nghệ thuật, văn hóa của Trung Quốc hiện nay chỉ là một lớp son phấn giả tạo không hơn không kém, che dấu bên trong một hiện thực vừa xấu xí, vừa nguy hiểm.
Nhi sẽ mở đầu câu chuyện bằng lập luận: Nền điện ảnh Trung Quốc bản thân nó không có tính nghệ thuật, không đặt trên nền tảng nghệ thuật.
Các bạn có bao giờ thấy một nền nghệ thuật đi tiêu diệt những tác phẩm nghệ thuật chỉ vì nó trái ý lãnh đạo không ? Ví dụ 1 nhà văn xé sách của một nhà văn khác, hay một họa sĩ thiêu rụi những bức tranh của một họa sĩ khác ? Đó chính là điều mà những người làm điện ảnh ở Trung Quốc đã và đang thực hiện. Họ kiểm duyệt điện ảnh theo một nguyên tắc khắc nghiệt và phi lý nhất trên toàn thế giới. Một số quốc gia kiểm duyệt và cấm phim, vì lí do chính trị, tôn giáo, hoặc đạo đức, nhưng không có một quốc gia nào cấm đoán phim ảnh độc đoán và phi lý bằng Trung quốc.
Chúng ta sẽ liệt kê những điều cấm trong luật lệ kiểm duyệt phim của người Tàu hiện nay:
1) làm suy yếu các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp (cái này rất mơ hồ...)
2) tác hại đoàn kết dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (trong khi chính TQ làm rất nhiều phim có đề tài xâm lược , bôi nhọ Việt Nam)
3) Tiết lộ bí mật nhà nước, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, hoặc gây tổn hại danh dự, lợi ích quốc gia (các bạn nên chú ý đến chữ: danh dự, nó cho thấy là người Tàu rất háo danh và trọng danh)
4) Kích động hận thù dân tộc hoặc phân biệt đối xử, phá hoại đoàn kết dân tộc (Đoàn kết ở đây khác hẳn với khái niệm đoàn kết dân tộc như ở Việt Nam, nó phải được hiểu là đồng hóa; khi những dân tộc thiểu số mà đất đai bị TQ chiếm rồi thì sẽ bị đồng hóa thành người Trung quốc).
5) Tăng cường giáo phái mê tín dị đoan (Cùng một chế độ chính trị, nhưng Việt Nam có tự do tôn giáo hơn rất nhiều so với Trung quốc)
6) phá vỡ trật tự xã hội hoặc làm suy yếu sự ổn định xã hội (Đồng nghĩa với việc: Không bao giờ hiện thực về tiêu cực, mâu thuẫn xã hội được đưa lên màn ảnh. Xã hội trên phim Trung quốc luôn tươi đẹp, ai cũng tốt, mọi thứ hoàn hảo)
7) Đẩy mạnh khiêu dâm, cờ bạc, bạo lực hoặc kích động tội phạm (Hiện nay TQ không chỉ cấm phim có bạo lực, khiêu dâm mà còn cấm tất cả những phim dạy cho người khác cách phạm tội, ví dụ tất cả những phim về cướp nhà băng, cướp xe, bắt cóc... của Mỹ sẽ bị cấm hết)
8) Xúc phạm người khác, vu khống, hoặc vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của một ai đó,
9) gây nguy hiểm cho đạo đức xã hội hoặc truyền thống văn hoá dân tộc (đạo đức và truyền thống của TQ thì chúng ta đã quá rõ, không cần bàn thêm...)
10) Bất kỳ nội dung nào bị cấm theo quy định của pháp luật, nhà nước, hành chính (càng mơ hồ hơn nữa...)
Từ thập niên 60 cho đến ngày nay, Trung quốc cấm chiếu tất cả những phim có dính dáng đến đạo thiên chúa, trong đó có những siêu phẩm kinh điển như Ben Hur.
Trung quốc không chỉ cấm phát hành rất nhiều phim có giá trị nghệ thuật cao, đạt giải thưởng quốc tế, mà còn đày đọa, giày xéo những người làm ra chúng. Danh sách này khá dài, có thể kể đến như:
Năm 1993, phim The Blue Kite của đạo diễn Tian Zhuang Zhuang đạt giải đặc biệt tại Liên hoan phim Tokyo, nhưng bị cấm phát hành, đạo diễn Tian bị nhà cầm quyền cấm làm phim trong 10 năm sau đó. Nguyên nhân chỉ vì nó thể hiện lại bi kịch trong cách mạng văn hóa.
Cũng trong năm 1993, phim Bá Vương Biệt Cơ nổi tiếng của Trần Khải Ca đoạt giải cành cọ vàng tại Cannes, nó bị cấm chiếu tại Trung quốc, và đạo diễn bị tẩy chay cấm làm phim suốt 2 năm sau. Nguyên nhân ? Cũng vì bóng ma cách mạng văn hóa.
Năm 1994, Phim Phải Sống của Trương Nghệ Mưu gây tiếng vang rất lớn, nhưng nó bị cấm chiếu tại TQ, và đạo diễn Trương đã bị hất hủi trong nhiều năm sau đó. Một lần nữa cho thấy đối với Trung quốc không bao giờ có khái niệm nghệ thuật, và họ không những không tôn quý, mà còn căm thù những nghệ nhân có tài đã mang nghệ thuật đến cho nhân loại.
Năm 1999, phim 17 năm tại gia của đạo diễn Yuan Zhang đoạt giải đạo diễn xuất sắc tại liên hoan phim Venice lần 56, đạo diễn xuất sắc khi về bị chính nước mình cấm hành nghề sau đó, vì bộ phim mô tả hình ảnh xã hội "không được tốt lắm"
Năm 2001, phim: Xe đạp Bắc Kinh của đạo diễn Xiaoshuai Wang, bị cấm chiếu chỉ vì một lý do hết sức ngớ ngẩn: dám mang đi tham dự liên hoan phim Berlin mà không có sự đồng ý thông qua cục điện ảnh. Đạo diễn một lần nữa là người bị trảm. Sự kiện này chỉ gây trò cười cho thế giới.
Cùng chịu chung số phận với Xe đạp, là bộ phim Tô Châu Giang, của đạo diễn Ye Lou, phim bị cấm chiếu và đạo diễn bị cấm hành nghề 2 năm, chỉ vì dám tự tiện mang đi dự liên hoan phim quốc tế tại Hà Lan mà không xin phép cục Điện ảnh.



Hiện thực này vẫn còn tiếp diễn cho tới ngày nay. Gần đây nhất: Phim Sắc giới là một phim đậm nét nghệ thuật, làm xúc động hàng triệu người trên thế giới, nhưng nó bị ném đá tơi tả tại Trung quốc chỉ vì nó vẽ ra hình ảnh nữ chiến sĩ cách mạng không "đẹp" như truyền thống, nữ diễn viên tài sắc Thang Duy phải chịu sỉ nhục và tẩy chay suốt 2 năm trời.
Ngay cả 1 phim giải trí đơn thuần như Hải tặc Caribean phần 3 cũng bị cấm chiếu tại TQ, chỉ vì diễn viên Châu Nhuận Phát lại đi đóng vai... hải tặc, cho thấy người Trung quốc xấu xí, thế là cấm ! (hiện nay người TQ thực sự đang là hải tặc). Tương tự, phim Lara Croft phần 2 cũng bị cấm chiếu chỉ vì Nhậm Đạt Hoa đóng ... vai ác. Phim Kung Fu Panda 2 bị cấm chiếu, phim Avatar bị cấm chiếu... Danh sách cứ thế tiếp tục...
Sự ngạo mạn và tự tôn của người Trung quốc cao đến thế đấy thưa các bạn.
Các bạn từng nói Nhi còn mang nặng tư tưởng cực đoan, không cởi mở với văn hóa nghệ thuật, xin các bạn hãy thử trả lời xem: Người Việt Nam hay người Trung quốc mới là cực đoan ? Nhi không trách các bạn, chỉ thấy rất buồn khi nghe những lời đó từ 1 người Việt Nam đồng bào của mình.
Việt Nam chưa bao giờ đối xử tệ bạc với những nhà làm phim nghệ thuật chân chính. Những phim rất nhạy cảm với đề tài đồng tính, tình dục, vẫn được phép chiếu rộng rãi. Ngay cả khi diễn viên Đơn Dương hay đạo diễn Song Chi vi phạm quy tắc của nhà nước, phim của anh ta hoặc chị ta vẫn được chiếu, vẫn được tôn vinh. Còn nữa, Phim Cánh Đồng Bất tận nếu làm ra tại Trung quốc, chắc chắn sẽ bị cấm, đạo diễn và dàn diễn viên còn phải chịu kỉ luật rất nặng. Người Trung quốc sợ khi phải nhìn thấy những giá trị chân thiện mỹ và nước mắt trên màn ảnh như thế đó.
Người TQ tự cho mình quyền cấm phim của nước ngoài, trong khi đó Việt Nam chưa bao giờ cấm chiếu phim nào của Trung quốc, thậm chí còn ưu ái cho họ quá nhiều nữa là khác. Mỗi tháng khán giả VN được xem phim tàu 2-3 lần, toàn phim mới nhất.
Và chúng ta có thể tự có câu trả lời cho mình: Một dân tộc có thể đối xử với nghệ thuật chân chính như thế, thì phim của họ làm ra có đáng gọi là nghệ thuật nữa không ?