Ðề: Thac mac: tai sao phai la HSBS chu hong phai la Full SBS?
Vấn đề phim ảnh là cả lịch sử lâu dài và phức tạp đáp ứng thị hiếu người xem cũng như các chuẩn và định dạng của kỹ thuật.
Phim nhựa khởi đầu có tỷ lệ hình không phải 4:3 ngay mà gần như vuông 5:4, thậm chí vuông cũng có. Rất nhanh chóng khi chiếu ra công chúng thì người ta phát hiện ra cần có tỷ lệ khuôn hình phù hợp mắt người xem mà lại không quá gây rắc rối với khả năng của máy móc chiếu phim thuở ban đầu. Phim nhựa 35 mm ra đời có kích thước khuôn hình 28mm/21mm tức là 4:3, bề ngang bản phim 35mm với hai đường rãnh lỗ định vị khung hình khi chiếu. Máy quay và chiếu thới đó dùng bánh răng cưa kéo bản phim chạy-dừng đúng mỗi 1/4 vòng tròn cực chính xác theo một phát minh còn dùng đến nay. Cỡ phim lớn hơn sẽ khó ổn định hình khi dừng, nhỏ hơn thì gây khó cho hoạt động của phần cơ. các phim 16mm dùng nguyên lý khác để kéo từng cảnh phim.
Do ánh sáng có độ phân giải rất cao nhưng vẫn phải cân bằng giữa khuôn hình và tỷ lệ phóng lên màn ảnh, độ mịn hình phụ thuộc vào lớp hóa chất phủ trên phim, nên phim 35mm thường chiếu đẹp nhất đến màn hình 250-300". Do trường nhìn của mắt người có thị lực tập trung trong vùng trung tâm, nên tỷ lệ 4:3 là đủ đáp ứng tối thiểu điều này. Khi xem màn hình 4:3 mắt ít phải chuyển động khi nhìn cảnh vật đi ngang, mọi thứ dễ theo dõi nhưng chỉ hợp với các phim tâm lý-xã hội thời kỳ đầu của điện ảnh. Nếu làm phim hành động thì máy quay phải chuyển động vất vả, cần lia máy nhiều và dễ làm hình ảnh đứt đoạn...
Phim màn ảnh rộng 16:9 ra đời trên bản phim 35mm vào sau thờì kỳ phim câm đáp ứng kỷ nguyên điện ảnh mới ngay sau thế chiến 2, chủ yếu dùng ống kính thu hẹp hình ảnh theo chiều ngang khi quay rồi phóng ra lại theo cùng chiếu và tỷ lệ khi chiếu. Các tỷ lệ này từng cho khuôn hình 5:3 đến 16:9. Từ những năm 60 ra đời phim khổ rộng, dùng bản phim rộng hơn đến 70mm và hình không cần co theo chiều ngang, còn khi co thì cho khuôn hình đến 2.35:1. Phim khổ rộng vẫn còn dùng cho phim nhựa đến ngày nay.
Khi vào kỷ nguyên số hóa, phim được chuyển thành file nhưng tỷ lệ khuôn hình vẫn phải phụ thuộc ống kính máy quay, chỉ có việc phóng hình theo chiều ngang do phần mềm đảm nhiệm. Đến phim 3D thì vì có 2 hình cần chiếu song song, người ta phải nén hình theo chiều ngang hoặc đứng khi xếp hình cạnh nhau (sbs) hay chồng lên nhau (ou) để khổ hình gốc không bị khác đi so với khổ rộng. Các phần mềm nhận dạng phim cần dựa vào các tỷ lệ khuôn hình chung chuẩn để "chặt đôi" và giãn lại các hình theo chiều tương ứng cho dúng. Nếu tỷ lệ mà tùy hứng thì cũng phải có loại phần mềm kéo giãn tùy hứng tương ứng, nó ngược mất so với tiêu chí chuẩn thống nhất của thị trường rồi...
Nhưng khi không co giãn hình trong số hóa để khỏi bị giảm điểm ảnh tức phân giải, người ta dùng full OU tiện hơn là sbs, vì hai hình dài ngang xếp chồng nhau hợp lý hơn là đặt nối nhau. Full sbs chắc chỉ dùng cho phân giải thấp, chứ các bản phân giải full HD thường sẽ là OU. Máy quay mà thu full sbs thì ống kính cần lớn mà lại bỏ mất phần trên dưới không dùng đến, bởi để chống méo hình thì đường chéo diện hữu ích của ống kính máy quay không nên rộng quá 3/4 đường kính. Tỷ lệ hình lớn nhất 2,2:1 là đủ, khi thu vào phim nhựa thì vẫn phải co hình rồi đặt chồng lên dạng OU sẽ hợp lý hơn là sbs bởi bề rộng bản phim là giới hạn...Chuyển ra đĩa là công việc của phần mềm rồi, chứ phim chuẩn vẫn là phim nhựa. Trên nền phim nhựa có thể số hóa để làm các kỹ xảo, sau đó lại in lên phim nhựa để chiếu hoặc số hóa toàn bộ theo bản quyền tùy thuộc nhu cầu về phân giải...