TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

TÌNH YÊU ĐẦU CỦA TÔI
Tác Giả: love is the pain


Tình yêu đầu tiên của tôi-đó là một câu chuyện tình rất buồn nhưng lại thật sâu sắc và khó quên.Mãi cho đến tận bây giờ,đôi khi bất chợt nhớ lại,tôi lại cảm thấy lòng mình quặn lên một nỗi đau thật day dứt và khó tả,một nỗi đau mang tên anh và những lúc như thế thì tôi lại càng khẳng định được rằng:tôi vẫn còn yêu anh,rất nhiều....

Lần đầu tiên tôi gặp anh là vào một ngày mưa phùn cuối tháng 11 trong căn tin trường tôi.Anh học trên tôi 2 lớp,là 1 chàng trai có vẻ ngoài tuy lạnh lùng nhưng lại rất thu hút,tôi không bao giờ có thể quên được ánh mắt buồn sâu lắng vương rất nhiều ưu sầu và trầm tư của anh khi nhìn những hạt mưa rơi tí tách ngoài sân,có lẽ kể từ lần gặp gỡ định mệnh ấy đã cuốn tôi vào vòng xoáy tình yêu với anh,thế là từ đó tôi đã thầm để ý đến anh,có thể nói là bấy cứ lúc nào anh ở đâu là ở nơi đó có sự hiện diện của tôi,mặc dù chỉ là đứng từ xa nhìn anh thôi nhưng với tôi đó lại là một niềm vui và sự hạnh phúc vô bờ.....Tôi cũng để ý thấy rằng tuy anh rất đẹp trai và nổi bật nhưng anh lại chỉ toàn đi chơi chung và nói chuyện với lũ con trai,không bao giờ thấy anh xuất hiện cùng với "bóng hồng" nào-điều đó cũng đã vô tình tạo cho tôi được một niềm hy vọng nho nhỏ sâu thẳm trong tận đáy lòng.Và rồi vào một ngày đầu tháng 3,tôi đã lấy hết can đảm để viết cho anh một lá thư làm quen,lúc đầu cũng lo lắm chứ,sợ rằng mình sẽ bị từ chối nhưng thôi kệ,đã phóng lao thì phải theo lao thôi chứ biết sao bây giờ?Và nếu như ngay từ lúc đó anh từ chối kết bạn với tôi thì có lẽ tôi đã không đau khổ như bây giờ,lúc biết được rằng anh đồng ý làm bạn với tôi,thật sự là tôi đã bất ngờ và vui lắm,khởi đầu chỉ là bạn bình thường nhưng tôi cũng đã khấp khởi hy vọng rằng thời gian sẽ vun đắp cho tình cảm của tôi và anh ấy.....Khoảng thời gian sau đó hai chúng tôi đã có với nhau những kỉ niệm rất đẹp,những lần cùng ngồi trò chuyện với nhau trong căn-tin hay những lần cùng nhau đi bộ về lớp sau những giờ ra chơi đã làm cho tình cảm của tôi dành cho anh ấy ngày càng sâu đậm hơn.Mãi cho đến một ngày tôi mới giật mình nhận ra rằng:tôi đã thật sự yêu anh ấy mất rồi,không phải là vì vẻ bề ngoài bảnh bao của anh ấy nữa mà là vì chính con người thật bên trong,từ tư cách đạo đức và quan niệm lối sống của anh đã làm cho tôi thật sự khâm phục.Mặc dù biết rằng trước đây anh đã từng có bạn gái và vì một lý do không đáng mà 2 người đã chia tay,anh cũng nói thật với tôi rằng cho đến bây giờ anh vẫn không thể quên được cô ấy nhưng tôi đã chấp nhận hết tất cả,yêu mến anh một cách mù quáng và nhiều khi còn làm nhiều chuyện hơi bị ngu ngốc vì anh nữa,trong khi anh thì vẫn cứ dửng dưng và lạnh lùng trước tình cảm của tôi hay nói đúng hơn,anh chỉ luôn xem tôi như 1 người bạn hay nhiều lắm là 1 đứa em gái khờ khạo của mình mà thôi.Tuy tôi không nói ra là tôi thích anh nhưng qua những hành động cử chỉ của tôi làm vì anh,tôi chắc rằng anh hiểu,nhưng tại sao.....anh vẫn im lặng?Vì nghĩ rằng anh hơi khó xử và cần thời gian để suy nghĩ nên tôi đã nhẫn nhịn chờ đợi......Và rồi,cái ngày định mệnh ấy cũng đã đến,anh chủ động gửi e-mail cho tôi,nhưng không phải là để nói về chuyện của 2 đứa chúng tôi mà là để cho tôi thấy tấm hình của anh và chị AP(người yêu cũ của anh) chụp chung với nhau kèm theo "nhật ký chuyện tình của anh và chị AP" và câu cuối cùng khi chốt lại mọi chuyện anh đã nói rằng:"Trái tim anh sẽ mãi mãi ở bên AP,mãi mãi......".Con tim tôi đau thắt lại và hoàn toàn vỡ tan tành khi đọc xong bức e-mail ấy.Đến lúc đó tôi mới hiểu được rằng,trong lòng anh hoàn toàn không có chỗ dành cho tôi,từ đầu đến cuối đều là do một mình tôi đơn phương theo đuổi anh và cũng đã ít nhiều ngộ nhận tình cảm của anh dành cho tôi.Yêu đơn phương 1 người thật là 1 điều đau khổ biết chừng nào.Sau khi suy nghĩ rất lâu tôi đã quyết định gởi cho anh 1 lá mail khác để nói thật về tất cả tình cảm mà tôi đã dành cho anh ấy bấy lâu nay kèm theo với 1 câu kết là:"Với em thì tình bạn có thể thăng hoa lên thành tình yêu nhưng còn tình yêu thì không bao giờ có thể giảm xuống là tình bạn đâu anh à,đừng gởi cho em thêm bất kỳ lá mail nào nữa,em không muốn lại 1 lần nữa tan vỡ vì anh như thế này đâu!"Và rồi sau lá mail ấy của tôi...anh đã im lặng....Tôi cũng đã tìm cách tránh mặt anh từ đó,dẫu biết hành động đó của mình là trốn tránh sự thật nhưng tôi tin rằng mình đã làm đúng.Nếu gặp người tôi yêu mến nhưng người đó chỉ mang lại cho tôi toàn khổ đau thì thôi,tôi thà không gặp nữa,làm vậy sẽ tốt cho tôi và anh ấy hơn....Mối tình đầu cay đắng của tôi đã có 1 kết thúc buồn như vậy đó các bạn à!

Anh đến và đi khỏi cuộc sống của tôi nhanh như một cơn gió thoảng,mặc dù tình yêu với anh không được trọn vẹn và chỉ mang đến cho tôi toàn là nước mắt và khổ đau nhưng những ngày tháng ngắn ngủi được ở bên cạnh anh đối với tôi đó là những tháng ngày êm đềm và hạnh phúc nhất,có quá mâu thuẫn không vậy các bạn?Tôi tin rằng quyết định từ bỏ của mình là đúng,bởi vì càng dấn sâu vào thì tôi sẽ càng đau lòng và tuyệt vọng hơn mà thôi!Dù cho giờ đây chúng tôi đã mỗi người một phương và cũng lâu rồi tôi không gặp anh nữa nhưng tôi vẫn muốn anh biết 1 điều:tôi đã không hối hận khi yêu anh,trước đây,bây giờ và mãi mãi,bởi vì tình yêu là không bao nói đến sự hối hận,cảm ơn anh đã đến và cho tôi biết rằng được yêu thương một người nào đó thật sự là một điều hạnh phúc biết dường nào.Hy vọng rằng ở 1 nơi nào đó trên đất nước Việt Nam này ,anh cũng sẽ tìm thấy hạnh phúc thật sự cho riêng mình,anh nhé!
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

ĐỊNH NGHĨA TỪ "FAMILY"

Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau.
Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. “Tránh xa chỗ khác” - tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy.
Khi đã lên giường tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh nữa. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”.
Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quỳ xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?”. Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.
Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì không?
FAMILY = Father And Mother, I Love You!
(Gia đình = Ba và mẹ, con yêu ba mẹ).
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU


Hai người yêu nhau nhưng gặp sự phản đối mạnh mẽ từ phía gia đình nhà cô gái. Họ cho rằng chàng trai không xứng đáng với địa vị của gia đình cô và họ sẽ không tha thứ cho cô nếu tiếp tục có quan hệ với anh ta.

Mặc dù cô gái rất yêu chàng trai, nhưng khi hai người gặp nhau cô luôn hỏi: "anh có yêu em nhiêu không?". Cô hay bực bội do chàng trai không trả lời như ý cô mong muốn. Và áp lực của gia đình khiến hai người bất hòa. Cô thường trút giận lên chàng trai.

Về phía mình, chàng trai luôn chịu đựng trong im lặng. Sau một năm anh tốt nghiệp và quyết định đi du học. Trước khi ra đi, anh đã cầu hôn: "Anh biểu lộ tình cảm của mình bằng lời nói không giỏi nhưng tất cả những gì mà anh biết là anh yêu em. Về phía gia đình, anh sẽ cố gắng hết sức thuyết phục gia đình em đồng ý. Em thuận ý làm vợ anh chứ?".

Cô gái ưng thuận và với sự quyết tâm của chàng trai, cuối cùng gia đình cô gái cũng nhượng bộ và đồng ý cho họ kết hôn với nhau. Trước khi chàng trai đi học, hai người làm lễ đính hôn. Cô gái tham gia công tác xã hội trong khi anh tiếp tục học ở nước ngoài. Họ bày tỏ tình cảm của mình qua những lá thư và điện thoại. Tuy có khó khăn nhưng họ vẫn luôn nghĩ về nhau.

Một ngày nọ, cô gái bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Khi tỉnh dậy, cô thấy cha mẹ mình bên cạnh giường. Cô cảm nhận được tình trạng tồi tệ của mình. Nhìn thấy mẹ khóc, cô muốn làm cho mẹ yên lòng nhưng những gì cô có thể thốt ra chỉ là tiếng thở dài. Cô đã mất đi giọng nói. Bác sĩ bảo rằng tai nạn đã gây tổn thương não của cô và khiến cô không thể nói được nữa. Cô suy sụp mặc dù cha mẹ cô động viên rất nhiều. Trong suốt thời gian ở bệnh viện cô chỉ biết khóc trong thầm lặng.

Xuất viện về nhà, tình trạng của cô cũng chẳng thay đổi gì. Mỗi khi có tiếng điện thoại reo, cô có cảm giác như từng nhát dao đâm vào tim. Cô không muốn cho anh biết và càng không muốn trở thành gánh nặng của anh. Cô viết cho anh một lá thư nói rằng cô không còn đủ kiên nhẫn đợi chờ anh nữa. Cô gửi lại anh chiêc nhẫn đính hôn. Chàng trai gửi hàng ngàn lá thư và gọi biết bao cuộc điện thoại nhưng cô không trả lời và chỉ khóc.

Cha mẹ cô quyết định chuyển nhà, hy vọng rằng cô sẽ thật sự quên những gì đã xảy ra để có thể sống yên ổn.

Cô gái học ngôn ngữ cử chỉ và bắt đầu một cuộc sống mới. Mỗi ngày cô tự nhủ mình hãy quên anh đi. Nhưng một hôm bạn của cô đến và cho hay anh đã trở về. Cô van xin người bạn đừng cho anh biết chuyện gì đã xảy ra với cô. Từ đó cô không còn nhận được tin tức gì của anh.
Một năm trôi qua. Người bạn của cô đến thăm và trao cho cô thiệp mời dự lễ kết hôn của anh. Trái tim cô gái tan vỡ. Khi mở thiệp cưới cô thấy tên mình trong tấm thiệp. Ngước lên, cô thấy anh đang đứng trước mặt.

Chàng trai dùng cử chỉ nói với cô gái: "Một năm qua anh đã dành thời gian học ngôn ngữ này, chỉ để em hiểu rằng anh không quên lời ước hẹn của chúng ta. Hãy cho anh có cơ hội nói với em rằng anh yêu em".
Anh lồng chiếc nhẫn vào tay cô gái. Cuối cùng mụ cười đã trở lại trên môi cô gái.
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

CAFE MUỐI

Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới. Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngập mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý.

Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện. Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:

- Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!

Mọi người đứng xung quanh đều hết sức ngạc nhiên và nhìn chăm chăm vào chàng trai. Chàng trai đỏ mặt nhưng vẫn múc một thìa muối cho vào cốc cà phê và uống.

Cô gái tò mò:

- Sao anh có sở thích kỳ quặc thế?

- Khi tôi còn nhỏ, tôi sống gần biển - Chàng trai giải thích - Khi chơi ở biển, tôi có thể cảm thấy vị mặn của nước, giống như cà phê cho muối vào vậy! Nên bây giờ, mỗi khi tôi uống cà phê với muối, tôi lại nhớ tới tuổi thơ và quê hương của mình.

Cô gái thực sự cảm động. Một người đàn ông yêu nơi mình sinh ra thì chắc chắn sẽ yêu gia đình và có trách nhiệm với gia đình của mình. Nên cô gái bắt đầu nói chuyện cởi mở hơn, về nơi cô sinh ra, về gia đình... Trước khi ra về, họ hẹn nhau một buổi gặp tiếp theo...

Qua những lần gặp gỡ, cô gái thấy chàng trai quả là một người lý tưởng: rất tốt bụng, biết quan tâm... Và cô đã tìm được người đàn ông của mình nhờ cốc cà phê muối.

Câu chuyện đến đây vẫn là có hậu vì "công chúa" đã tìm được "hoàng tử", và họ cưới nhau, sống hạnh phúc.

Mỗi buổi sáng, cô gái đều pha cho chàng trai - nay đã là chồng cô - một cốc cà phê với một thìa muối. Và cô biết rằng chồng cô rất thích như vậy. Suốt 50 năm kể từ ngày họ cưới nhau, bao giờ người chồng cũng uống cốc cà phê muối và cảm ơn vợ đã pha cho mình cốc cà phê ngon đến thế.

Sau 50 năm, người chồng bị bệnh và qua đời, để lại cho người vợ một bức thư:

"Gửi vợ của anh,

Xin em tha thứ cho lời nói dối suốt cả cuộc đời của anh. Đó là lời nói dối duy nhất - về cốc cà phê muối. Em có nhớ lần đầu tiên anh mời em uống cà phê không? Lúc đó, anh đã quá lo lắng, anh định hỏi xin ít đường nhưng anh lại nói nhầm thành muối. Anh cũng quá lúng túng nên không thể thay đổi được đành phải tiếp tục lấy muối cho vào cốc cà phê và bịa ra câu chuyện về tuổi thơ ở gần biển để được nói chuyện với em. Anh đã định nói thật với em rất nhiều lần nhưng rồi anh sợ em sẽ không tha thứ cho anh. Và anh đã tự hứa với mình sẽkhông bao giờ mói dối em một lời nào nữa, để chuộc lại lời nói dối ban đầu.

Bây giờ anh đã đi thật xa rồi, nên anh sẽ nói sự thật với em. Anh không thích và phê muối, nhưng mỗi sáng được uống cốc cà phê muối từ ngày cưới em, anh chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc vì mình đã phải uống cả. Nếu anh có theẻ làm lại từ đầu, anh vẫn sẽ làm như thế để có được em, và anh sẽ uống cà phê muối cả cuộc đời".

Khi người vợ đọc xong lá thư cũng là khi lá thư trong tay bà ướt đẫm nước mắt.

Nếu bạn hỏi người vợ rầng: "Cà phê muối có vị thế nào?", chắc chắn bà sẽ trả lời: "Ngọt lắm".
 

danko_032

Member
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

Bác Sơn hôm nay tâm trạng quá, chắc đang yêu rồi :)) :)) :))
 

smilegirl

Active Member
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Gửi tặng anh em thêm một câu chuyện hay nữa về tình mẫu tử và gia đình:
Câu chuyện bát mì

Sao loạ vậy? Em nhớ là không có bài này trước khi em post ờ trang 2 mà :-??:-??
 
Chỉnh sửa lần cuối:

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Sao loạ vậy? Em nhớ là không có bài này trước khi em post ờ trang 2 mà :-??:-??

Chắc cô gái cười chưa xem kỹ đó thôi em, trên mỗi tiêu đề bài post đều ghi lại thời gian post bài mà. Của cô gái cười là:
22-04-2012 10:19:11 PM, cũng thức khuya thế em.

Của bài trước là: 28-06-2011 09:36:26 AM, cách nay gần một năm rồi còn gì....
Dù sao thì cũng rất vui và cảm ơn cô gái cười (hay vui nhỉ) đã quan tâm tới trang này và đóng góp bài sưu tầm. Rất mong em đóng góp thêm nhiều bài viết, bài sưu tầm hay nữa cho diễn đàn nhé,....Cầu chúc mọi điều an lành, tốt đẹp sẽ đến với em,
Chào em.
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: Tán gẫu vào đây nhé

Hoa Hồng Tặng Mẹ

Một người đàn ông dừng lại trước cửa hàng bán hoa để đặt mua hoa và gởi điện hoa về cho mẹ, người đang sống cách anh 200 dặm. Khi bước ra khỏi ôtô, anh chú ý đến một bé gái đang ngồi khóc nức nở.

Anh đến để hỏi xem có điều gì không ổn và bé gái trả lời: “Con muốn mua tặng một bông hồng đỏ cho mẹ. Nhưng con chỉ có bảy mươi lăm xu, mà một bông hồng giá tới hai đô la lận”

Người đàn ông mỉm cười rồi nói: “Lại đây nào, chú sẽ mua cho con một bông hồng”. Anh mua cho bé gái một bông hồng và đặt hoa gởi tặng mẹ anh. Khi họ chuẩn bị đi, anh đề nghị được đưa cô bé về nhà. Bé gái trả lời: “Vâng ạ. Chú có thể dẫn cháu đến gặp mẹ cháu”. Cô bé chỉ đường cho anh tới một nghĩa trang rồi cô đặt bông hồng lên trên một phần mộ mới xây.

Người đàn ông quay lại tiệm hoa, hủy bỏ dịch vụ điện hoa, rồi cầm bó hoa và lái xe hơn 200 dặm để về nhà tặng mẹ anh.

Sưu tầm trên Net.
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

Bố không biết chứng tỏ tình yêu:

Bố đã không hề biết chứng tỏ tình yêu như thế nào. Mẹ là cầu nối của mọi người trong gia đình. Bố chỉ biết đi làm suốt ngày còn ở nhà, mẹ lập danh sách một loạt các tội lỗi của chúng tôi phạm phải trong ngày và bố cằn nhằn chúng tôi.

Có một lần tôi ăn trộm một thanh kẹo, bố buộc tôi phải mang trả lại và bảo người bán hàng rằng tôi đã trộm nó, tất nhiên tôi phải đập heo lấy tiền đền. Nhưng chỉ có mẹ mới hiểu rằng tôi còn là một đứa con nít. Một lần tôi chơi đánh đu bị gãy chân, chính mẹ ẵm tôi trong đôi tay suốt đoạn đường đến nhà thương. Bố chỉ lái xe thẳng đến cửa phòng cấp cứu và khi người ta yêu cầu bố rời xe đi chỗ khác vì nơi đó dành cho xe cứu thương, bố quát lên: "Anh nghĩ đây là cái gì? Xe du lịch hả?".

Vào những buổi sinh nhật của tôi, bố như kẻ bàng quan, chỉ thổi bong bóng, dọn bàn và làm những việc vặt. Chính mẹ là người trịnh trọng mang chiếc bánh sinh nhật và nến đến cho tôi thổi.

Khi tôi lật cuốn lưu ảnh ra xem, người ta hay hỏi: "Bố em đâu?”. Ai mà biết được, bố luôn luôn ôm máy ảnh chụp hết người này đến người nọ. Tôi có đến một tỷ tấm ảnh tôi và mẹ chụp chung.

Tôi nhớ lại khi mẹ nhờ bố dạy tôi đi xe đạp. Tôi bảo bố đừng bỏ tay ra nhưng bố nói là đã đến lúc rồi. Tôi ngã, mẹ chạy lại định ẵm tôi lên nhưng bố khoát tay ngăn mẹ lại. Tôi giận quá, phải chứng tỏ cho ông ấy biết. Tôi leo ngay lên xe và tự đạp lấy một mình. Bố không hề cảm thấy áy náy một tí nào hết. Bố chỉ mỉm cười.

Khi tôi vào đại học, chính mẹ làm mọi thứ giấy tờ. Bố chỉ gởi những tấm ngân phiếu và lại còn nói rằng sân cỏ nhà mình sẽ đẹp hẳn ra khi không còn tôi quần banh trên đó nữa.

Khi tôi điện thoại về, bố hình như muốn nói chuyện nhưng lại luôn bảo:
- Đợi đấy, bố sẽ gọi mẹ!

Khi tôi lấy vợ, chính mẹ là người khóc, bố chỉ hỉ mũi và bước ra khỏi phòng.

Suốt đời, bố thường nói: “Con đi đâu đấy?”, “Mấy giờ con về?”, “Không, con không thể đi”.

Bố đã không biết chứng tỏ tình yêu như mẹ.

Sưu tầm trên Net.
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

Bài văn xúc động về đồng tiền của trò nghèo trường Amsterdam - Hà Nội

Mẹ thân yêu của con !

“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.

Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì … Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.

Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.

Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.

Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.

Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …

Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là …

Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …

Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.

Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.

Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.

Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.

Đứa con ngốc nghếch của mẹ

Nguyễn Trung Hiếu - học sinh lớp 11 chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

Mẹ lạnh lắm phải không?

Vào một đem Giánh sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị . Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò người phía bên dưới cầu. Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đưa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.

Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm.Nơi đó bà thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng. Bà đem đưa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12,cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bé bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo . Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.

"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - cậu sẽ lạnh cóng!"

song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đi đến bên cạnh
và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết:

" mẹ đã lạnh hơn con lúc này , phải không mẹ?" Và cậu bé oà khóc.

Sưu tầm trên Net.
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

Sự tích hoa Cỏ may

Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có đôi trai gái yêu nhau rất thắm thiết. Nàng xinh đẹp, là con gái của một gia đình giàu có, một tiểu thư khuê các, còn chàng chỉ là anh đốn củi nghèo, mồ côi sống trong túp lều tranh xơ xác.

Có không ít những người môn đăng hộ đối muốn cùng nàng “kết tóc xe tơ”, nhưng nàng chẳng cảm mến ai, vì trọn con tim đã gửi cho chàng trai chăm chỉ, thật thà, tốt bụng.

Mối tình của họ không được chấp thuận, bố mẹ nàng đuổi chàng ra khỏi làng. Vì quá yêu nhau, họ bàn bạc đi đến một nơi thật xa, nơi không ai biết để cùng làm ăn sinh sống. Chàng sẽ cày cuốc thuê, nàng ở nhà trồng rau, dệt vải. Họ chấp nhận cơ cực để được sống bên nhau trọn đời.


Nhưng cuộc sống cơ cực đã biến nàng từ một tiểu thư khuê các thành người đàn bà lam lũ. Nhìn người vợ trẻ rất mực yêu quý phải vất vả đầu tắt mặt tối, chàng không an lòng.

Hàng đêm chàng tự dày vò, trách cứ bản thân đã không đem lại được cuộc sống đầy đủ cho vợ. Nỗi day dứt khiến chàng quyết chí ra đi làm giàu. Chàng để chút vốn liếng ít ỏi còn lại đỡ đần người vợ trẻ rồi ra đi, hẹn một năm sau trở về với cuộc sống đầy đủ, khá giả hơn.

Người con gái ở nhà dệt đan, trồng rau, nuôi trong mình niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt chàng sẽ trở về. Một năm, hai năm, rồi ba năm…thời gian cứ đằng đẵng trôi đi, nàng vẫn không nhận được tin tức của chồng. Nỗi nhớ nhung cùng niềm mong mỏi làm nàng ngày càng trở nên xơ xác, héo hon. Tình yêu, niềm tin vào người chồng thật thà, tốt bụng khiến nàng quyết định đi tìm chàng với ước mong về một ngày mai đoàn tụ.

Nàng ra đi, đi đến đâu cũng hỏi về tung tích người chồng yêu quý. Biển người mênh mông bao nhiêu, đất trời rộng lớn bao nhiêu cũng không làm người con gái ấy nản lòng. Tình yêu vẫn luôn thường trực và bùng cháy trong sâu thẳm trái tim, một trái tim khát khao kiếm tìm hạnh phúc.

Thế nhưng tình yêu, niềm tin và hy vọng của nàng cuối cùng chỉ đổi lại bằng những cái lắc đầu, xua tay. Nàng cứ đi, đi mãi, cho đến một ngày mệt quá xỉu lúc nào không hay. Nàng nằm xuống, trong lòng vẫn đau đáu nỗi niềm chờ mong, hy vọng.

Cảm kích trước tình yêu son sắt thủy chung của người vợ trẻ, sau khi nàng chết, Ngọc Hoàng đã hóa phép biến nàng thành một loài hoa cỏ, loài hoa cỏ màu tím bàng bạc, có sức sống mãnh liệt giống như tình yêu thủy chung của nàng.
Chị gió tốt bụng cảm động trước tấm chân tình của người con gái đã đem loài hoa cỏ ấy đi khắp mọi nơi trên các nẻo đường gần xa.

Dù cho người con gái ấy không còn nữa, nhưng tình yêu của nàng thì bất diệt cùng tháng năm, để rồi mỗi lần có khách đi đường ngang qua, nàng vẫn cố gắng níu bám vạt áo họ để hỏi thăm tin tức về chồng.

Hoa cỏ may sắc nhọn, nhức nhối một nỗi niềm đau của tình yêu trong xa cách.


Sưu tầm trên Net.
 

nvqhaiduong

Well-Known Member
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

Bác caosonhd có nhiều câu chuyện hay và rất ý nghĩa!
 

cuongvv_hd

New Member
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

Bác Trưởng bản dạo này không up truyện cười nữa mà chuyển sang truyện cảm động. Bác lắm nghế thật đấy.
 

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

Mưa Và Nước Mắt


Anh là một chàng trai rất phong lưu. Với vẻ bề ngoài điển trai cùng một tính cách phóng khoáng, đã không biết bao cô gái theo đuổi anh, cho dù biết anh và cô là một cặp. Còn cô là một người con gái hiền thục và dịu dàng. Cô không có vẻ đẹp sắc sảo, hiện đại như bao cô gái đang theo đuổi anh. Mặc dù biết anh là một người có tính trăng hoa, nhưng cô vẫn yêu anh thắm thiết và chung tình. Yêu trong thấp thỏm, lo âu. Yêu trong đau khổ.

Cô rất thích những ngày trời mưa và cũng rất thích đi dưới mưa. Mỗi lần, khi cô chạy ra khỏi ô để dầm mưa, để được cười nói và nhảy nhót dưới mưa, anh cũng luôn muốn cùng cô làm những điều mà cô thích. Nhưng những lúc ấy, cô đều ngăn anh lại.

“Tại sao em lại không để anh cùng dầm mưa với em vậy?"- anh hỏi cô lòng đầy thắc mắc. "Bởi vì em sợ anh sẽ bị cảm". Cô nhẹ nhàng nắm chặt tay anh và trả lời. "Nếu dầm mưa mà sợ bị cảm sao em vẫn còn làm?".

Câu hỏi này của anh, cô không bao giờ trả lời, chỉ khẽ mỉm cười rồi đưa cái nhìn vào xa xăm. Rồi cuối cùng, anh vẫn phải chịu thua và chấp nhận làm theo yêu cầu của cô. Bởi vì khi ấy, anh cảm thấy chỉ cần nhìn thấy cô hạnh phúc, nhìn thấy cô cười là anh cũng vui rồi.

Nhưng khoảng thời gian hai người được vui vẻ ở bên nhau ấy cũng không kéo dài được lâu. Anh đã yêu một người con gái khác. Cô gái này có một vẻ đẹp đến say lòng người, phong cách hiện đại của cô khiến bao chàng trai theo đuổi. Và anh cũng không ngoại lệ. Anh si mê, tìm mọi cách chinh phục người con gái ấy mà quên mất sự tồn tại của cô.

Một ngày kia, khi anh và cô cùng ngồi ăn tối với nhau, anh đã đưa ra đề nghị chia tay. Mặc dù trong lòng anh cảm thấy có chút áy náy, mặc dù anh chưa thể hiểu được tình cảm của mình dành cho cô bây giờ còn được bao nhiêu. Nhưng có lẽ anh không nhận ra rằng mình đang theo đuổi một cái gì đó phù phiếm và đang đánh mất đi một điều gì đáng quý.

Và cũng thật bất ngờ khi cô chấp nhận lời đề nghị ấy. Lặng lẽ và trầm tư. Có lẽ từ rất lâu, cô đã biết anh không thuộc về riêng mình một cách tuyệt đối. Anh giống như một cơn gió, mà gió sẽ thổi mãi chứ không bao giờ dừng lại ở một người nào cả.

Buổi tối hôm ấy, chàng trai lại đưa cô gái về nhà lần cuối cùng. Không hẹn mà trời bất chợt đổ mưa. Cô lại rút tay ra khỏi tay anh, chạy lên trước và xoay vòng đón nhận những hạt mưa mát lạnh.

Nhìn bóng dáng nhỏ nhắn, thân thương của người con gái mà mình đã yêu và phụ lòng, lòng chàng trai bất chợt dâng lên một thứ cảm giác thật khó tả. Hổ thẹn và xót xa. Trong khoảng khắc, anh bỗng thấy tình yêu thương đối với cô trỗi dậy. Lần đầu tiên, chàng trai không làm theo yêu cầu của cô gái.

Anh bước đến bên cô dưới làn mưa dày đặc, nhẹ nhàng đặt lên môi cô nụ hôn mà anh nghĩ là lần cuối cùng và nói: "Anh thật sự xin lỗi vì đã làm em đau lòng! Nhưng những ngày cùng em đi dạo dưới mưa là những ngày mà anh cảm thấy vui nhất".

Anh vừa nói dứt lời thì cô bật khóc. Những giọt nước mắt lẫn trong nước mưa buốt lạnh. Chàng trai lại ôm cô gái vào lòng, thật chặt, thật chặt, cảm nhận được bờ vai nhỏ bé của cô đang run lên vì đau khổ.

Rất lâu sau, anh mới lên tiếng: "Có một điều này anh muốn hỏi em từ rất lâu rồi. Vì sao mỗi khi trời mưa, em đều không muốn để anh cùng em dầm mưa vậy?". Im lặng một hồi lâu, cô gái mới cất tiếng trả lời: "Bởi vì, em không muốn anh nhận ra rằng... em đang khóc...".

Câu trả lời của cô gái lẫn trong tiếng mưa khiến trái tim chàng tan ra trong bao ý nghĩ sai lầm. Anh hiểu ra rằng cô gái đã yêu anh nhiều như thế nào, yêu trong đau khổ và dằn vặt. Và anh đang vô tình khiến trái tim cô nhỏ lệ. Một sự bù đắp sẽ là không muộn nếu như bây giờ anh đã nhận ra tình cảm chân thành mà cô ấy dành cho mình... Tất cả, chỉ gói gọn trong mưa và nước mắt!


Sưu tầm trên Net.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

caosonhd

BĐH HD Hải Dương
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

"Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan!"


"Con đã từng đến trong đời này, và con rất ngoan!" Đấy là lời nói cuối cùng của một em bé tám tuổi, và được khắc lại trên bia mộ em.
Cô bé Xa Diễm tám tuổi, đôi mắt đen lóng lánh và một trái tim thơ ngây non nớt, Xa Diễm mồ côi, cô bé chỉ sống trên đời vẻn vẹn 8 năm, câu cuối cùng cô nói là một lời thanh minh non nớt: "Con đã từng được sống! Và con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa thu. Thân thể gầy gò của em giống một bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa.

Em tự nguyện bỏ điều trị, và dùng toàn bộ 540 nghìn Nhân dân tệ (gần 1,1 tỷ đồng tiền VN) để chia thành 7 phần, mang sinh mệnh chính mình chia ra thành những phần bánh hy vọng tặng cho bảy người bạn nhỏ đang chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết khác.

"Tôi tình nguyện từ bỏ điều trị"

Xa Diễm không biết ai là cha đẻ của mình, em chỉ có "cha" là người thu nhận em về nuôi nấng.

Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch), "cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và lạnh toát trong đống cỏ bên chân một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm".

Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh, huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà nghèo quá, không cưới được vợ, nếu cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ càng chẳng báo giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít, Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói: "Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!".

Xa Sĩ Hữu đặt tên cho đứa bé là Xa Diễm, vì bé sinh ra vào mùa thu, đúng mùa thu hoạch mùa màng hoa trái đủ đầy. Đàn ông một mình làm bố, không có sữa mẹ, cũng không có tiền mua sữa bột, đành bón con những thìa cháo hoa. Vì thế, Xa Diễm từ nhỏ đã còi cọc, yếu đuối, lắm bệnh, nhưng là một đứa trẻ vô cùng ngoan và hiểu biết. Xuân đi xuân lại, Xa Diễm như bông hoa nhỏ trên dây Khổ Đằng, lớn khôn dần, vô cùng thông minh và ngoan ngoãn.

Hàng xóm đều nói, những đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nuôi, bao giờ trí óc cũng khôn ngoan thông minh hơn người. Và mọi người đều yêu Xa Diễm. Dù em từ nhỏ đã hay bệnh tật liên miên, nhưng trong sự nâng niu xót thương của cha, em cũng lớn lên dần.

Những đứa trẻ số phận đau khổ thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà, giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em đều biết làm thành thạo. Em biết thân phận mình không được như những đứa trẻ con nhà người khác, trẻ con hàng xóm có bố có mẹ, nhà mình chỉ có cha. Gia đình nhỏ này do hai bố con lụi hụi chống đỡ xây đắp, em cần phải thật ngoan thật ngoan, không để cha lo lắng thêm chút nào, hoặc giận em một lần nào.

Vào học lớp Một, Xa Diệm biết mình phải cố gắng. Em xếp thứ Nhất trong lớp, làm người cha mù chữ của mình cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Em chưa bao giờ để cha phải thất vọng. Em hát cho cha nghe, kể những chuyện vui vẻ ở trường cho cha nghe, những phiếu bé ngoan hay hoa điểm tốt em đều dán lên vách tường. Đôi khi em bướng bỉnh ra những đề bài khó để bắt cha phải giải được... Mỗi lúc nhìn thấy cha cười, em đều vui sướng.

Dù con không có mẹ, nhưng con có thể sống vui vẻ cùng cha, đó là hạnh phúc!Lần đầu tiên trong đời được uống sữa, ảnh chụp sau khi Xa Diễm quay lại bệnh viện với số tiền được quyên góp giúp đỡ.


Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu nước rửa mặt đã biến thành màu hồng. Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt xuống, không cầm máu được. Không còn cách nào khác, Xa Sĩ Hữu mang con đi tiêm ở bệnh xá địa phương, nhưng không ngờ, một vết mũi tiêm bé tí xíu cũng chảy máu mãi không ngừng. Trên đùi Xa Diễm cũng xuất hiện nhiều "Vết châm kim đỏ". Bác sĩ nói, "Mau lên bệnh viện khám ngay!", đến được bệnh viện Thành Đô, đúng lúc bệnh viện đang đông người cấp cứu, Xa Diễm không lấy được số thứ tự xếp hàng khám. Xa Diễm ngồi một mình ngoài ghế dài, tay bịt mũi, hai đường máu chảy thành hàng dọc từ mũi xuống, nhuộm hồng cả nền nhà, cha em cảm thấy ngại ngùng, chỉ biết lấy cái bô đựng nước tiểu để hứng máu, chỉ mười phút, cái bô đã lưng nửa.

Bác sĩ phát hiện ra, vội cuống quýt ôm Xa Diễm đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ ngay lập tức viết đơn Thông báo khẩn cấp bệnh tình của em. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (Bạch cầu cấp - acute leucimia).

Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã cần 300 nghìn Nhân dân tệ (tương đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu choáng váng.

Nhìn con gái nằm trên giường bệnh, ông không thể chần chừ suy nghĩ nữa, ông chỉ có một ý nghĩ: Cứu con

Vay khắp bạn bè họ hàng, chạy đông chạy tây tiền chỉ như muối bỏ biển, so với số 300 nghìn tệ cần có sao xa vời. Ông quyết định bán cái duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc đó không thể tìm ra ai muốn mua nó.

Nhìn gương mặt gầy gò xơ xác và đôi mắt u uất của cha, Xa Diễm có một cảm giác đau xót. Một lần, Xa Diễm kéo tay cha lại, chưa nói nhưng nước mắt đã trào ra: 'Cha ơi, con muốn được chết..."

Đôi mắt Xa Sĩ Hữu kinh ngạc nhìn con gái: "Con mới 8 tuổi thôi, vì sao con lại muốn chết?"

"Con chỉ là đứa bé bị bỏ rơi nhặt về, ai cũng bảo số con bạc bẽo, giờ bệnh này không chữa được, cha cho con ra viện đi..."

Ngày 18/5, bệnh nhân tám tuổi Xa Diễm thay mặt người cha mù chữ, tự ký rành rọt tên vào trong cuốn bệnh án của chính mình: "Tự nguyện từ bỏ chữa trị cho Xa Diễm".
Em tự nguyện từ bỏ!"


Đứa trẻ tám tuổi tự lo hậu sự:

"Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi mặc thử Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra.

Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động, có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560 nghìn Nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái. Sau khi tuyên bố kết thúc quyên góp, vẫn còn nhiều khoản tiền chuyển về tài khoản quyên góp. Các bác sĩ cũng cố sức, dốc hết sức lực và tài năng chuyên môn để cứu chữa cho Xa Diễm, tất cả hàng triệu người đều hy vọng thành công.

Trên internet, nhiều lời nhắn gửi: "Xa Diễm, cô bé yêu quý của tôi, tôi hy vọng em sớm mạnh khoẻ rời bệnh viện, tôi cầu chúc cho em quay lại trường học, tôi mong mỏi em bình an lớn lên, tôi khao khát tôi sẽ được vui sướng tiễn em về nhà chồng..."

Ngày 21/6, Xa Diễm, cô bé đã từ bỏ trị liệu quay về nhà chờ thần Chết, đã lại được đưa về Thành Đô, vào bệnh viện Nhi. Tiền có rồi, sinh mệnh mỏng manh có hy vọng và có lý do để tiếp tục được sống.

Xa Diễm chịu đựng đợt hoá trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn. Sự kiên cường cửa đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hoá trị, đường ruột và dạ dầy sẽ phản ứng kích liệt, thời gian đầu mới hoá trị, mỗi lần Xa Diệm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".

Từ khi ra đời cho tới lúc chết, em không có được một chút xíu tình yêu của mẹ. Khi bác sĩ Từ Minh đề nghị: "Xa Diễm, làm con gái bác đi!" mắt em sáng rực lên, rồi nước mắt tuôn xuống xối xả. Ngày hôm sau, khi bác sĩ đến đầu giường bệnh, Xa Diễm bẽn lẽn gọi: "Mẹ!". Bác sĩ lặng đi một chút, rồi từ từ mỉm cười, ngọt ngào đáp lại: "Con gái, ngoan lắm!"

Tất cả mọi người đều chờ đợi một phép lạ, tất cả đều hy vọng giây phút Xa Diễm được trở về với cuộc sống. Rất nhiều người từ thành phố vào bệnh viện thăm em, trên mạng nhiều người hỏi thăm em, số mệnh của Xa Diễm làm mạng Internet xa lạ trở nên đầy ắp ánh sáng.
Hai tháng hoá trị, Xa Diễm qua được chín cửa "Quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hoá... lần nào cũng "hung hoá cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và Trung Quốc chuẩn đoán quyết định, hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng căn bản đã được khống chế. Tất cả đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh.

Nhưng những bệnh tật đi theo những tác dụng phụ của hoá chất trị liệu rất đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức khoẻ Xa Diễm càng kém.

Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con biết, vì sao mọi người quyên góp tiền cho con?"

"Bởi vì họ đều có lòng tốt!"

"Dì ơi, con cũng làm người tốt."

"Bản thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên những điều càng thiện lương."

Xa Diễm móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập, đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di chúc của con..."

Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội vã mở vở ra, quả nhiên là những việc Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán chưa học nên chưa viết được hết, còn có những chữ viết sai. Xem có thể biết em không thể viết một mạch bức thư này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là "Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7 lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế giới.

"Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra cho những người mắc bệnh giống con, giúp họ đỡ bị bệnh hơn..."

Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa nước mắt, khóc không thành tiếng.

Con đã từng được sống, con rất ngoan!

Ngày 22/8, vì đường tiêu hoá xuất huyết, dường như suốt một tháng trời Xa Diễm không được ăn mà chỉ sống bằng dịch truyền. Và lần đầu tiên em "ăn vụng", em bẻ một mẩu nhỏ mì ăn liền khô bỏ vào mồm. Ngay lập tức đường ruột của em xuất huyết nghiêm trọng, bác sĩ y tá khẩn cấp truyền máu, truyền dịch cho em...

Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người đều muốn gánh đau cho em, nhưng, không thể làm gì được.

Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành.

Không ai chấp nhận sự thật. Phóng viên Truyền Diễm vuốt vuốt gương mặt bé xíu lạnh dần đi của cô bé, khóc không thành tiếng, gương mặt sẽ không bao giờ gọi cô là Dì nữa, cũng sẽ không bao giờ cười nữa.

Mạng Tứ Xuyên online , mạng 163 (mạng Internet nổi tiếng nhất TQ) ngập trong nước mắt, mạng Xinhuanet toàn nước mắt. "Đau lòng đến không thể thở được" sau đầu đề topic đó là hàng vạn lời nhắn cảm xúc của các công dân mạng TQ. Hoa viếng, điếu văn, một người đàn ông trung niên khẽ nói: "Con, con vốn là một thiên sứ nhỏ trên trời, con đã giang đôi cánh, thôi con cứ ngoan ngoãn bay đi.."

Ngày 26/8, tang lễ diễn ra dưới một cơn mưa nhỏ, Nhà tang lễ ở ngoại thành phía Đông của thành phố Thành Đô chật ních những người dân Thành Đô đi viếng với nước mắt rưng rưng. Họ đều là những "người cha, người mẹ" của Xa Diễm mà Xa Diễm chưa có dịp gặp mặt. Để đứa bé mới sinh ra đời đã bị vứt bỏ, đã mắc bệnh máu trắng, đã từ bỏ chữa trị, đã chết... không còn cô đơn nữa. Rất nhiều "Cha-mẹ" đội mưa tiễn theo sau chiếc quan tài bé nhỏ.

Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng là: "Trong những năm Em sống, Em đã được nhận những ấm áp của con người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có Em nên thiên đường càng đẹp đẽ."

Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân dân tệ còn thừa lại chia thành những tặng vật chia cho những em bé khác bị mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi lại tên của 7 bệnh nhân Nhi này, Dương Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện, Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những em gia đình quá nghèo, đang giãy dụa giữa sự sống và cái chết.

Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên thành công dành cho bệnh nhân được nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật, Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng xanh, nói: "Xa Diễm, hay yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ ghi thêm một dòng như nhau: "Tôi đã từng đến trong đời này, và tôi rất ngoan!"

Sưu tầm trên Net.
 

mtv08

Well-Known Member
Ðề: TRANG VĂN HỌC, SƯU TẦM TRUYỆN HAY, CẢM ĐỘNG

Tìm thấy trên net bài văn này, up lên đây để mọi người suy nghĩ, trong DĐ HDHD hiện nay có một số biểu hiện của bệnh này rồi đấy.
Cám ơn Trần Thanh Mai – 11 chuyên Văn
BỆNH VÔ CẢM
Ngày nay, người ta đang đầu tư rất nhiều cho việc "Người hoá" robot...

“Bệnh vô cảm” trong xã hội ngày nay
Trần Thanh Mai – 11 chuyên Văn
Ngày nay, người ta đang đầu tư rất nhiều cho việc "Người hóa" robot: biến chúng ngày càng trở nên giống con người hơn, từ cấu tạo những khớp xương, giọng nói.. và giờ là tình cảm, cảm xúc.Chỉ lạ một điều: Trong khi người ta vò đầu bứt trán để cài chíp cảm xúc cho những cỗ máy, thì cùng lúc đó, loài Người lại có khuynh hướng đi ngược lại. Tức là, họ ngày càng giống với những con robot: không có cảm xúc, không có lương tri, vận hành theo một quy trình sắp đặt sẵn. Căn bệnh vô cảm đã không chỉ còn là căn bệnh của một cá nhân, mà nó đã len lỏi, lan rộng ra cả một lớp người, một thế hệ, một xã hội. Con người, hay là một cỗ máy cấp cao? Đứng trước cái xấu xa, cái đê hèn, mà không cảm thấy đau xót, phẫn nộ; không cảm thấy nhức nhối trái tim. Đứng trước điều tốt đẹp, những nhân cách cao thượng mà không cảm thấy ngưỡng mộ, cảm phục; không cảm thấy rung động tâm can. Căn bệnh vô cảm kéo người ta đến gần với cái chết lâm sàng: não thì vẫn hoạt động, nhưng trái tim thì đã ngừng đập.. Đó là một căn bệnh nguy hiểm biết chừng nào ! Thế nhưng, căn bệnh đó lại không ngừng lan rộng trong một xã hội công nghệ - thông tin ngày nay. Đi ra ngoài đường, chỉ thấy những dòng người đông đúc cố gắng rảo bước thật nhanh, hay trên những tuyến xa buýt không có chỗ vịn tay; còn mấy ai chịu khó đi bộ thư giãn, hay đạp xe vòng quanh bờ Hồ nữa. Giống như một cỗ máy được lập trình chỉ được thực hiện việc này trong từng này phút, việc kia trong từng kia phút, phải thật nhanh và chính xác, nếu không sẽ bị đào thải. Chính vì phải thật nhanh, thật chuẩn xác, nên còn mấy khi kịp để ý đến xung quanh? Những dòng xe lao vun vút, còn mấy ai để ý đến một cụ già cần qua đường? Những chen lấn trên chiếc xe chật chội, còn mấy ai để ý đến việc nhường ghế cho trẻ nhỏ, người già, người khuyết tật?. Bệnh vô cảm xuất phát bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt như thế. Để rồi tiến xa hơn là sự vô cảm trước cái tốt, và vô cảm trước cái xấu trong xã hội. Điều đáng sợ của căn bệnh này, là nó khiến con người trở nên ích kỷ, độc ác và tàn nhẫn hơn. Nếu như có cảm xúc, liệu những bà bảo mẫu ở trường tư thục Mầm non Hà Nội có bao giờ tát, lấy bát đũa đập váo đầu trẻ, hay giựt tóc trẻ chỉ vì trẻ không chịu ăn và quấy nhiễu? Nếu như có cảm xúc, liệu những người quản lý nhà máy Vê - đan có bao giờ dám thải những chất hóa học độc hại xuống dòng sông Đồng Nai, khiến cho hàng chục người đã và đang sinh sống ở những khu vực gần đó mắc phải căn bệnh ung thư? .. Người ta dám làm những việc xấu, chỉ vì người ta vô cảm trước cái xấu: không cảm thấy phẫn nộ, đau xót, hay không cảm thấy day dứt, ăn năn trước những việc mà mình làm. Người ta có thể cười trước một cảnh bạo lực đẫm máu, nhưng lại không cười trước cảnh đoàn tụ của một gia đình nơi sân ga. Người ta có thể khóc khi bị thua cờ bạc, nhưng người ta lại không khóc trước sự ra đi của người thân, bạn bè. Vô cảm trước cái xấu là một nhẽ, nhưng vô cảm trước cái tốt còn đáng sợ hơn. Tình yêu thương là nguồn gốc của sự sống, của con người. Người ta mất đi tình yêu thương thì sự sống cũng không tồn tại. Khi đọc một cuốn sách hay, hay một câu châm ngôn trong cuộc sống, người ta vô cảm. Người ta thấy nó sáo rỗng và nhạt thếch. Thế nhưng người ta lại tìm thấy điều gì đó thú vị ở những câu chuyện hài tục tĩu truyền từ blog này sang blog kia.. Người ta nghe một bài hát kháng chiến, hay một bài nhạc vàng, người ta thấy nó cũ rích và không phù hợp. Nhưng người ta lại thấy cái hay, cái mới mẻ trong những bài hát thị trường mà âm nhạc bị sáo đi sáo lại, lời lẽ thì thẳng đuột và vô hồn. Người ta nhìn tấm gương đôi bạn Tây Nguyên cõng nhau đi học sáu năm trời, người ta thấy thật ngu ngốc và tẻ nhạt. Nhưng người ta tìm thấy điều đáng chú ý, đáng quan tâm ở những scandal của một cô ca sỹ, diễn viên nào đấy. Những thứ đáng đọc, đáng nghe, đáng nhìn ..để mà học tập, mà noi gương, mà xúc động, rung cảm.. thì người ta không đọc, không nghe, không nhìn.. Sự vô cảm trước cái tốt, bắt nguồn từ sự thờ ơ với xã hội, thờ ơ với cộng đồng. Tầm nhìn của họ bị bó hẹp lại cho bản thân chính họ mà thôi. Sẽ có người bảo: "Người ta vẫn biết cười, biết khóc, biết lắng nghe, biết đọc, biết nhìn.. tại sao lại bảo là vô cảm?". Xin trả lời rằng, cảm xúc của họ chỉ tồn tại cho chính họ, mà không hề được chia sẻ, hòa chung cùng cộng đồng. Cảm xúc của họ không làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn mà ngược lại làm cho nó ngày càng giảm dần giá trị nhân văn, và kéo nó đi xuống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm, nhưng chủ yếu do hai yếu tố: bản thân, hay xã hội bên ngoài tác động vào. Là do bản thân họ không có tình yêu thương, không có trái tim, họ sống bằng thứ lý trí sắt đá, khô khan của mình. Họ dẫm đạp lên người khác để đạt được mục đích, bất chấp mọi thủ đoạn. Họ không cần biết điều đó là tốt hay xấu, chỉ cần biết thu lợi về cho bản thân mình. Một nguyên nhân khác là do ngoại cảnh tác động vào: khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân họ, thì họ sẽ trở nên hận đời,và vô cảm trước cuộc đời. Họ không còn lòng tin vào cái tốt, nên họ vô cảm trước những điều tốt đẹp. Họ bị cái xấu làm hại, nên họ muốn tất cả mọi người phải nếm thử cảm giác của mình. Như trường hợp những cô gái tỉnh lẻ bị lừa gạt, mang trong mình căn bệnh AIDS đáng nguyền rủa, nên họ muốn trả thù cuộc đời: họ làm gái mại dâm để truyền nhiễm thứ virus đó cho biết bao người đàn ông khác. Những con người mù quáng, nhưng lại đáng thương hơn đáng trách. Họ cũng muốn "được" có cảm xúc, muốn được yêu thương và an ủi, vỗ về. Thế nhưng, trả lại họ là sự bạc bẽo của người yêu, gia đình và cộng đồng. Những người mắc bệnh AIDS luôn muốn truyền thứ virus đó cho những người khác, chẳng phải là do họ độc ác, hay nhẫn tâm.. mà do chính xã hội, cộng đồng này đã phủ nhận và không đón nhận họ. Chính vì bị phủ nhận, nên họ càng muốn được khẳng định. Họ trả thù những kẻ coi khinh họ. Vậy rốt cuộc, ai mới là người vô cảm ? Là những con người đáng thương đó, hay là chính cộng đồng này ? Nguyên nhân, nguồn gốc của bệnh vô cảm bắt nguồn từ tình yêu thương. Suy cho đến tận cùng, tình yêu là cảm xúc chi phối con người nhiều nhất; chính vì vậy, vô cảm tức là thiếu tình yêu thương. Họ không yêu thương bản thân, gia đình, xã hội này, nên mọi thứ đối với họ đều là "rỗng", mà "rỗng" thì làm sao có cảm xúc cho được? Nếu như bắt nguồn từ tình yêu thương, thì kết thúc của nó cũng là tình yêu thương. Giải pháp duy nhất cho căn bệnh vô cảm này, chính là bù đắp tình yêu thương cho mình. Những kẻ sống bằng lý trí khô cứng, cần phải hiểu rằng: nên có một trái tim nóng. Để biết khóc, biết cười, biết lắng nghe, biết yêu thương, biết rung cảm. Nghe thì có vẻ sáo rỗng, nhưng thực sự là như thế. Nếu chúng ta biết mở lòng mình ra với thiên nhiên, ta sẽ thấy cuộc đời thật tươi đẹp, và quanh ta, sự sống đang nảy nở. Nếu chúng ta biết mở lòng mình ra với bạn bè, người thân, gia đình.., ta sẽ thấy: vẫn còn có người hiểu mình và ở bên cạnh mình; rằng mình không cô độc. Nếu chúng ta biết hòa mình vào xã hội, ta sẽ thấy những việc của ta giúp ích cho cộng đồng như thế nào, và ta sẽ thấy tự hào về chính bản thân mình. Chỉ mở lòng ra và đón nhận tất cả, ta sẽ thấy cảm xúc trong ta nảy bừng lên như chưa bao giờ bị chai sạn ... Còn đối với những người - vốn là nạn nhân của những kẻ vô cảm, thì cần phải biết kiềm chế mình lại, để nhìn xem xung quanh, vẫn còn biết bao người tốt, vẫn còn biết bao cánh tay đang chìa ra và những nụ cười rộng mở. Và chúng ta, những cá thể trong cộng đồng, phải biết mở lòng mình và đón nhận những con người trót một lần sai phạm. Nếu chúng ta mỉm cười với họ, họ sẽ yêu quý và biết ơn chúng ta suốt đời. Nhưng nếu chúng ta quay lưng lại với họ, sẽ có ngày họ đứng trước mặt ta và trả thù chúng ta một cách đau đớn nhất. Tình yêu thương, chúng ta phải biết rằng, bao giờ cũng làm nên điều kỳ diệu. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người Anh lại chọn động từ "yêu" là động từ hay nhất, tuyệt vời nhất. Bệnh vô cảm không phải là một khối u ác tính có thể phá hủy chúng ta trong vài ngày, vài tháng. Nó là mầm bệnh HIV có thể ủ trong cơ thể ta hàng chục năm, và giết dần từng tế bào cảm xúc. Để rồi, cho đến một ngày, tất cả cảm giác, xúc cảm của chúng ta đều bị phá hủy, và chúng ta không còn có thể rung động trước một điều tốt, hay phẫn nộ trước một điều xấu.. Nó không phát bệnh trên bề mặt, mà thâm nhập từ bên trong. Một người vô cảm vẫn có thể cười, nói, lắng nghe, ngắm nhìn và khóc. Thế nhưng trái tim họ lại bị đóng băng. Họ không rung động, nhưng hoàn cảnh bắt buộc họ phải thể hiện cảm xúc, thì họ sẽ thể hiện cảm xúc. Bệnh vô cảm không phải là căn bệnh thuộc về cơ thể - vật chất, mà nó thuộc về tâm hồn. Hàn Mặc Tử bị bệnh phong - tức là căn bệnh mà các giác quan đều bị bại liệt, sờ lửa không nóng, dao cắt không đau .., nhưng ông vẫn có thể cho ra những bài thơ làm rung động trái tim hàng triệu con người... Người ta nói, những kẻ tự kỷ là những người vô cảm: họ thường là những người câm điếc, hoặc có rối loạn về thần kinh, họ có khuynh hướng tự hành hạ bản thân mình bằng cách cắt cổ tay, xăm mình, bấm lỗ ... hoặc luôn có ý định tự sát. Thực ra, điều đó không hoàn toàn là đúng. Họ cắt cổ tay, xăm mình, bấm lỗ.. không phải vì họ không biết đau, mà vì họ muốn khẳng định sự tồn tại của bản thân mình, một cách để biết rằng máu mình vẫn còn chảy, và mình vẫn đang sống. Một người như vậy, không hẳn là vô cảm, chỉ là họ không biết cách bộc lộ cảm xúc, họ bị bế tắc trong cuộc sống và muốn tự giải thoát. Riêng bản thân tôi nghĩ rằng, họ là những con người mang cảm xúc rất mãnh liệt, luôn đối chọi với cuộc đời, vì nhức nhối với những điều chướng tai gai mắt trong xã hội, và bế tắc trên con đường đi tìm lý tưởng của bản thân. Van Gốc là một ví dụ điển hình. Người ta có thể nói ông là một kẻ điên loạn vì đã tự cầm dao cắt một bên tai của mình, hay cầm súng dí vào đầu mình để tự sát.., nhưng không ai dám nói ông là một kẻ vô cảm, bởi những bức tranh mà ông để lại, luôn tràn đầy cảm xúc, với những màu sắc rực rỡ đối lập nhau. Hay hiện tượng những nhà văn Nhật có khuynh hướng tự sát sau khi hoàn thành tác phẩm tâm đắc nhất của mình, vì họ sợ tắc bút, họ sợ tất cả những gì mà họ viết ra tiếp theo sẽ không thể nào chiến thắng được những gì mà họ đã viết. Đưa ra ví dụ như vậy, để biết rằng, đôi khi có những cá nhân mà ta cho rằng, họ bị mắc bệnh vô cảm, thì thực sự không phải thế. Còn những người mà ta cho rằng họ bình thường, và họ có cảm xúc, thì thực ra lại chính là những kẻ vô cảm.. Tôi cũng đã từng có lần được chứng kiến những con người như thế.. Hồi cấp II, trường tôi học là nằm trong một khu chợ. Ồn ào, và lắm những người hành khất. Họ có thể đi xin từng hàng quán, hoặc hát xẩm để xin tiền. Có một đợt, có một gia đình ăn xin đến gần cổng trường để xin tiền học sinh. Họ có một cô con gái bị vấn đề về thần kinh, trông cô bé rất dị hợm, và nhếch nhác, bẩn thỉu. Bọn học sinh lớp 7 thường lấy đá hòn để ném vào người cô bé. Khi chạy ra ngăn, thì mấy đứa học sinh cười bảo "Nó không có cảm giác đâu, chị? Không biết đau đâu.". Mấy đứa bạn tôi chép miệng, bảo "Tao thấy, đúng là thà không có cảm giác còn hơn, chứ nó mà có cảm giác, thì sẽ đau lắm..". Tôi hiểu ý của chúng nó, tức là, nếu con bé mà biết đau, nếu nó hiểu tại sao nó bị ném đá, thì nó sẽ còn đau đớn hơn nữa.Tôi cũng đã nghĩ như vậy, cho đến 1 lần nhìn thấy con bé cứ đưa mắt nhìn mãi lên những lớp học.. Đôi mắt nó bé tẹo, dường như chỉ có mỗi lòng trắng. Nó cứ hướng mãi về một phía như vậy. Và tôi hiểu rằng, tôi đã sai rồi. Ai mới là kẻ vô cảm? Là con bé đó, hay là những đứa học sinh đã mở mồm ra nói "Nó không có cảm giác đâu ...", hay là chúng tôi - những người đã có cùng suy nghĩ ấy? Đôi khi, phải biết lắng nghe và ngắm nhìn cuộc sống, để nghiệm ra nhiều điều. Đối với tôi, đó là một câu chuyện đáng nhớ, để nhắc nhở bản thân rằng, đừng nhìn vào bên ngoài, hãy nhìn vào trái tim người khác, để biết rằng, họ có phải là những kẻ vô cảm hay không ? ... Xin mượn một câu nói để kết thúc toàn bộ vấn đề: "Một xã hội vô cảm là một xã hội chết!". Một cuộc sống vô vị và tẻ nhạt của một cỗ máy vô tri, chắc hẳn chẳng ai muốn như vậy. Vậy thì hãy mở lòng mình ra, để cho cảm xúc của bản thân có cơ hội được bộc lộ, để hòa nhập vào cộng đồng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà học thuyết của Mac - Anghen lại đạt được thành công, chứ không phải là học thuyết duy tâm siêu hình "Con người là một cái đồng hồ, và trái tim là lò xo..." của những nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên khác; bởi vì ông đã nhìn con người theo cái nhìn biện chứng rằng tình cảm, cảm xúc mới chi phối và tạo nên con người. ...

 
Bên trên