1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

lengockhanhi

Film critic
Vào năm 1991 các bạn còn nhớ cuộc sống của mình thế nào không ?

Năm 1991, nhiều người trong chúng ta đang sống những năm tháng hồn nhiên tuổi học trò, một số anh chị khác lại đang hòa mình vào dòng chảy mưu sinh rộn ràng thời đổi mới, còn bé Khả Nhi lúc đó đang đeo khăn quàng đỏ tung tăng đến lớp...
Trên đường phố Việt Nam lúc đó những tiệm cho thuê băng video mọc lên như nấm, người ta hớn hở vác những chiếc TV màu nhãn hiệu Goldstar, Sony về nhà và trong hẻm nhỏ có những đứa bé xúm xít quanh màn hình chơi game Contra...
Năm 1991 mỗi sáng trên đường phố Việt Nam những tờ tin chiến sự Bão táp Sa Mạc rải đầy các sạp báo...Khối cộng sản Đông Âu tiếp tục tan rã hàng loạt, có những thảm kịch và thiên tai khắp nơi...
Trong khi đó điện ảnh Mỹ vẫn tiếp tục hành trình bất tận của mình, cho ra đời hàng loạt phim mới mỗi mùa lễ hội, khán giả vẫn đeên rạp và những cuốn băng VHS mang phim ảnh Mỹ chu du khắp thế giới.

Có bao giờ các bạn tình cờ xem được một phim HD rất hay mà năm sản xuất ghi là 1991 ? Sau vài lần tình cờ như thế, bạn sẽ nhận ra điều gì ? Phải, Nhi muốn nói là trong lịch sử điện ảnh Mỹ, hiếm có thời điểm nào lại xuất hiện nhiều phim hay như vào năm 1991. Trong thời gian đó đã xuất hiện một loạt những phim kinh điển, ở mọi thể loại, từ hành động, cho tới thriller, trinh thám...

Thực ra trong tháng giêng năm 1991, khán giả vẫn chưa hình dung là mình sắp chứng kiến những điều chưa từng thấy. Họ vẫn đắm chìm trong những bộ phim hạng B như: Showdown in Little Tokyo, Lion heart, Mc Bain...
Cuộc cách mạng bắt đầu đúng vào ngày lễ tình nhân năm đó, với sự ra mắt của siêu phẩm: The Silence of The Lambs. Mọi người phát cuồng với ánh mắt man dại của Hannibal Lecter, ngây người trước những cảnh máu me kinh rợn khó tin. Đây là một kiệt tác kinh dị có chiều sâu triết lý và sức ảnh hưởng lớn chưa từng thấy trong lịch sử, có lẽ chỉ sau huyền thoại Dracula. Suốt 10 năm sau người ta vẫn còn ăn theo chủ đề này. Sự im lặng của bầy cừu đoạt giải Oscar năm 1991, đánh bại phim chính kịch JFK làm kinh ngạc mọi người thêm 1 lần nữa.

Chỉ 3 tuần sau, đến lượt Luc Besson làm khuấy động màn bạc với siêu phẩm Nikita, câu chuyện hấp dẫn về nữ sát thủ huyền thoại, mà sau đó nó được lặp lại đâu đó trên màn bạc thế giới ít ra là 5-6 lần... Cho đến nay chưa có nhân vật nào của Luc Besson có cá tính độc đáo như cô gái trong phim Nikita...
Sau hai tháng nghỉ ngơi thư giãn với Steven Seagal, Bruce Willis trong một vài phim vô thưởng vô phạt, mùa phim hè bắt đầu, cũng là lúc giai đoạn 2 của cuộc cách mạng bùng nổ.

Đi tiên phong trong đợt này là siêu phẩm Backdraft, một phim trinh thám thriller tuyệt vời đến mức khiến khán giả của 20 năm sau cũng phải kinh ngạc, vì hình ảnh trong phim đẹp quá, chưa bao giờ người ta nhìn thấy những thước phim tốc độ chậm về cảnh cháy nổ đẹp hơn thế... Nếu Backdraft mạnh về hình ảnh, thì Thelma and Louis có một nội dung sâu sắc, mang dấu ấn của Ridley Scott và diễn xuất tuyệt vời của cặp nữ diễn viên trong phim.

Tháng 6 dọn ra cho khán giả một bữa tiệc no mắt mà họ không bao giờ quên, với Kevin Costner trong Robin Hood, hoàng tử đạo tặc. Bộ phim này trở thành một huyền thoại bất tử, với câu chuyện li kì, giai điệu tuyệt vời của bài hát Every Thing I do vang mãi theo thời gian, và những cảnh hành động cháy nổ đẹp chưa từng có trong phim cổ trang tại Hollywood. Đài truyền hình VN phát đi phát lại phim này không biết bao nhiêu lần, và nhiều thế hệ 8X chắc xem cũng trên chục lần phim này. Ngay cả phiên bản mới nhất của Ridley Scott cũng không thể so sánh nổi với Robin Hood của năm 91.

Bây giờ chắc các bạn biết Nhi sắp nói về chuyện gì tiếp theo, đó là tâm điểm của cuộc cách mạng... Ngày 3 tháng 7 năm 1991, quả bom tấn Terminator 2 - ngày phán xét đã phát nổ tại phòng chiếu và dư chấn của nó vẫn còn lan ra cho đến hàng chục năm sau... Siêu phẩm huyền thoại này của Cameron có lẽ là phim hành động hay nhất mọi thời đại. Nếu ngày nay các bạn đến rạp xem Transformers một cách bình thản, thì khán giả vào thời điểm 1991 đã bị sững sờ vì những điều họ không thể tưởng tượng nổi đang diễn ra trên màn ảnh. Hiệu quả đặc biệt, âm thanh, câu chuyện đầy tính nhân bản... Tất cả đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt điện ảnh và cách người ta làm phim trong 20 năm sau...

Trong những tháng tiếp theo, dĩ nhiên thế giới tiếp tục bị chinh phục bởi T2, trong khi đó nhiều phim hay cũng ra đời, có thể kể tới như: Break Point, Harley Davidson and Malboro man, Barton Fink (của anh em Cohen), Cape Fear, Last Boyscout, Hook... Năm cách mạng khép lại bằng danh tác JFK của Oliver Stone.

terminator_2_1991_4.jpg
the_silence_of_the_lambs_poster.jpg
215px-Backdraft_poster.jpg
220px-Robin_hood_1991.jpg


Nhi thích câu nói về sự sáng suốt của thời gian... 20 năm trôi qua chắc cũng đủ để ta nhìn ra nhiều điều ý nghĩa về phim ảnh một thời xa xưa. Quả thật năm 1991 là một năm không thể nào quên.
 
Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

Terminator II có lẽ là phim tôi xem nhiều lần nhất.Một dấu ấn cực kỳ mạnh mẽ của dòng phim hành động-viễn tưởng.
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Terminator II mang lại cảm xúc mạnh nhất trong cuộc đời xem phim. Đối với em chưa có phim nào vượt qua được nó.
 
Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

Những bài viết của chị lúc nào cũng hay,nhưng năm 91 e chả nhớ j cả,đơn giản là...đó là năm e sinh ra :)) thanks
 
Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

Theo như tôi nhớ,thì Terminator II cũng là 1 phim khởi đầu cho 1 kỷ nguyên mới về kỹ xảo thì phải.Năm đó đài TH còn có 1 chương trình nhỏ nói về kỹ xảo trong phim này. Phải nói rằng,20 năm sau,khi xem lại Terminator II,nó vẫn nhắc lại được cảm xúc thuở ban đầu.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

T2 - No1. Ko thể nào quên diễn xuất của Robert Patrick trong phim này. Tiếc là sau đó anh ko nổi lên thành diễn viên hạng A được.
 

poly

Banned
Hehehe không có T2 chắc chẳng có nick Poly trên HDVN như bây giờ
 

GENERALS

Ban Quản Trị
Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

T2 đúng là 1 phim phải nói khởi đầu cho thể loại hành động viễn tưởng trong đầu em, ấn tượng đến mức mà sau này mở ra xem lại vẫn hay như thuở ban đầu....cứ bị ấn tượng mãi với khái niệm liquid metal cyborg của T-1000, cảnh xe bồn chứa nitơ lỏng.v.v....
 

nguyenma

Member
Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

mình thấy năm 1994 cũng hết sức đáng nhớ với forest gump, pulp fiction, the shawshank redemption, lion king, leon v.v...
 

androit

Member
Ðề: Re: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

Cảnh chạy trốn đầy máu của Dr.Hanibal trong The Silence of The Lambs để lại ấn tượng không bao giờ quên. Cảnh tan chảy và tái định hình của Terminator trong T2 cũng vậy.

Hehehe không có T2 chắc chẳng có nick Poly trên HDVN như bây giờ

Tại sao vậy bác chủ? Nếu quá tò mò xin bỏ qua cho.
 

vuadamlay

Active Member
Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

Một thời! Hồi đó xúm lại mỗi đứa 500đ thuê cái đĩa 15k/7ngày mừng thấy mồ!
Ôi tuổi thơ!(*)
Nhưng phim thuyết minh hồi đó thật kinh khủng:(|)
 

xherox

Member
Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

So với năm 1994 thôi đã thấy năm 1991 chưa là gì, đến cả The Shawshank Redemption cũng phải làm phận về nhì đấy. Cái film Nikita chủ thớt yêu thích thì năm 1994, Léon của L. Benson tuyệt vời hơn nhiều. Năm 1994 thật đỉnh cao của thập niên này.
 

vic198x

New Member
Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

Đúng, năm 1994 mới là một năm lịch sử của điện ảnh, không phải 1991. Ngoại trừ The Silence of The Lambs, bằng cách nào mà có thể đánh bại được một năm có những The Shawshank Redemption, Forrest Gump, Pulp Fiction, Ed Wood, Three Colors: Red, Interview with the Vampire, và Schindler's List ? Nikita của Luc Besson có chăng so được với Speed (1994), nghĩa là chưa là gì cả.
"Mọi người phát cuồng với ánh mắt man dại của Hannibal Lecter", không sai nhưng nghe thị trường và lên gân quá vô hình chung làm giảm giá trị bộ phim. Khi viết về một phim được coi là kinh điển nên dùng từ chọn lọc, thận trọng.
 

noob

Member
Re: Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

Đúng, năm 1994 mới là một năm lịch sử của điện ảnh, không phải 1991. Ngoại trừ The Silence of The Lambs, bằng cách nào mà có thể đánh bại được một năm có những The Shawshank Redemption, Forrest Gump, Pulp Fiction, Ed Wood, Three Colors: Red, Interview with the Vampire, và Schindler's List ? Nikita của Luc Besson có chăng so được với Speed (1994), nghĩa là chưa là gì cả.
"Mọi người phát cuồng với ánh mắt man dại của Hannibal Lecter", không sai nhưng nghe thị trường và lên gân quá vô hình chung làm giảm giá trị bộ phim. Khi viết về một phim được coi là kinh điển nên dùng từ chọn lọc, thận trọng.

Có thể từ "phát cuồng" không đúng lắm. Một khán giả có thể thưởng thức được cái hay của The Silence of The Lamb thì không dễ gì "phát cuồng" trước 1 thứ gì đó được. Từ "phát cuồng" thường hướng tới giới trẻ - nơi sở thích có thể chỉ là một phong trào.
 

hoangtubongma

Active Member
Ðề: 1991 - Năm cách mạng của điện ảnh Mỹ

Có thể nên thay từ "phát cuồng" thành từ "ám ảnh" thì hợp lý hơn. Và phim Schindler's List đoạt giải oscar năm 1993 mà có phải năm 1994 đâu.
 
Bên trên