bivietthang
New Member
Lúc trước đến giờ tôi dùng kính 3d shutter DLP link 3D Viet Nam. Do bị rơi vỡ 1 cái, nên tôi mới mua lại 1 kính Optoma ZD201 3D Viet Nam.
Tôi tự hỏi, sao 1 hãng có tên tuổi như Optoma lại làm kính có góc nhìn hẹp, xoay ngang so với hướng vuông góc với màn hình 30-45 độ, thì tín hiệu không đồng bộ với nguồn phát, trong khi DLP link xoay ngang đến 70-80 độ, tín hiệu sync với màn hình vẫn còn.
Nhược điểm của DLP link là khi ta xem trong phòng kín, bề ngang khoảng 3.5 - 4 m. Trong các cảnh lóa sáng thì tín hiệu bright làm sync kính gửi từ máy chiếu đến màn chiếu, nếu phản xạ hoàn toàn vào receiver của kính thì kính hoạt động hoàn toàn chính xác. Nhưng đồng thời, các ánh sáng đó một phần phản xạ vào tường, các vật dụng xung quanh rồi đến kính. Làm cho kính hạt động không chính xác, thỉnh thoảng có các hiện tượng Flicker. Trường hợp này chỉ xảy ra trong phòng như tôi đã nới ở trên, nếu trong quán cà phê rộng hay hội trường thì vấn đề này không xảy ra. Đối với kính Optoma thì không xảy ra hiện tượng trên. Vì vậy, hãng tên tuổi như Optoma chỉ chế tạo kính có góc nhận tín hiệu sync từ màn hình hẹp.
Vậy anh em nào đang bị hiện tượng như trên, tôi xin trình bày cách xử lý đơn giản như sau:
Sử dụng tấm băng keo che bớt phần nhận tín hiệu receiver của kính DLP, hay dùng tấm lọc nhiếp ảnh che bớt ánh sáng:
Diy này sẽ làm cho góc kính sync với màn hình giảm xuống. Đồng thời hạn chế đáng kể ánh sáng nhiễu xung quanh tác động đến kính, receiver sync kính hoạt động chính xác, áp dụng cho kính DLP link hay tương đương. Kính Optoma hay tương đương không cần xử lý.
Tôi tự hỏi, sao 1 hãng có tên tuổi như Optoma lại làm kính có góc nhìn hẹp, xoay ngang so với hướng vuông góc với màn hình 30-45 độ, thì tín hiệu không đồng bộ với nguồn phát, trong khi DLP link xoay ngang đến 70-80 độ, tín hiệu sync với màn hình vẫn còn.
Nhược điểm của DLP link là khi ta xem trong phòng kín, bề ngang khoảng 3.5 - 4 m. Trong các cảnh lóa sáng thì tín hiệu bright làm sync kính gửi từ máy chiếu đến màn chiếu, nếu phản xạ hoàn toàn vào receiver của kính thì kính hoạt động hoàn toàn chính xác. Nhưng đồng thời, các ánh sáng đó một phần phản xạ vào tường, các vật dụng xung quanh rồi đến kính. Làm cho kính hạt động không chính xác, thỉnh thoảng có các hiện tượng Flicker. Trường hợp này chỉ xảy ra trong phòng như tôi đã nới ở trên, nếu trong quán cà phê rộng hay hội trường thì vấn đề này không xảy ra. Đối với kính Optoma thì không xảy ra hiện tượng trên. Vì vậy, hãng tên tuổi như Optoma chỉ chế tạo kính có góc nhận tín hiệu sync từ màn hình hẹp.
Vậy anh em nào đang bị hiện tượng như trên, tôi xin trình bày cách xử lý đơn giản như sau:
Sử dụng tấm băng keo che bớt phần nhận tín hiệu receiver của kính DLP, hay dùng tấm lọc nhiếp ảnh che bớt ánh sáng:

Diy này sẽ làm cho góc kính sync với màn hình giảm xuống. Đồng thời hạn chế đáng kể ánh sáng nhiễu xung quanh tác động đến kính, receiver sync kính hoạt động chính xác, áp dụng cho kính DLP link hay tương đương. Kính Optoma hay tương đương không cần xử lý.