Phần 1:
Ra trường danh lợi vinh liền nhục
Vào cuộc trần ai khóc trước cười.
Ra trường danh lợi vinh liền nhục
Vào cuộc trần ai khóc trước cười.
(Nguyễn Công Trứ)

Trên đỉnh dãy Trường Sơn có hai dân tộc thiểu số sống trên những vách núi treo leo, đó là dân tộc Vân Kiều rất nổi tiếng mà đã nhiều người biết, nhưng không mấy ai biết còn tồn tại một dân tộc khác cũng sống trên những vách núi ấy. Ngay cả những cụ già sống lâu năm người Vân Kiều cũng chỉ có vài người biết, và họ thường kể với con cháu rằng đó là một loại thú đi hai chân lông lá đầy mình, có đôi mắt sáng, làn da đen nhẻm, nhỏ nhắn và rất nhanh nhẹn. Rất hiếm gặp được họ, và nếu may mắn gặp thì họ lủi đi rất nhanh và không bao giờ dò ra được dấu vết của họ, họ là những bậc thầy về xóa dấu vết.
Có lẽ duy nhất chỉ có em các bác là người chứng kiến và sống với họ ba tháng trời trên đỉnh Trường Sơn, nói là sống cùng họ thì khiên cưỡng, đúng ra là em các bác bị họ bắt.
Chuyện bắt đầu bằng cái máu thích phiêu du của bản thân em các bác. Nhân có việc chán đời vì mất cái ghế trưởng phỏng đã nắm chắc trong tay cho thằng ranh con cháu của lão thủ trưởng cơ quan. Em cầm thẻ ra cây ATM gần nhà rút dăm triệu rồi về nhà xách một chai rượu sắn làng Vân cùng cái laptop, u ét bê ba gờ ra bắt xe Bắc Nam làm một cuộc du hí và không quên viết đơn xin nghỉ phép một tháng cho thằng trưởng phòng mới, cháu lão thủ trưởng cơ quan.
Xe đến Đông Hà em tự nhiên xuống và bắt xe đi Lao Bảo chơi, đến cầu Đăk Rông em xuống xe, chui vào một quán rượu ven đường, gọi một cái đùi hoẵng bỏ rượu ra uống.
Bố em có một thời gian đi B oánh nhau ở khu vực này, bố em kể: Bố em bị lạc sau một trận B52 đánh cho tan tác, cả đơn vị chỉ còn bố em và một chú giao liên là còn sống. Sau cơn mưa bom, là lính dù được thả xuống, 2 người chỉ biết chạy, chạy mãi, chạy cho đến khi giầy rách bươm, quần áo rách nát, không thở được nữa , thì mới dừng lại. Hai người ngơ ngác, không nhận ra được họ đã chạy được bao xa và bao lâu và cuối cùng họ bị lạc, mất ba ngày đêm lội suối, hai người vô tình tìm được một cái kho bỏ hoang của bộ đội ở giữa rừng.
Hai người sống gần hai tháng tại cái kho, cái kho đã nuôi sống hai người, hai tháng trời hai người chỉ biết ăn ị và vác súng ra bờ suối tập bắn, vì cái kho ngoài quân lương ra thì còn vô số vũ khí.
Rượu thịt xong, hỏi bà chủ quán xem đường lên núi chỗ nào rồi em thuê một anh xe ôm chở min khờ lên trên núi, vào bản thuê một chỗ ngủ rồi hàng ngày lang thang vào rừng vừa ngắm cảnh vừa cắm tai nghe vào tai nghe nhạc, lúc nào đói bỏ rượu thịt, cơm nắm ra ăn ngay tại rừng.
Được khoảng gần một tuần như thế, rồi một hôm lang thang trong rừng thì em gặp một thác nước tuyệt đẹp. Thác nước nhỏ nhưng khá cao, làn nước trắng xóa lao từ trên cao đập vào những tảng đá phát ra âm thanh ầm ầm lấn át các tiếng động xung quanh. Em lần mò xuống được gần chân tháp, đường xuống chân thác rất nhiều đá và trơn, nhưng em tìm được một lối đi nhỏ khô ráo và thỉnh thoảng gặp chỗ khó đi đều có chỗ bám vào đá, như ai đã làm ra còn đường này vậy.
Càng đến gần chân thác đường lại càng dễ đi, đến chân thác thì tự nhiên có một khoảng sân khá rộng, được lát bằng những phiến đá lớn phẳng lì rất khít vào nhau. Em sững sờ trước vẻ đẹp của chân thác mà đứng ở trên đỉnh thác không thể nghĩ rằng nó lại đẹp như vậy. Trong ánh sáng lờ mờ, mọi thứ như hư ảo, trên lưng chừng thác mọc ngang ra một cây lớn, lá kim, trĩu trịt một loại quả rất đẹp có hình dạng giống với quả đào nhưng lớn hơn nhiều và đỏ rực. Từ dưới chân thác nhìn lên đỉnh thác có rất nhiều những hang động nhỏ, dương xỉ mọc um tùm, dây leo chi chít. Qua màn sường mờ của những hạt nước nhỏ li ti, ánh sáng từ trên đỉnh thác chiếu xuống thành một quầng 7 sắc cầu vồng.
Em chỉ nhớ lúc ấy thấy có mùi hương lạ thoang thoảng, mùi rất thơm và ngậy, nhưng càng hít em càng thấy mọi thứ dường như càng hư ảo thêm, rồi em không còn nhớ gì nữa.
(Phần II)
Chỉnh sửa lần cuối: