Những chiếc TV 3D hiện nay vô cùng phong phú về cả tính năng lẫn thiết kế. Mặc dù chúng thường được phân loại theo cách dựng hình 3D, tuy nhiên xét về bản chất thì TV 3D cũng chỉ sử dụng những tấm nền tương tự như TV 2D thông thường. Tấm nền là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm, và đây cũng chính là một trong yếu tố thuyết phục nhất để khiến người tiêu dùng phải chi tiền ra - bên cạnh tính năng và giá cả. Câu hỏi mà chúng ta thường thấy khi có một ai đó muốn mua TV 3D đó là họ sẽ lựa chọn LED hay Plasma? Thông qua bài viết này, hy vọng chúng ta sẽ giải quyết được một số thắc mắc và tìm ra được câu trả lời xác đáng nhất. LED: Một chiếc TV LED của Samsung với đường viền rất đẹp. LED là một trường phái của công nghệ LCD, với các kiểu tấm nền/đèn nền vô cùng phong phú. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ phân loại TV 3D LED theo kiểu công nghệ mà hãng sử dụng cho sản phẩm (không kính, thụ động hoặc chủ động), và theo đèn nền (LED-edgelit hoặc LED-backlit). TV 3D LED thường có kích thước từ 32 đến 68 inch, hầu hết các model đều có độ phân giải full-HD (trừ chiếc TV 4K 3D không kính của Toshiba ra). Tuy nhiên, điểm yếu của các sản phẩm này đó là mức giá cao hơn so với Plasma. Để sở hữu một model LED 3D thụ động có kích thước tầm 42-inch, thì người dùng sẽ phải chi ra số tiền trên dưới 30 triệu đồng. Hiện nay, khả năng trình diễn của hiệu ứng 3D bắt đầu đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người xem. Chuyển động khá mượt và chiều sâu thể hiện tốt. Tuy nhiên, trong khi hiện tượng nháy hình vẫn là một điểm yếu của 3D chủ động thì 3D thụ động lại không gặp vấn đề này và hình ảnh mà nó thể hiện sáng sủa hơn. Ngược lại, điểm yếu của 3D thụ động vẫn đang là độ phân giải - bị giảm một nửa so với độ phân giải gốc. Và bởi vì như đã nói từ đầu, TV 3D và TV 2D đều sử dụng các công nghệ tấm nền như nhau, do đó về cơ bản - TV 3D LED vẫn thua TV 3D Plasma một bậc ở khả năng trình diễn màu đen và độ tương phản. Mặc dù khoảng cách đã bị giảm bớt ở một số model LED có công nghệ làm mờ cục bộ. Xét về thiết kế, TV LED 3D thường mỏng và đẹp hơn so với Plasma. Mức tiêu thụ điện của nó cũng thấp hơn so với những model Plasma cùng kích thước, tuy nhiên trong thực tế thì điều này không phải là một vấn đề quá lớn để phải lưu tâm - trừ khi bạn là một người quá yêu môi trường và cực kỳ tiết kiệm. Plasma: ![]() Panasonic đang cố gắng thiết kế những chiếc TV Plasma bắt mắt hơn. Hiện tại chúng ta có rất ít sự lựa chọn cho TV 3D Plasma. Kích thước thì chỉ giao động từ 42 đến 65 inch, và hầu hết đều sử dụng công nghệ 3D chủ động với kính màn trập. Một nút cổ chai khác đó là độ phân giải của các model từ 42 đến 55 inch thường chỉ có độ phân giải XGA (1024 x 768 pixel). Điều này về lý thuyết thì có thể khiến nhiều người không vừa lòng, nhưng trong thực tế thì chúng ta khó phân biệt được full HD và XGA ở kích thước này. Điểm mạnh nhất đó là Plasma 3D thường có giá rẻ hơn so với LED cùng loại. Một model 42 inch hiện nay có thể được mua với giá trên dưới 20 triệu đồng. Mặc dù tồn tại khá nhiều hạn chế như đã nói ở trên, tuy nhiên phải công nhận rằng Plasma tạo ra hình ảnh 3D cực tốt. Điều này đến từ lớp hiệu ứng 3D chất lượng, hiện tượng nhiễu xuyên âm thấp, màu đen thể hiện sâu và độ tương phản tuyệt vời, giúp cho những trải nghiệm trên màn hình cỡ lớn trở nên nhập vai hơn. Không những thế Plasma 3D còn mang đến góc nhìn rộng hơn, kính màn trập có thể hoạt động ở mọi hướng, đảm bảo sự linh hoạt cho người xem. Khiếm khuyết lớn nhất của công nghệ 3D trên Plasma đó là hiện tượng rung hình và độ sáng yếu. Ngoài ra kích thước không có nhiều sự lựa chọn, thiết kế thô và mức tiêu thụ điện cao hơn so với LED cũng là rào cản khiến nhiều người không mặn mà với công nghệ này. Bảng so sánh tổng quan giữa công nghệ 3D trên TV LED và TV Plasma: ![]() Tổng hợp |
<tbody>
</tbody>