scotty
Well-Known Member
[FLOAT=right] ![]() [JUST]Trước hết, xin được hỏi các bác nếu như các bác có làm ăn kinh doanh hoặc đang là chủ doanh nghiệp một câu hỏi như thế này: "Các bác chính xác hay trọng tâm là đang kinh doanh ngành gì vậy?". Vâng, xét về mặt logic thì tất nhiên là câu trả lời đúng cho cái trạng từ "chính xác" hay "trọng tâm" mà em hỏi sẽ chỉ là một và một thôi, mà nhiều lắm thì 2-3 là cùng. Nhưng đúng như vậy thì có thể các bác đã thua người ta rồi. Bởi nếu xét theo điều kiện phát triển kinh tế hiện nay khi mà tất cả đều được chi phối bởi sự cách tân nhanh chóng của công nghệ, thì chúng ta giờ đây đã có rất và rất nhiều cách thức mang tính sáng tạo để làm ăn, kinh doanh - theo những kiểu khiến cho "toàn bộ khái niệm về sự phân hóa ngành nghề đang dần trở nên lạc hậu". Đây là lời phát biểu của Tiến sĩ Alexander Osterwalder, chuyên gia về mô hình hình kinh doanh quốc tế. Trước đây và thậm chí lúc này, vẫn còn tồn tại quan niệm mỗi một ngành nghề cần phải có một mô hình kinh doanh (business model) trọng tâm để có thể xác định và tính toán cạnh tranh được với các đối thủ của mình. Như là, ngân hàng thì phải chuyên cho vay lấy lãi và làm dịch vụ liên quan để thu phí, các nhà mạng thì cung cấp dịch vụ viễn thông và thu phí sử dụng mạng, còn các công ty lập trình phần mềm thì kiếm sống bằng tiền bản quyền sử dụng phần mềm, v.v... Đây cũng chính là quan niệm "kinh điển" mà chúng ta thường nghe: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề".[/JUST] [FLOAT=left] ![]() Tiến sĩ Alexander Osterwalder [/FLOAT][JUST]Vâng, thời buổi này thì vẫn còn nhiều người tâm niệm vậy lắm. Ngành khác nhau thì không nói, nhưng nếu cùng kinh doanh một ngành như nhau thì sao. Vâng, thì đuối chứ sao!? Bác nào thường xuyên theo dõi tin tức công nghệ về lĩnh vực phát hình (như TV) hay thiết bị di động (như smartphone/tablet) thì thấy rõ rồi đó. Mà cũng chẳng cần nhìn đâu cho xa, các bác cứ vào trong box HD media player hay box Truyền hình HDTV thì thấy nhộn nhịp và sôi động đến cỡ nào rồi chứ nhỉ. Theo Tiến sĩ Osterwalder thì ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh khác nhau đang cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực, đến độ mà chính khái niệm "ngành" hay "lĩnh vực hoạt động" đang dần không còn hợp thời nữa. Làm vài ví dụ thực tế cho chuyện này nhé. Chẳng hạn như, cụ PayPal có phải là nhà băng không nhỉ? Bác Apple là nhà bán lẻ ư? Anh bạn Skype là nhà mạng hồi nào vậy? Khoan, còn nữa này, cái Facebook gì gì đó là tạp chí phải không zị? Nói cách khác, các doanh nghiệp nói trên đó giờ đây không thể xác định được là họ đang THỰC SỰ cạnh tranh với ai nữa. Tức là, những doanh nghiệp này nay đã bắt đầu áp dụng những quy luật mới để xác định cách thức mà họ cạnh tranh (mô hình kinh doanh của mình). Vâng, không dài dòng nữa, sau đây là 7 quy luật kinh doanh mới để các bác tham khảo, ngõ hầu giúp các bác tồn tại lâu hơn nữa trên thị trường hoặc thậm chí là vượt qua được các đối thủ - bất kể họ là những ai.[/JUST] [tip=Quy luật #1: Nhiều mô hình kinh doanh thì tốt hơn một] Dù doanh nghiệp các bác hiện đang kiếm được rất nhiều tiền trong thời điểm này đi chăng nữa thì hãy cố thoát khỏi mô hình kinh doanh hiện tại mà đầu tư thêm vào nhiều mô hình khác. Microsoft kiếm hơn 70 tỷ đô doanh số hàng năm, toàn tiền tươi không. Thành công quá đi chứ. Nhưng phải công nhận là hầu hết lợi nhuận mà họ kiếm chác lại đến từ tiền bản quyền phần mềm, là thứ mà đã gần như thất thế thấy rõ trước các mô hình kinh doanh khác mà cụ thể là mã nguồn mở (open source), phần mềm miễn phí có kèm quảng cáo, v.v... Microsoft hiện đang cố len lỏi vào những mô hình mới này (tức là đi ngược lại mô hình kinh doanh truyền thống của mình) nhưng cho đến lúc này thì thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cố đấm ăn xôi chăng? Không phải, nhưng có vẻ Microsoft đã quyết định muộn màng mất rồi.[/tip] [tip=Quy luật #2: Hãy nhìn nhận và xem xét lại sự cạnh tranh] Apple được cho là thiên tài không chỉ mỗi khả năng sản sinh ra những chiếc máy tính (Mac) và những món đồ công nghệ đẹp đẽ được nhiều người ưa chuộng. Cái tài ở đây chính là hãng này đã biết cách biến những thứ đồ chơi công nghệ đó trở thành những mô hình kinh doanh mới cho mô hình chính của hãng - một công ty máy tính. iPod đã có thể chinh phục được thị trường máy nghe nhạc xách tay chính là nhờ Apple đã tạo nên iTunes - phần mềm ứng dụng cho phép người tiêu dùng có thể mua và lưu trữ nhạc số của mình. iPhone, iPad và App Store cũng đạt thành công nhờ phương pháp tương tự. Rõ ràng là Apple đã quyết định cạnh tranh với Sony, thay vì chỉ tập trung cạnh tranh vào ngành truyền thống - nơi có đối thủ là Microsoft và các nhà sản xuất PC như Dell.[/tip] [tip=Quy luật #3: Hãy dùng sự sáng tạo để giữ chân khách hàng] Nếu các bác có thể khiến cho khách hàng hài lòng VÀ có thể tạo nên "cái giá" phải trả khi họ rời bỏ mình, khách hàng sẽ khó có ý định bỏ đi nữa. Mặc dù đây là bước đi nguy hiểm, nhưng nếu - vâng, là nếu - đủ tính sáng tạo thì mọi chuyện sẽ khác đi. Apple đã chơi cú liều này bằng chính iTunes, biến nó là rào cản khiến cho người dùng iPod không thể chuyển sang dùng thiết bị nghe nhạc của hãng khác được. Cơ bản là phần mềm này và iPod dùng duy nhất định dạng nhạc số MP4 (AAC), trong khi hầu hết các hãng sản xuất khác đều dùng MP3 nhằm tạo điều kiện có thể phát mở trên nhiều loại máy nghe nhạc khác nhau. Nếu người dùng iPod muốn chuyển sang loại máy khác, họ buộc lòng phải chuyển đổi toàn bộ kho nhạc số của mình (MP4) sang định dạng khác. Mặc dù bây giờ thì nhiều máy nghe nhạc xách tay hiện nay (đa phần là hàng Trung Quốc) đều hỗ trợ định dạng MP4, nhưng Apple đã thực hiện quy luật số 3 này từ lâu rồi, trước cả iPhone cơ. Nói cho vuông là nhờ những công ty như Apple, chúng ta mới có và mới thấy quy luật #3 là có cơ sở.[/tip] [tip=Quy luật #4: Hãy thể hiện và tận dụng mọi khả năng về thiết kế] "Một khi các bác thấu hiểu được các mô hình kinh doanh mới rồi thì hãy bắt đầu dựng lên nguyên mẫu các mô hình này, giống như tạo ra nguyên mẫu của sản phẩm vậy. Hãy phát họa, hãy vẽ nên nhiều lựa chọn khác nhau." - Tiến sĩ Osterwalder mách nước. "Các bác sẽ dự được, sẽ thấy trước được chuyện gì sẽ xảy ra khi các bác thử nhiều tùy chọn khác nhau, như là các phân khúc người dùng khác nhau (bình dân hay đẳng cấp), hoặc các tùy chọn mua sắm khác nhau (mua bán trực tiếp hay thông qua các nhà phân phối, bán lẻ)."[/tip] [tip=Quy luật #5: "Chạy thử" các mô hình kinh doanh] Dù các bác có suy nghĩ thấu đáo và tỏ tường cặn kẽ về mô hình kinh doanh mới của mình, thì cũng chưa chắc được liệu nó có hiệu quả khi áp dụng vào thực tế hay không. "Vị giám khảo duy nhất có thể trả lời cho thắc mắc này chính là thị trường thực tế," - theo lời Tiến sĩ Osterwalder. Hãy thử nghiệm mô hình mới càng nhiều càng tốt và thử nghiệm theo từng nhóm nhỏ lẻ: các loại giá cả, các cách thức sales, trao đổi với các đối tác tiềm năng.[/tip] [tip=Quy luật #6: Kể nên một câu chuyện - bằng hình ảnh] Một khi các bác quyết định được những mô hình mới mình sẽ theo đuổi, hãy thử "kể" ra câu chuyện kinh doanh đó bằng hình ảnh. Điều này đặc biệt quan trọng nếu như các bác đã thực sự theo đuổi một ý tưởng kinh doanh hoàn toàn mới cứng. Hãy mở trình PowerPoint lên và bung hết mọi suy nghĩ, ý tưởng của mình vào trong đó, và càng đơn giản càng tốt. Hãy hoạch định cách thức người tiêu dùng tìm đến sản phẩm của các bác như thế nào, sử dụng sản phẩm của các bác như thế nào và doanh nghiệp hay việc kinh doanh làm ăn đó của các bác sẽ tăng trưởng ra sao, v.v... Tất cả đều nên kể thành một câu chuyện - bằng lời, bằng chữ, bằng hình ảnh cụ thể.[/tip] [tip=Quy luật #7: Làm đi làm lại mãi thôi] "Các bác có thể phải xét qua 5 hoặc 10 mô hình kinh doanh khác nhau trước khi đi đến quyết định chính thức. Xét thử sẽ có lợi gì nếu như các bác tặng miễn phí sản phẩm? Hay nếu định các mức giá như vậy thì tình hình doanh số sẽ ra sao? Đâu là các đối tác chiến lược của các bác có mối quan hệ với đối thủ tiềm năng?" Tất nhiên đây là bài học kinh doanh sơ đẳng rồi, và có thể các bác đã định xong cho mô hình kinh doanh hiện tại. Có thể các bác đang yên vị và tự mãn với những gì đang có và chẳng cần đến 5 hay 10 mô hình khác nữa. Nhưng biết đâu, qua một thời gian nữa, tình hình sẽ khác đi, và lúc đó có tính đường khác thì cũng khá là muộn rồi. Câu cuối cùng: "Cách duy nhất để khiến thứ mới mẻ nóng sốt khỏi làm phiền, trăn trở cuộc sống của các bác chính là hãy tự mình can thiệp vào nó."[/tip] Theo Business Insider |
Chỉnh sửa lần cuối: