Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

lengockhanhi

Film critic
Bài này nằm trong loạt 7 bài kể lại quá trình phát triển thú vui xem phim của người Việt Nam.

Bài đầu tiên này sẽ kể lại câu chuyện về những rạp cinéma của thành phố Sài Gòn cách đây 60 năm về trước. Thú vui xem phim gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của những rạp cinéma này. Nhi dành post đầu tiên để trình bày tất cả thông tin hình ảnh Nhi đã sưu tầm được, giúp các bạn có một ấn tượng ban đầu về câu chuyện chúng ta sắp nghe. Nhi sẽ kể câu chuyện này bên dưới với nhiều chi tiết và đi sâu vào phân tích hơn.

Sau đây là danh sách của tất cả những rạp chiếu phim xưa tại Sài Gòn, xếp theo thứ tự ABC, chép từ blog của bác Trần Đăng Chí. Nhi xin chân thành cảm ơn tác giả đã bỏ công hệ thống hóa lại những rạp ciné này.

Alliance Française - Đồn Đất. Rạp của Trung Tâm Văn Hóa Pháp chiếu toàn phim Pháp không có phụ đề Việt ngữ, hiếm khi thấy người Việt đi xem.

Aristo - Lê Lai. Sau 1954 đây là nơi trình diễn thường trực của đoàn cải lương Kim Chung di cư từ miền bắc vào nam.

Asam - Đinh Tiên Hoàng, khu Đa Kao. Rạp này đã dẹp quá lâu rồi, ít ra là vào khoảng từ giữa đến cuối thập niên 50. Rạp nằm trong một hẻm nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng gần góc đường Phan Thanh Giản. Gần đó có tiệm mì Cây Nhản nổi tiếng một thời.

Cẩm Vân - Võ Di Nguy, Phú Nhuận.

Cao Đồng Hưng - Bạch Đằng, chợ Bà Chiểu, Gia Định.

Casino Đa Kao - Đinh Tiên Hoàng. Rạp tương đối khang trang, phim khá chọn lọc, giá cả nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện nằm gần Cầu Bông.

Casino Sài Gòn - Pasteur. Tên mới là Vinh Quang.

Cathay - Công Lý, Chợ Cũ.

Catinat - Tự Do : xi-nê tí hon này nằm trong một hành lang từ đường Tự Do xuyên qua đường Nguyễn Huệ

Cầu Muối - Bến Chương Dương, Khánh Hội.

Cây Gỏ - Minh Phụng, Chợ Lớn.

Diên Hồng - Yersin.

Đại Đồng - Nguyễn Văn Học, Gia Định.

Đại Đồng - Cao Thắng. Một rạp nhỏ chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện.

Đại Lợi - Thoại Ngọc Hầu, Chợ Ông Tạ.

Đại Nam - Trần Hưng Đạo. Rạp Đại Nam là rạp sang trọng nhất Sài Gòn, những phim mới được chiếu trước tiên ớ đây và một vài rạp khác rồi một thời gian sau mới được đưa đi tỉnh hoặc các rạp nhỏ chuyên chiếu lại.

Đại Quang - Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn. Rạp này hoàn toàn Trung Hoa chẳng có gì là Việt Nam hết vì họ chiếu toàn phim Tàu

Đông Nhì - Lê Quang Định, Gia Định.

Eden - Tự Do. Rạp này quá nổi tiếng
Trước nhất, rạp này không nằm ngoài mặt đường mà lại nằm sâu trong một thương xá cũng được gọi là Eden. Đến rạp, khán giả có thể đi vào từ phía đường Tự Do, Lê Lợi hay Nguyễn Huệ đều được cả. Cái tên rạp tiếng Pháp tự nó cho biết rạp này đã có từ thời Pháp thuộc và kiến trúc bên trong thì đúng y như những rạp bên Pháp. Ở Sài Gòn, chỉ duy nhất rạp này mới có hai balcons (tầng lầu).
Thông thường, khi xem xi-nê, ngồi balcon 1 là hay nhất vì nhìn xuống vừa tầm mắt không mỏi cổ và không bị cái đầu của người ngồi hàng ghế trước che khuất tầm nhìn. Balcon 2 của rạp Eden thì nhỏ hơn và quá cao nên nhìn sâu xuống muốn cụp cái cổ luôn nên phần đông khán giả chẳng màng để ý đến sự hiện hửu của nó, ngoại trừ dân đào kép Sài Gòn thì chiếu cố rất nhiệt liệt và gọi đó là 'pigeonnier' (chuồng bồ câu).

Hào Huê - Nguyễn Hoàng, Chợ Lớn.

Hoàng Cung - Triệu Quang Phục, Chợ Lớn.

Hồng Liên - Hậu Giang, Chợ Lớn.

Huỳnh Long - Châu Văn Tiếp, Gia Định, phía góc chợ Bà Chiểu.

Hùng Vương - Pétrus Ký, Sài Gòn.

Hưng Đạo - Nguyễn Cư Trinh.

Imperial Lê Ngọc - Nguyễn Cư Trinh. Tên cũ là Alhambra.

Khá Lạc - Nguyễn Tri Phương. Rạp nằm cạnh tiệm phở Tương Lai. Rạp này đã hoạt động trước thời Đệ Nhất Cộng Hòa.

Khải Hoàn - Võ Tánh và Cống Quỳnh. địa điểm tọa lạc nơi thị tứ, giá tiền lại tương đối phải chăng

Kim Châu - Nguyễn Văn Sâm, Chợ Cũ. Khi rạp bắt đầu khai trương thì họ đã quảng cáo sẽ chiếu phim "Sapho" (1960). Qua đến những phim kế tiếp, rạp Kim Châu đã tuyển chọn những phim cùng loại nên rất được khán giả hài lòng.

Kinh Đô - Lê Văn Duyệt. Đây là một rạp xi-nê hạng sang, chỉ kém hơn rạp Đại Nam một tí. Rạp khai trương sau rạp Đại Nam nhưng lại chỉ hoạt động một thời gian tương đối ngắn ngủi rồi biến thành một chi nhánh của cơ quan USAID.

Kinh Thành - Hai Bà Trưng, Tân Định.

Lạc Xuân - Gia Long, Gò Vấp.

Lam Sơn - Bùi Chu. Mũi tàu Lê Lai, Bùi Chu, Võ Tánh chéo góc với nhà thờ Huyện Sĩ, vòng qua bên hông rạp phía đường Lê Lai thì có nhà của nữ kịch sĩ Kim Cương. Rạp xi-nê này chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn ngủi rồi bị đóng cửa vì vị trí của rạp quá gần một nhà thờ, vào thời kỳ đó là Đệ Nhất Cộng Hòa, nên Công Giáo đang có ưu thể.

Lê Lợi - Lê Thánh Tôn. Rạp chiếu phim cũ nhưng tuyển chọn toàn phim hay và chỉ chiếu trong 1, 2, hoặc 3 ngày rồi đổi sang chiếu phim khác. Những phim classic như "High Noon", "Crimson Pirates", "Vera Cruz", "Waterloo Bridge", ...được chiếu đi chiếu lại luôn, nếu hụt xem phim nào thì khán giả cứ kiên nhẩn chờ đợi, một thời gian sau thế nào phim đó cũng sẽ được chiếu lại. Lịch trình chiếu phim được niêm yết trước gần một tháng để khán giả chuẩn bị ngày đi xem phim. Rạp Lê Lợi có thể nói là rạp duy nhất ở Sài Gòn chiếu phim theo phương thức này, một ít rạp khác có bắt chước phần nào nhưng rồi cũng không theo hoàn toàn hoặc sau đó phải thay đổi phương hướng.

Lệ Thanh - Phan Phú Tiên, Chợ Lớn.

Lido - Đồng Khánh, Chợ Lớn. Rạp này có một lịch sử khá ly kỳ. Rạp nằm trong vùng Chợ Lớn cạnh Đại Thế Giới cũ chuyên chiếu phim Âu Mỹ trong khi các rạp chung quanh đều chiếu phim Tàu. Đến cuối thập niên 60, rạp ngưng hoạt động để cho Mỹ mướn làm khu cư trú và câu lạc bộ.

Long Duyên - Hồ Văn Ngà.

Long Phụng - Gia Long. Chuyên chiếu phim Ấn Độ.

Long Thuận - Trương Công Định và Nguyễn An Ninh. Một trong những rạp nhỏ nhất và rẻ tiền nhất của Sài Gòn, Tuy vậy, địa điểm của rạp rất tốt nằm ngay trước nhà ga xe lửa vào thời Pháp thuộc và rạp tiếp tục hoạt động cho đến những năm đầu của thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Đây phải được kể là nơi rất thuận tiện để giết thì giờ trong khi chờ đợi các chuyến xe lửa khởi hành đi về các tỉnh vì phim được chiếu thường trực, vào xem lúc nào cũng được, xem giáp vòng thì về, muốn ngồi xem hoài cũng chẳng sao.

Long Vân - Phan Thanh Giản. Rạp tương đối mới so với những rạp khác đã có từ đời Pháp thuộc. Khai trương vào khoảng năm 1962.

Majestic - Tự Do. Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Nơi đây được xây thành vũ trường Maxim tầng trên và sân khấu trình diễn ca vũ nhạc kịch tầng dưới do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ phụ trách.

Minh Châu - Trương Minh Giảng.

Minh Phụng - Hồng Bàng, Chợ Lớn. Thật ra, nơi đây là đình Minh Phụng, khi xưa có lúc khai thác chiếu phim ban ngày.

Mini Rex A & B - Lê Lơị. Rạp tương đối sinh sau đẻ muộn vào những năm đầu của thập niên 70. Thuộc vào hạng sang nhất Sài Gòn, rạp rất nhỏ nhưng ghế ngồi rất lớn.

Moderne - Trần Văn Thạch, Tân Định. Rạp này có vài ba đặc điểm: lối vào rạp đâm ngang hông phía giữa những hàng ghế, ghế bằng cây nên khi dứt phim khán giả cùng đứng dậy làm cho ghế cây khua lên rầm rầm, và cũng vì ghế cây nên đoàn quân rệp tha hồ cắn phá đám khán giả trong bóng tối của buổi chiếu phim.

Mỹ Đô - Trần Nhân Tôn và Vĩnh Viễn. Tên xưa là Thành Chung, tên mới là Vườn Lài.

Nam Quang - Lê Văn Duyệt và Trần Quí Cáp. Rạp rất kỳ cựu hoạt động từ thời Pháp thuộc

Nam Tiến - Bến Vân Đồn.

Nam Việt - Tôn Thất Đạm, Chợ Củ.

Nguyễn Huệ - Nguyễn Huệ. Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Về sau là cơ sở U.S.O.

Nguyễn Văn Hảo - Trần Hưng Đạo.

Olympic - Hồng Thập Tự.

Oscar - Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn.

Phi Long - Xóm Củi.

Palace - Trần Hưng Đạo, Chợ Lớn.
Quốc Thái - Trần Quốc Toản, Chợ Lớn.

Quốc Thanh - Nguyễn Trải.

Rạng Đông - Pasteur. Tên cũ là Hồng Bàng.

Rex - Nguyễn Huệ.

Thanh Bình - Phạm Ngũ Lão.

Thanh Vân - Lê Văn Duyệt, Hòa Hưng.

Thủ Đô - Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn. Tên cũ là Eden Chợ Lớn.

Trung Hoa - Đồng Khánh, trước nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn.

Văn Cầm - Trần Hưng Đạo. Rạp đã ngưng hoạt động từ trước 1975. Về sau là đại lý Honda đầu tiên tại Việt Nam.

Văn Cầm - Võ Di Nguy, Phú Nhuận.

Văn Hoa - Trần Quang Khải, Đa Kao.

Văn Lang - Cách Mạng, Phú Nhuận.

Victory Lê Ngọc - Tổng Đốc Phương, Chợ Lớn. Tên cũ là Majestic Chợ Lớn.

Việt Long - Cao Thắng.

Vĩnh Lợi - Lê Lợi.


7156325286_8cbfc4c4ee_z.jpg


Hình: Đây là hình ảnh về rạp cinéma cổ xưa nhất tại Việt Nam: rạp Pathé do người Pháp xây dựng tại Hà Nội vào năm 1920. Như vậy điện ảnh đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Tuy nhiên trong hoàn cảnh bị thực dân Pháp đô hộ vào lúc đó, điện ảnh không phải là thú vui dành cho người dân mà chỉ độc quyền của giai cấp thống trị ngoại quốc.

7156324324_4d0d45f7ef_c.jpg

Hình: Đây là rạp Cathay ở Sài Gòn, hình chụp có lẽ vào thời Pháp thuộc. Không rõ lý do vì sao poster phim ghi toàn bằng tiếng hoa, có lẽ cho tới lúc này thú vui xem phim vẫn chưa được phổ biến trong dân chúng người Việt chăng ?

7156322460_2f60506688_z.jpg


Hình: Hình rạp Nguyễn Văn Hảo, có lẽ cũng chụp vào thời Pháp thuộc, vì nó sử dụng chữ Théâtre và tên phim cũng ghi bằng tiếng pháp. Đây là một trong những rạp chiếu phim sớm nhất do người bản xứ gây dựng nên.


7156318886_30a90ddfb4_z.jpg


Hình: Góc bên phải hình chụp này chính là rạp EDEN, chắc là cổng sau, vì rạp Eden nằm trong một hành lang (Passage) trong khu thương xá trên đường Tự do (Đồng Khởi ngày nay), đây cũng là một trong những rạp cinéma có thâm niên lâu nhất, ban đầu do người Pháp xây dựng nhưng sau đó trở về với người Việt, rạp EDEN hoạt động từ thời pháp thuộc cho đến tận năm 1975.

7156318294_48c80e8548_z.jpg

Hình: Tấm hình này chụp rạp Văn Cầm, cũng cùng thời với những tấm ảnh bên trên, đây cũng là một rạp cinéma của người Việt xây dựng và quản lý sau thập niên 50.

7156318574_49e47cf7cd.jpg

hình: Không ảnh chụp thành phố Sài Gòn vàp thập niên 70, đây là thành phố được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, một khu đô thị phát triển vào hàng bậc nhất ở Đông Nam Á.

7156317650_1e5ff6a083_z.jpg

Hình: Đường phố Sài Gòn xưa, cách trang trí rất đẹp, trang nhã. Đường phố thưa người và gọn gàng sạch đẹp.

7156316726_648c1ef104_z.jpg

Hình: Khu trung tâm Sài Gòn vào một ngày cuối năm, thập niên 70, sinh hoạt của người dân Sài Gòn lúc này đã rất hiện đại và văn minh.

7156322878_6c20f4b4f1_z.jpg

Hình: rạp Casino Đa Kao, sau năm 75 đổi tên thành rạp Cầu Bông. Hình có lẽ chụp vào thập niên 60

7156324898_f72f4661e5.jpg

Hình: Mặt tiền của rạp Casino Đa Kao và những paneau affiche quảng cáo phim đang chiếu: Một phim Western điển hình. Tấm Paneau dài phía trên vẽ hình một bộ phim võ hiệp của Hong Kong.

7156322700_f3d58d7404.jpg

Hình: rạp Đại Nam, đây là rạp hiện đại nhất trước khi rạp REX được xây dựng. Chúng ta có thể thấy rạp đang chiếu phim Le Cid với Charton Heston, có lẽ hình chụp vào đầu thập niên 60, có nhiều xe bán hàng rong trước cửa rạp.

7156322546_f122afc5a1.jpg

Hình: rạp Cao Đồng Hưng

7156321858_8c69cc6978_z.jpg

Hình: Nụ cười hồn nhiên của em bé răng sún bán kẹo cao su trước cửa một rạp chiếu bóng. Tấm bảng phía sau em có ghi: phụ đề chữ việt - Technicolor.

7156321770_1f1a97ce6a_z.jpg

Hình: rạp Casino Sài Gòn và afiche của một bộ phim kiếm hiệp

7156319240_d61fc3755e_z.jpg

Hình: Vẫn là rạp Casino Sài Gòn với 1 phim Western

7156323640_5f8f4a371b.jpg

Hình: rạp Casino Sài Gòn và affiche của một phim thần thoại võ hiệp, rất có thể đây là phim Nhật Bản vì Hong Kong không sản xuất phim theo trường phái này.


7156323860_768fc72060.jpg

Hình: rạp Casino Sài Gòn và affiche một phim rùng rợn, hình vẽ bằng tay không mấy sắc sảo, tên phm bằng tiếng Pháp như mt phong cách cố hữu của tất cả rạp chiếu bóng thời đó.

7156323512_4121c5c92b_z.jpg

Hình: rạp Casino Sài Gòn và bộ phim thần thoại Nhật Bản như trên đã nói

7156321496_8f32562366_z.jpg

Hình: Một bãi chiếu phim lưu động tại vườn hoa khu trung tâm Sài Gòn.

7156320858_ef1e9aa1de_z.jpg

Hình: Chợ bến Thành, cửa ngõ nối kiền khu trung tâm hành chánh và khu Chợ Lớn của người Hoa. Đây cũng giống như một lằn ranh giữa thế giới Âu Mỹ và thế giới Hoa kiều, với hai nền văn hóa điện ảnh khác nhau.


7156324466_669c2b8a05_b.jpg


7156320394_3631e280ca_z.jpg

Hình: Bạn có thể thấy khách sạn REX và rạp REX nhìn từ trên cao. vị trí và kiến trúc của rạp REX rất gần với rạp REX tại thủ đô Paris của Pháp (Hình bên dưới).

09ba7aa8-f222-40b2-9e84-c2bfb78a0e70.JPG

Hình: Rạp REX ở Paris, Pháp, có lẽ tỉ phú Ưng Thi khi xây dựng rạp chiếu bóng hiện đại nhất vùng vào năm 1962 đã có cảm hứng từ rạp REX của Pháp. Cái tên REX cũng đã nói lên điều này.

7156315004_cc9271cd85.jpg

Hình: Sài Gòn về đêm, hình chụp vào giữa thập niên 60. Thời đó trên truyền hình không có chiếu phim, và cũng chưa có Home Vidéo như bây giờ, nên khi màn đêm buông xuống là thời điểm các rạp cinéma đặc kín khán giả.

7156318196_abe870d692_z.jpg

Hình: Đây là mặt tiền của rạp REX, khánh thành năm 1962 và là rạp chiếu phim hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời điểm đó. Rạp có phòng chiếu và màn hình lớn nhất, gắn máy lạnh và thậm chí có cả một thang cuốn để đưa khách lên tầng 1. Đây cũng là thang cuốn đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn.

7156321280_30808f6e2b_z.jpg

Hình: rạp REX, như ta thấy tất cả tên phim chiếu rạp tại Sài Gòn ngày xưa đều ghi bằng tiếng Pháp, cho thấy phim nhập về từ Pháp, kể cả phim Mỹ.

7156314386_20a170afee.jpg

Rạp REX chụp vào ban ngày, thời điểm đang công chiếu phim: James Bond chống lại Dr. NO

7156317808_19e775ee57_z.jpg

Hình: Trước cửa rạp Nguyễn Văn Hảo vào thập niên 60.

7156315704_12403b8a46_z.jpg

Hình: Rạp Lê Ngọc trong khu Chợ Lớn, đang chiếu bộ phim kiếm hiệp: Lưỡi kiếm Ân Tình.

7156315776_4a030dbd6a_z.jpg

Hình: rạp Long Vân

7156325054_03f80c56b6.jpg
7156324980_6b54b7d269.jpg

Hình: Những tờ bướm thông tin về phim phát cho khán giả (tờ programme). Ta có thể thấy là tất cả phim chiếu tại rạp hạng sang ở Sài Gòn đều có phụ đề 3 thứ tiếng: việt, Hoa, Anh. Có lẽ hoa kiều ngày xưa được phục vụ riêng và ngang với người Việt.

7156324012_0fee84e2c2_z.jpg

Hình: Một tờ Programme khác của rạp EDEN, chiếu phim Sisi: Nữ hoàng Áo Quốc


7156324124_a37bd7b5ef_z.jpg

Hình: Trên một tờ báo có thông tin về phim chiếu rạp trong tuần, thời điểm của tờ báo này vào tháng 3 năm 1975
Một số thông tin ta có thể thấy: Khán giả Sài Gòn trước 1975 được xem rất nhiều thể loại phim: Phim drama, action Mỹ, Pháp, phim kiếm hiệp Hong Kong, phim tình cảm Đài Loan, phim hài Việt Nam.
Scope: màn hình đại vĩ tuyến (tỉ lệ 2,35:1), tỉ lệ màn hình này rất hiện đại vào thời đó, có thể ví như màn ảnh IMAX hiện nay.
PDVHA: Phụ đề Việt Hoa Anh, ngày trước tất cả phim chiếu rạp đều có phụ đề (làm bằng phương pháp đốt nhiệt, in thẳng vào phim), không có chuyện thuyết minh phim.

Cuối cùng là một số hình ảnh về chuyện quảng cáo phim ảnh trên đường phố Sài Gòn trong thập niên 60

7156321954_dcf04c5bbe.jpg


7156318374_26cfcd7c4b.jpg


7156323914_8ebbb0d8c9_z.jpg


7156322296_db23b472ee.jpg
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Dành chỗ cho bài phân tích.
 
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Rạp Lê Ngọc Victory là rạp gì bây giờ ở đường Châu Văn Liêm nà, tự nhiên quên mất tiêu cái tên??
 

anhkhoa92

New Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Thank bạn Nhi nhiều vì đã cho mình biết thêm nhiều Sài Gòn xưa.
 
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Thank, bài viết rất bổ ích
 

quanghien80

New Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Rạp Cao Thắng ngay nhà đang phá ra xây mới chắc làm luôn cụm rạp hoàng tráng. Bạn Nhi làm luôn mấy tên rạp còn tồn tại đến giờ luôn đi
 

alext

New Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Vài tờ chương trình chiếu film tại miền Nam trước đây và 1 quảng cáo ca nhạc tại phòng trà....Xem cho dzui!

50735371234f52ec9df5b.jpg


50741348448540516a68b.jpg


569834299984798b85bcb.jpg


5698343277972a19cb75b.jpg


5698354143cee730c805b.jpg


5698354641afec78d97db.jpg


5698356757e19cc10a55b.jpg


5698925498711c0c5d99b.jpg


56989258520e8da4ecc2b.jpg


5698926222a19165734cb.jpg


5690327224bd385f917fb.jpg
 

minhtranweb

New Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Một trong những topics để lại nhiều ấn tượng trong tôi. Cảm ơn tác giả nhiều.
 

thoibinh

Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

ngày xưa cũng có nhiều phim cấm dưới 18 nhỉ!
bài viết rất hay và bổ ích.
 

alext

New Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Tuần báo MÀN ẢNH, tờ báo chuyên viết về điện ảnh của miền Nam trước đây......

5074135336f71228ca1ebi.jpg


5073536707e216c079c6b.jpg


5089739682cb6751568fb.jpg


50919881815a065726e3b.jpg


50919883012c7a0cfd18b.jpg


5698336663f5dd529f11b.jpg



569891194080f33e246bb.jpg



5698919656d9914b6ccdb.jpg


56989250606c05bcd2deb.jpg


Lọt đâu vào một tờ Phụ Nữ Ngày Mai...chơi luôn

5074136332d8d27e23cdb.jpg
 

niza

New Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

niza thích những tấm hình xưa cũ này quá đi! Cảm ơn các bạn đã post lên!

Mới 3 thập niên thôi mà từ ngữ đã khác biệt nhiều. "Rạp chớp bóng", nghe sao dễ thương lạ!

Còn bộ phim Sissi gì đó trình chiếu ngày 10-4-1975, nhưng ai đâu ngờ đấy là những ngày huy hoàng cuối cùng của "Hòn ngọc Viễn Đông" trước khi thời thế đổi thay!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

GENERALS

Ban Quản Trị
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Thú thật nếu ko đọc được những tư liệu từ bài viết của Nhi và nhiều a/e thành viên trên đây thì GEN ko nghĩ rằng nền công nghiệp chiếu film ở Saigon xưa lai phát triển mạnh đến vậy....
 

ktq

Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Có cả Tokyo by night nữa.:D
 
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Ôi SaiGon xưa đẹp quá . Hồi trước có đọc bài của anh Poly nói rạp chiếu phim bên Philippin đẹp và hiện đại lắm và ở VN không có rạp nào được như vậy . Giờ đọc bài này thì ra Việt Nam ngày trước có 1 rạp phim bậc nhất ĐNA . Tiếc thật
 

PUSHOP

New Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Thanks bác,nhìn SÀI GÒN XƯA đẹp thiệt:x
 

25hanthuyen

Active Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Bài viết và những bức ảnh đầy cảm xúc. Sài gòn xứng đáng là "Hòn ngọc Viễn đông"
 

ChiMai

New Member
Ước gì bây giờ vẫn còn những rạp chiếu bóng ấy để chiếu những bộ phim nghệ thuật thực thụ.
 

tambua

New Member
Ðề: Bài 1: Khởi nguồn đam mê - Thú vui điện ảnh một thời xa xưa

Châu van liêm có 2 rạp Đại Nam và Đại Quang
 
Bên trên