thich_xem_phim
Active Member
Đây là 1 bộ phim hay. Hay vì những cái "real" khác bên cạnh "real steel":
+ Real love (tình yêu đích thực): 1 người phụ nữ vẫn thao thao bất tuyệt về những khía cạnh tuyệt vời của người đàn ông mình yêu dù anh ta đã thua trong trận đấm bốc; luôn hỗ trợ giúp đỡ anh ta trong công việc; luôn mở rộng cửa nhà để người đàn ông của mình tìm về khi thấy cô đơn, lạnh lẽo, buồn tủi, thất bại; đủ mạnh mẽ để nói lên các bức xúc, những chỗ không hài lòng nhưng vẫn ngầm ủng hộ theo dõi.
+ Real man (đàn ông đích thực): 1 người đàn ông sẵn sàng lái xe 2.000 km chỉ để được hưởng cảm giác yên bình, hạnh phúc khi ôm người phụ nữ của mình; khi có tiền vẫn nhớ trả món nợ mình đã vay từ người phụ nữ yêu thương.
+ Real father (người cha đích thực): 1 người cha sẵn sàng chiến đấu vì con mình.
+ Real kid (thằng nhóc đích thực): 1 cậu bé sẵn sàng thức cả đêm để lấy được “đồ chơi” của mình; không biết sợ là gì khi dám thách đấu với nhà vô địch, cái tinh thần của con trẻ mà nhiều người lớn chúng ta đã đánh mất vì cái gọi là kinh nghiệm sống.
+ Real boss (người chủ đích thực): 1 người chủ luôn chăm sóc tốt nhân viên, biết khơi dậy tiềm năng và quan trọng là không bao giờ rao bán nhân viên của mình dù ai có trả giá cao đến đâu.
+ Real boxer (võ sĩ đích thực): đánh đến hơi sức cuối cùng, kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, phát huy sở trường (phòng thủ), tạo phong cách riêng (nhảy biểu diễn trước mỗi trận đấu) và có khả năng khác biệt (mô phỏng bắt chước).
+ Real win (chiến thắng đích thực): chiến thắng trái tim của khán giả chứ không phải chiến thắng lí trí của các nhà chuyên môn.
+ Real feeling (cảm xúc đích thực): bộ phim đem đến cho khán giả cảm giác vô cùng phấn khích như đang trực tiếp ở sàn đấu cũng như nước mắt chợt tuôn rơi khi xem khoảng lặng hình ảnh người cha đang chiến đấu.
+ Real film (bộ phim đích thực): cân bằng được 2 yếu tố giải trí và nội dung. Tại sao cứ phải chọn 1 trong 2 mà không thể có cả 2?
P/S: hơi lạc đề chút, tui là tui phản đối kịch liệt mấy chỗ phẫu thuật thẩm mỹ hay là photoshop đơn giản vì nó không "real". "Thật" tuy không chuẩn nhưng "xài" vẫn thích hơn.
+ Real love (tình yêu đích thực): 1 người phụ nữ vẫn thao thao bất tuyệt về những khía cạnh tuyệt vời của người đàn ông mình yêu dù anh ta đã thua trong trận đấm bốc; luôn hỗ trợ giúp đỡ anh ta trong công việc; luôn mở rộng cửa nhà để người đàn ông của mình tìm về khi thấy cô đơn, lạnh lẽo, buồn tủi, thất bại; đủ mạnh mẽ để nói lên các bức xúc, những chỗ không hài lòng nhưng vẫn ngầm ủng hộ theo dõi.
+ Real man (đàn ông đích thực): 1 người đàn ông sẵn sàng lái xe 2.000 km chỉ để được hưởng cảm giác yên bình, hạnh phúc khi ôm người phụ nữ của mình; khi có tiền vẫn nhớ trả món nợ mình đã vay từ người phụ nữ yêu thương.
+ Real father (người cha đích thực): 1 người cha sẵn sàng chiến đấu vì con mình.
+ Real kid (thằng nhóc đích thực): 1 cậu bé sẵn sàng thức cả đêm để lấy được “đồ chơi” của mình; không biết sợ là gì khi dám thách đấu với nhà vô địch, cái tinh thần của con trẻ mà nhiều người lớn chúng ta đã đánh mất vì cái gọi là kinh nghiệm sống.
+ Real boss (người chủ đích thực): 1 người chủ luôn chăm sóc tốt nhân viên, biết khơi dậy tiềm năng và quan trọng là không bao giờ rao bán nhân viên của mình dù ai có trả giá cao đến đâu.
+ Real boxer (võ sĩ đích thực): đánh đến hơi sức cuối cùng, kiên nhẫn chờ đợi thời cơ, phát huy sở trường (phòng thủ), tạo phong cách riêng (nhảy biểu diễn trước mỗi trận đấu) và có khả năng khác biệt (mô phỏng bắt chước).
+ Real win (chiến thắng đích thực): chiến thắng trái tim của khán giả chứ không phải chiến thắng lí trí của các nhà chuyên môn.
+ Real feeling (cảm xúc đích thực): bộ phim đem đến cho khán giả cảm giác vô cùng phấn khích như đang trực tiếp ở sàn đấu cũng như nước mắt chợt tuôn rơi khi xem khoảng lặng hình ảnh người cha đang chiến đấu.
+ Real film (bộ phim đích thực): cân bằng được 2 yếu tố giải trí và nội dung. Tại sao cứ phải chọn 1 trong 2 mà không thể có cả 2?
P/S: hơi lạc đề chút, tui là tui phản đối kịch liệt mấy chỗ phẫu thuật thẩm mỹ hay là photoshop đơn giản vì nó không "real". "Thật" tuy không chuẩn nhưng "xài" vẫn thích hơn.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: