Trong lịch sử Hollywood, có một dòng phim đặc biệt giá trị, nhưng tiếc là ngày nay có ít người biết tới nó, đó là dòng phim Peplum. Có lẽ phải giải thích một chút về từ peplum hơi lạ với một số bạn trẻ, thuật ngữ Peplum (tiếng latinh, có nghĩa là áo choàng) được giới phê bình điện ảnh dùng để gọi tên tất cả những phim có tính chất sử thi - thần thoại về nền văn minh Hy Lạp- La Mã và Ai Cập cổ đại. Dòng phim này có sức sống mãnh liệt từ ngày đầu tiên điện ảnh được phát minh cho tới tận ngày nay. Bắt đầu ở Pháp, rồi phát triển ở Ý từ rất sớm vào những năm 1910-1940, sau đó du nhập sang Hollywood vào thập niên 50. Thuật ngữ peplum chỉ được sử dụng từ năm 1953. Trong dòng phim này có những chủ đề nhỏ hơn, như thần thoại Hy lạp, võ sĩ giác đấu, lịch sử đế chế La mã, thần thoại theo kinh thánh cựu ước Do thái và nhiều mảnh ghép nhỏ khác.
Những phim peplum thời cực thịnh vào thập niên 50-60 giống như những kim tự tháp khổng lồ sáng chói, minh chứng cho sự giàu sang và quyền lực của Hollywood thống trị thế giới điện ảnh, với những phim vĩ đại mà không nước nào có thể làm được ngoại trừ Hollywood, như Ben-Hur, Mười điều răn, nữ hoàng Cleopatre... và đương nhiên vì sự vĩ đại đó chúng trở thành bất tử cho tới ngày nay.
Phim peplum đầu tiên do anh em Lumière thực hiện chỉ dài khoảng 1 phút, năm 1896, mô tả tội ác của bạo chúa Neron. Sau đó, dòng phim Peplum phát triển tươi tốt trên quê hương của nó là nước Ý rồi lan tới Mỹ. Những phim Peplum đầu tiên là phim câm, về người hùng dân gian Mascite của Ý, có khoảng 30 phim từ năm 1914 tới 1927. Từ năm 1957-1965 là thời đại của người hùng Hercules, có khoảng 20 phim cho tới nay ta vẫn còn cơ hội xem lại. Mascite tái xuất giang hồ vào năm 1960 và sống được 5 năm với thêm vài chục phim nữa. Cùng thời gian này còn có 3 anh hùng khác tuy không nổi danh bằng, là Samson (6 phim), Goliath (5 phim) và Ursus (10 phim). Những phim có chủ đề giác đấu rất thành công và sống khỏe từ năm 40 tới 1965 trong đó người hùng Spartacus đóng vai trò chủ đạo. Đó chỉ là những serie kéo dài, còn những phim nhỏ lẻ khác phải kể tới hàng trăm phim.
Bây giờ ta sẽ kể sâu hơn về dòng phim peplum tại Mỹ. Phim Peplum du nhập vào Mỹ từ rất sớm, những năm 1900 đã có phim câm đề tài La mã tại hollywood. Phim peplum đầu tiên của Mỹ chuyển thể từ tác phẩm ben-hur của Lewis Wallace năm 1907, của đạo diễn Sydney Olcott, sau đó là David and Goliath cũng của ông này (1908). Nhưng David W. Griffith mới là người đầu tiên mạo hiểm thực hiện những siêu phẩm như Born of a nation, Intolerance (1916). B. Cecil de Mille là phụ tá của Griffith, người sau này sẽ làm phim Mười điều răn gây chấn động như ta đã biết. Sau đó là J. Gordon Edwards làm phim Cleopatre và Salome. Phim peplum của Mỹ thời sơ khai chủ yếu mô tả lịch sử, chưa có màu sắc thần thoại như sau này. Kể từ năm 1920, phim Peplum của Mỹ bắt đầu mang màu sắc tôn giáo rõ rệt, khởi xướng bởi B.Cecil de Mille với những phim lấy đề tài kinh thánh, nói về thượng đế và chúa Jesus, với những phim như Mười điều răn (bản nguyên thủy năm 1923), Dấu thập tự (1930). Sau đó Ben-hur được làm lại lần nữa năm 1925, cho thấy xu hướng của người Mỹ là khi có tiền và kĩ thuật mới họ thường làm lại những phim cũ, xu hướng này không thay đổi cho tới ngày nay. Vấn đề là phim làm ra có thực sự hay hơn không ?
Thập niên 50-60 có thể nói là thời hoàng kim thực sự của phim peplum tại Mỹ. Đầu thập niên 50 đánh dấu sự hợp tác khắn khít giữa công nghệ mới của Mỹ và tài nguyên bản xứ của Ý. Tại phim trường Cinecitta (Rome) những nhà làm phim Mỹ đã chế tác những tuyệt phẩm của dòng phim Peplum, mà phim đầu tiên là Quo Vadis ? với robert Taylor, Marvyn Le Roy đã khởi động cho cả một phong trào phim peplum kéo dài tận 10 năm sau . Sau đó ta có thể điểm lại những tác phẩm khác như Vua Salomon và nữ hoàng Saba (1959) của King Vidor, david và Bethsabe của Henry King , Simone người đánh cá (1959) của Frank Borzage . Họ đề là những cựu binh trong nghề.
Nhưng tượng đài vĩ đại nhất trong thời kì này chính là siêu phẩm Mười điều răn (1956) của B.Cecil DeMille, người được mệnh danh là giáo hoàng của giáo phái peplum. Xin nhắc lại đây là phiên bản thứ ba của cùng 1 kịch bản (từ năm 1923), trong lần cuối cùng này chúng ta thực sự có một phim để đời, với những kĩ xảo điện ảnh không tưởng vào thời đó, những đại cảnh với hàng trăm diễn viên quần chúng, từ hoàng cung xa hoa lộng lẫy của vương triều Pharaon, những kim tự tháp, chiến xa và kị binh… tới cuộc xuất hành của dân Do thái trong hoang mạc, và đỉnh cao là cảnh Mose dùng quyền năng của thượng đế bắt biển cả phải rẽ đôi thành hai bức tường nước sừng sững (hiệu ứng hình ảnh như thật đó hoàn toàn dùng hoạt hình vẽ bằng tay). Dòng phim peplum tiếp tục bước tiến khổng lồ của mình, bao phủ các thời đại từ Pharaoh tới đế chế la mã, với Hoàng đế César của Joseph Mankiewicz năm 1953.
Đặc điểm chung của phim peplum của thời này là kinh phí khổng lồ, sử dụng những cảnh hoành tráng chưa từng có, nhiều diễn viên quần chúng, trang phục lộng lẫy. Hình mẫu nhân vật chính luôn là những người đàn ông hoàn mỹ về hình thể, cơ bắp săn chắc và rất đẹp trai, như Charlton Heston, Yul Brynner, Marlon Brando… và những cô gái đẹp tuyệt trần cỡ như Debra Paget, Rita Hayworth, Elizabeth Taylor. Tuy nhiên kịch bản có rất nhiều hạn chế, với nhịp điệu chậm, phong cách cứng nhắc, mọi thứ bị đóng khung trong việc minh họa nguyên tác sử thi chứ không có nhiều sáng tạo. Tuy nhiên điều này được bù đắp bằng những đại cảnh và thiết kế như đã nói ở trên, làm khán giả bị ấn tượng mạnh (Ngay cả ở thời chúng ta khi xem lại phim Mười Điều Răn cũng thấy bị choáng ngợp).
Một tuyệt tác khác trong thời kì này là tác phẩm Ben-hur của William Wyler (1959), với khán giả Việt Nam thì bộ phim Ben-hur để lại nhiều ấn tượng nhất, vì nó là lần đầu tiên phim bom tấn của Hollywood công chiếu cùng lúc tại Saigon và Mỹ, trên màn ảnh cinescope của những rạp hát tối tân ở Saigon vào thời đó. Ông bà cha mẹ của các bạn chắc chắn còn nhớ lại cảm giác lần đầu tiên xem cảnh đua xe ngựa trên đấu trường vào cuối phim, vì cảm giác đó không bao giờ huy hoàng hơn thế. Thật trùng hợp là sau này những người trẻ thế hệ 8x cũng có cái may mắn khi xem bộ phim Gladiator của R.Scott vào lúc các rạp cine bắt đầu hồi sinh ở Saigon, tôi đi xem nó tại rạp Thăng Long và bị choáng ngợp vì hình ảnh đấu trường vĩ đại, những cánh hoa đỏ thắm và cảnh giao chiến đẫm máu . Hình như phim Peplum luôn song hành với mỗi thời kì phát triển của công nghệ điện ảnh và rạp hát. Bao giờ cũng vậy, mở đầu một thời đại công nghệ mới luôn có bóng dáng của 1 siêu phẩm Peplum, như phim Tunique (chiếc áo choàng) của Henry Koster là phim đầu tiên định dạng cinemascope năm 1953, phim Mười điều răn bắt đầu thời kì phát triển của hiệu quả đặc biệt , Gladiator hồi sinh dòng phim sử thi theo phong cách hiện đại, 300 chiến binh spartan mở đầu dòng phim Peplum thiên hướng bạo lực.
Nếu những phim thời thập niên 50 chú trọng về lịch sử và tôn giáo thì từ năm 60, phim peplum hướng về mục đích giải trí rõ rệt, mà chủ đề chiến tranh, võ sĩ giác đấu luôn được ưa chuộng. Trong giai đoạn này phim nổi bật nhất là Spartacus của Stanley Kubrick với diễn xuất của Kirk Douglas kể về cuộc nổi loạn của chàng nô lệ giác đấu Spartacus chống lại đế chế La mã. Ngược lại, những dự án vĩ đại mang màu sắc lịch sử chính thống lại gặp thất bại cay đắng, điển hình là bộ phim bom tấn Nữ hoàng Cléopatre của Mankiewicz năm 1963 và Ngày tàn của đế chế La mã (1964) của Anthony Mann đều bị thua lỗ rất nhiều. Sau thất bại này, dòng phim peplum tưởng chừng gục ngã vĩnh viễn không hồi phục được trong 30 năm sau đó. Trong thập niên 80 có nhiều phim peplum ra đời nhưng chúng không còn gây tiếng vang như trước nữa. Sự hồi sinh của thể loại này chỉ đạt được vào năm 2000 với siêu phẩm Gladiator của Ridley Scott. Sau đó, dòng phim peplum chú trọng vào chất lượng, không làm tràn lan về số lượng nữa.
Phim Peplum gần đây nhất mà chúng ta được xem là Centurion, Clash of the Titan. Đồ hoạ vi tính đã làm giảm nhiều kinh phí cho phim Peplum, điều này vừa có cái hay vừa có cái dở, hay vì những dự án phim sử thi không nhất thiết phải đốt tiền như quá khứ nhưng vẫn đảm bảo mức độ hoành tráng (như phim 300 chẳng hạn), nhưng dở vì những gì làm bằng CGI không bao giờ gây ấn tượng bằng hiện thực, khán giả sẽ không bao giờ có lại được cảm giác choáng ngợp vào những năm 50-60 nữa (serie phim Spartacus Blood and Sand là ví dụ về hạn chế của một đấu trường giả tạo không thể so với đấu trường thực như trong Ben Hur).
Dòng phim peplum thời hiện đại đã thoát ra khỏi cái khung của sách sử, kinh thánh để thỏa sức sáng tạo hơn, trong đó có ba tiến bộ chính, thứ nhất là tính hiện thực, đối lập với tính thần thoại huyền ảo trong phim xưa, ví dụ phim King Arthur của Antoine Fuqua (2004) kể một câu chuyện rất thực chứ không mang màu sắc thần thoại, thứ hai là phim peplum mới vừa mang tính giải trí hơn hẳn xưa vừa có tầm cao mới về tư tưởng với những đề tài mang tính nhân bản cao và nội tâm nhân vật cũng sâu sắc hơn, như ta thấy trong phim Agora (2009) của A.Amenabar hay 300 (2007) của Frank Miller. Thứ ba dĩ nhiên là về kĩ xảo điện ảnh.
[FONT="]Tạm biệt các bạn.
[/FONT]
Những phim peplum thời cực thịnh vào thập niên 50-60 giống như những kim tự tháp khổng lồ sáng chói, minh chứng cho sự giàu sang và quyền lực của Hollywood thống trị thế giới điện ảnh, với những phim vĩ đại mà không nước nào có thể làm được ngoại trừ Hollywood, như Ben-Hur, Mười điều răn, nữ hoàng Cleopatre... và đương nhiên vì sự vĩ đại đó chúng trở thành bất tử cho tới ngày nay.
Phim peplum đầu tiên do anh em Lumière thực hiện chỉ dài khoảng 1 phút, năm 1896, mô tả tội ác của bạo chúa Neron. Sau đó, dòng phim Peplum phát triển tươi tốt trên quê hương của nó là nước Ý rồi lan tới Mỹ. Những phim Peplum đầu tiên là phim câm, về người hùng dân gian Mascite của Ý, có khoảng 30 phim từ năm 1914 tới 1927. Từ năm 1957-1965 là thời đại của người hùng Hercules, có khoảng 20 phim cho tới nay ta vẫn còn cơ hội xem lại. Mascite tái xuất giang hồ vào năm 1960 và sống được 5 năm với thêm vài chục phim nữa. Cùng thời gian này còn có 3 anh hùng khác tuy không nổi danh bằng, là Samson (6 phim), Goliath (5 phim) và Ursus (10 phim). Những phim có chủ đề giác đấu rất thành công và sống khỏe từ năm 40 tới 1965 trong đó người hùng Spartacus đóng vai trò chủ đạo. Đó chỉ là những serie kéo dài, còn những phim nhỏ lẻ khác phải kể tới hàng trăm phim.
Bây giờ ta sẽ kể sâu hơn về dòng phim peplum tại Mỹ. Phim Peplum du nhập vào Mỹ từ rất sớm, những năm 1900 đã có phim câm đề tài La mã tại hollywood. Phim peplum đầu tiên của Mỹ chuyển thể từ tác phẩm ben-hur của Lewis Wallace năm 1907, của đạo diễn Sydney Olcott, sau đó là David and Goliath cũng của ông này (1908). Nhưng David W. Griffith mới là người đầu tiên mạo hiểm thực hiện những siêu phẩm như Born of a nation, Intolerance (1916). B. Cecil de Mille là phụ tá của Griffith, người sau này sẽ làm phim Mười điều răn gây chấn động như ta đã biết. Sau đó là J. Gordon Edwards làm phim Cleopatre và Salome. Phim peplum của Mỹ thời sơ khai chủ yếu mô tả lịch sử, chưa có màu sắc thần thoại như sau này. Kể từ năm 1920, phim Peplum của Mỹ bắt đầu mang màu sắc tôn giáo rõ rệt, khởi xướng bởi B.Cecil de Mille với những phim lấy đề tài kinh thánh, nói về thượng đế và chúa Jesus, với những phim như Mười điều răn (bản nguyên thủy năm 1923), Dấu thập tự (1930). Sau đó Ben-hur được làm lại lần nữa năm 1925, cho thấy xu hướng của người Mỹ là khi có tiền và kĩ thuật mới họ thường làm lại những phim cũ, xu hướng này không thay đổi cho tới ngày nay. Vấn đề là phim làm ra có thực sự hay hơn không ?
Thập niên 50-60 có thể nói là thời hoàng kim thực sự của phim peplum tại Mỹ. Đầu thập niên 50 đánh dấu sự hợp tác khắn khít giữa công nghệ mới của Mỹ và tài nguyên bản xứ của Ý. Tại phim trường Cinecitta (Rome) những nhà làm phim Mỹ đã chế tác những tuyệt phẩm của dòng phim Peplum, mà phim đầu tiên là Quo Vadis ? với robert Taylor, Marvyn Le Roy đã khởi động cho cả một phong trào phim peplum kéo dài tận 10 năm sau . Sau đó ta có thể điểm lại những tác phẩm khác như Vua Salomon và nữ hoàng Saba (1959) của King Vidor, david và Bethsabe của Henry King , Simone người đánh cá (1959) của Frank Borzage . Họ đề là những cựu binh trong nghề.

Nhưng tượng đài vĩ đại nhất trong thời kì này chính là siêu phẩm Mười điều răn (1956) của B.Cecil DeMille, người được mệnh danh là giáo hoàng của giáo phái peplum. Xin nhắc lại đây là phiên bản thứ ba của cùng 1 kịch bản (từ năm 1923), trong lần cuối cùng này chúng ta thực sự có một phim để đời, với những kĩ xảo điện ảnh không tưởng vào thời đó, những đại cảnh với hàng trăm diễn viên quần chúng, từ hoàng cung xa hoa lộng lẫy của vương triều Pharaon, những kim tự tháp, chiến xa và kị binh… tới cuộc xuất hành của dân Do thái trong hoang mạc, và đỉnh cao là cảnh Mose dùng quyền năng của thượng đế bắt biển cả phải rẽ đôi thành hai bức tường nước sừng sững (hiệu ứng hình ảnh như thật đó hoàn toàn dùng hoạt hình vẽ bằng tay). Dòng phim peplum tiếp tục bước tiến khổng lồ của mình, bao phủ các thời đại từ Pharaoh tới đế chế la mã, với Hoàng đế César của Joseph Mankiewicz năm 1953.

Đặc điểm chung của phim peplum của thời này là kinh phí khổng lồ, sử dụng những cảnh hoành tráng chưa từng có, nhiều diễn viên quần chúng, trang phục lộng lẫy. Hình mẫu nhân vật chính luôn là những người đàn ông hoàn mỹ về hình thể, cơ bắp săn chắc và rất đẹp trai, như Charlton Heston, Yul Brynner, Marlon Brando… và những cô gái đẹp tuyệt trần cỡ như Debra Paget, Rita Hayworth, Elizabeth Taylor. Tuy nhiên kịch bản có rất nhiều hạn chế, với nhịp điệu chậm, phong cách cứng nhắc, mọi thứ bị đóng khung trong việc minh họa nguyên tác sử thi chứ không có nhiều sáng tạo. Tuy nhiên điều này được bù đắp bằng những đại cảnh và thiết kế như đã nói ở trên, làm khán giả bị ấn tượng mạnh (Ngay cả ở thời chúng ta khi xem lại phim Mười Điều Răn cũng thấy bị choáng ngợp).

Một tuyệt tác khác trong thời kì này là tác phẩm Ben-hur của William Wyler (1959), với khán giả Việt Nam thì bộ phim Ben-hur để lại nhiều ấn tượng nhất, vì nó là lần đầu tiên phim bom tấn của Hollywood công chiếu cùng lúc tại Saigon và Mỹ, trên màn ảnh cinescope của những rạp hát tối tân ở Saigon vào thời đó. Ông bà cha mẹ của các bạn chắc chắn còn nhớ lại cảm giác lần đầu tiên xem cảnh đua xe ngựa trên đấu trường vào cuối phim, vì cảm giác đó không bao giờ huy hoàng hơn thế. Thật trùng hợp là sau này những người trẻ thế hệ 8x cũng có cái may mắn khi xem bộ phim Gladiator của R.Scott vào lúc các rạp cine bắt đầu hồi sinh ở Saigon, tôi đi xem nó tại rạp Thăng Long và bị choáng ngợp vì hình ảnh đấu trường vĩ đại, những cánh hoa đỏ thắm và cảnh giao chiến đẫm máu . Hình như phim Peplum luôn song hành với mỗi thời kì phát triển của công nghệ điện ảnh và rạp hát. Bao giờ cũng vậy, mở đầu một thời đại công nghệ mới luôn có bóng dáng của 1 siêu phẩm Peplum, như phim Tunique (chiếc áo choàng) của Henry Koster là phim đầu tiên định dạng cinemascope năm 1953, phim Mười điều răn bắt đầu thời kì phát triển của hiệu quả đặc biệt , Gladiator hồi sinh dòng phim sử thi theo phong cách hiện đại, 300 chiến binh spartan mở đầu dòng phim Peplum thiên hướng bạo lực.

Nếu những phim thời thập niên 50 chú trọng về lịch sử và tôn giáo thì từ năm 60, phim peplum hướng về mục đích giải trí rõ rệt, mà chủ đề chiến tranh, võ sĩ giác đấu luôn được ưa chuộng. Trong giai đoạn này phim nổi bật nhất là Spartacus của Stanley Kubrick với diễn xuất của Kirk Douglas kể về cuộc nổi loạn của chàng nô lệ giác đấu Spartacus chống lại đế chế La mã. Ngược lại, những dự án vĩ đại mang màu sắc lịch sử chính thống lại gặp thất bại cay đắng, điển hình là bộ phim bom tấn Nữ hoàng Cléopatre của Mankiewicz năm 1963 và Ngày tàn của đế chế La mã (1964) của Anthony Mann đều bị thua lỗ rất nhiều. Sau thất bại này, dòng phim peplum tưởng chừng gục ngã vĩnh viễn không hồi phục được trong 30 năm sau đó. Trong thập niên 80 có nhiều phim peplum ra đời nhưng chúng không còn gây tiếng vang như trước nữa. Sự hồi sinh của thể loại này chỉ đạt được vào năm 2000 với siêu phẩm Gladiator của Ridley Scott. Sau đó, dòng phim peplum chú trọng vào chất lượng, không làm tràn lan về số lượng nữa.


Phim Peplum gần đây nhất mà chúng ta được xem là Centurion, Clash of the Titan. Đồ hoạ vi tính đã làm giảm nhiều kinh phí cho phim Peplum, điều này vừa có cái hay vừa có cái dở, hay vì những dự án phim sử thi không nhất thiết phải đốt tiền như quá khứ nhưng vẫn đảm bảo mức độ hoành tráng (như phim 300 chẳng hạn), nhưng dở vì những gì làm bằng CGI không bao giờ gây ấn tượng bằng hiện thực, khán giả sẽ không bao giờ có lại được cảm giác choáng ngợp vào những năm 50-60 nữa (serie phim Spartacus Blood and Sand là ví dụ về hạn chế của một đấu trường giả tạo không thể so với đấu trường thực như trong Ben Hur).
Dòng phim peplum thời hiện đại đã thoát ra khỏi cái khung của sách sử, kinh thánh để thỏa sức sáng tạo hơn, trong đó có ba tiến bộ chính, thứ nhất là tính hiện thực, đối lập với tính thần thoại huyền ảo trong phim xưa, ví dụ phim King Arthur của Antoine Fuqua (2004) kể một câu chuyện rất thực chứ không mang màu sắc thần thoại, thứ hai là phim peplum mới vừa mang tính giải trí hơn hẳn xưa vừa có tầm cao mới về tư tưởng với những đề tài mang tính nhân bản cao và nội tâm nhân vật cũng sâu sắc hơn, như ta thấy trong phim Agora (2009) của A.Amenabar hay 300 (2007) của Frank Miller. Thứ ba dĩ nhiên là về kĩ xảo điện ảnh.
[FONT="]Tạm biệt các bạn.
[/FONT]