(线人: Tuyến nhân: kẻ chỉ điểm)
Tên tiếng Anh: The Stool Pigeon (Chim mồi)
Đạo diễn: Lâm Siêu Hiền
Quốc gia: Hongkong
Công chiếu: 26/8/2010
Thể loại: Action | Drama | Thriller
Tuyến Nhân là bộ phim được chiếu vừa qua tại VN trong khuôn khổ liên hoan phim quốc tế VN, thông tin về nó cũng đã nóng trên báo chí từ nhiều tháng trước, nhưng phải đợi bản Bluray phát hành thì khán giả Châu Âu như bs mới có dịp xem nó.
Đây là một phim gây tò mò chờ đợi, vì nó có cùng những tố chất của bộ phim The Beast Stalker mà bs rất thích. Đạo diễn Lâm là một người làm phim hành động hay nhất Hong Kong hiện nay, bên cạnh Johnnie To thì bs thích ông Lâm hơn, vì phim của Johnnie To theo cùng 1 motip, trong khi Lâm Siêu Hiền không bao giờ lặp lại 2 lần ý tưởng trong phim của mình.
Trương Gia Huy đóng rất tuyệt trong phim này, hơn cả sự ming đợi của bs, tuy nhiên vai trò chính trong phim vẫn là anh tạ Đình Phong, anh ta rất hợp với vai tên giang hồ làm nội tuyến cho cảnh sát, có nét bụi đời, bẩn thỉu về hình thức nhưng lại rất đẹop về nội tâm.
So với nhiều phim về đề tài nội gián-cảnh sát-xã hội đen thì phim Tuyến Nhân có những nét rất riêng. Nếu Vô Gian Đạo là một tác phẩm mang nhiều nét hư cấu, thì tuyến Nhân là một phim hiện thực, người thực, cảnh thực, đáng tin, đáng tin, đáng thương và làm ta xúc động vì tính chân thực của nó.
Người ta hay nói: xạo như phim, nhưng càng ngày phim ảnh càng cho ta thấy cuộc đời thật.
Nếu cách đây 15 năm, những phim bi kịch với đề tài tương tự của Lưu Đức Hòa, Châu Nhuận Phát đã có nhiều đột phá, thì phim về xã hội đen thời hiện đại bây giờ chân thực hơn rất nhiều và cũng vì vậy hay hơn rất nhiều. Không cần những vụ cháy nổ kinh hoàng hay vãi đạn như mưa ngoài phố, nhưng phim của Lâm Siêu Hiền cho ta thấy sự khốc liệt và dã man của giới tội phạm, và những số phận đáng thương không hề mang tính biểu tượng, họ là những con người thực ta có thể gặp ngoài xã hội. Ngay cả tính kịch trong kịch bản cũng khong khiến họ mất đi tính chân thực, đó là phong cách rất mới và thành công.
Bs đặc biệt thích cách mô tả cái ác với tất cả sự tàn nhẫn của nó, ánh mắt, cái nhìn , giọng nói của những tên cướp đều thể hiện rõ bản chất gian ác của chúng, nhưng lại không như kiểu hình tượng sân khấu (mà ta gặp rất nhiều trong phim VN), không phải gắn 1 bộ râu bồm xồm hay đeo một cặp kính đen sì là thành vai phản diện, không dễ dàng như vậy, khi diễn viên đóng vai ác đủ trình độ cao, cái ác sẽ như một hơi thở, một luồng khí lạnh lởn vởn bên họ dù họ ăn mặc như bình thường, không hóa trang, không lên gân gì cả.
Phim khá bạo lực, và nó thực cũng vì tính bạo lực đó. Đây là điều đáng buồn cho điện ảnh trong nước, vì chưa bao giờ cái ác được mô tả đầy đủ đúng sự thực trên màn ảnh. Cảnh bọn cướp bóp cổ đến chết một tên trong bọn nó tàn nhẫn dã man chưa từng có, những cảnh chém nhau bằng mã tấu cũng vậy. Trong khi đó tội phạm trong phim VN chúng ta quá hiền, chỉ nói năng bậm trợn, giơ súng ra hù dọa, nhíu mày nhe răng rồi hết, công an xuất hiện là ngoan ngoãn đầu hàng ngay.
Phim hình sự VN chưa thể hiện hết được sự dã man độc ác của bọn tội phạm, mà cũng không nói hết khó khăn, khốc liệt của các chiến sĩ công an trong cuộc chiến này. Hơn 90% vụ án trong phim VN có thể giải quyết dễ dàng bàng 1 cuộc họp nào đó trong văn phòng, các anh công an mặc đồ mới tinh, đội cả nón, hô khẩu hiệu, báo cáo thủ trưởng, bàn bạc một hồi rồi đi phá án, quá dễ dàng. Gặp tội phạm thì bay vào đá vài cú, hay bắn chỉ thiên, nói câu thần chú: anh đã bị bắt... thế là bọn cướp ngoan ngoãn đầu hàng hết. (trên thực tế, nếu người dân bắt được 1 tên giật dọc ngoài phố, việc họ làm đầu tiên là đập cho hắn 1 trận).
Mô tả đúng sự thực trên phim đang là trào lưu mới trên thế giới. nếu hồi năm 90, một phim hình sự chắn chắn phải có một âm mưu quốc tế vĩ đại nào đó, với súng ống hỏa tiển, hay một trùm mafia cỡ bự... thì phim hiện nay cho ta thấy tội phạm ngay trong con hẻm khu phố, những tên cướp vặt, một băng đua xe, hay một vài tên bỏ mối heroin nào đó. Đã đến lúc chúng ta nhìn vào thực tế và mô tả đúng về nó.

Tên tiếng Anh: The Stool Pigeon (Chim mồi)
Đạo diễn: Lâm Siêu Hiền
Quốc gia: Hongkong
Công chiếu: 26/8/2010
Thể loại: Action | Drama | Thriller
Tuyến Nhân là bộ phim được chiếu vừa qua tại VN trong khuôn khổ liên hoan phim quốc tế VN, thông tin về nó cũng đã nóng trên báo chí từ nhiều tháng trước, nhưng phải đợi bản Bluray phát hành thì khán giả Châu Âu như bs mới có dịp xem nó.
Đây là một phim gây tò mò chờ đợi, vì nó có cùng những tố chất của bộ phim The Beast Stalker mà bs rất thích. Đạo diễn Lâm là một người làm phim hành động hay nhất Hong Kong hiện nay, bên cạnh Johnnie To thì bs thích ông Lâm hơn, vì phim của Johnnie To theo cùng 1 motip, trong khi Lâm Siêu Hiền không bao giờ lặp lại 2 lần ý tưởng trong phim của mình.
Trương Gia Huy đóng rất tuyệt trong phim này, hơn cả sự ming đợi của bs, tuy nhiên vai trò chính trong phim vẫn là anh tạ Đình Phong, anh ta rất hợp với vai tên giang hồ làm nội tuyến cho cảnh sát, có nét bụi đời, bẩn thỉu về hình thức nhưng lại rất đẹop về nội tâm.
So với nhiều phim về đề tài nội gián-cảnh sát-xã hội đen thì phim Tuyến Nhân có những nét rất riêng. Nếu Vô Gian Đạo là một tác phẩm mang nhiều nét hư cấu, thì tuyến Nhân là một phim hiện thực, người thực, cảnh thực, đáng tin, đáng tin, đáng thương và làm ta xúc động vì tính chân thực của nó.
Người ta hay nói: xạo như phim, nhưng càng ngày phim ảnh càng cho ta thấy cuộc đời thật.
Nếu cách đây 15 năm, những phim bi kịch với đề tài tương tự của Lưu Đức Hòa, Châu Nhuận Phát đã có nhiều đột phá, thì phim về xã hội đen thời hiện đại bây giờ chân thực hơn rất nhiều và cũng vì vậy hay hơn rất nhiều. Không cần những vụ cháy nổ kinh hoàng hay vãi đạn như mưa ngoài phố, nhưng phim của Lâm Siêu Hiền cho ta thấy sự khốc liệt và dã man của giới tội phạm, và những số phận đáng thương không hề mang tính biểu tượng, họ là những con người thực ta có thể gặp ngoài xã hội. Ngay cả tính kịch trong kịch bản cũng khong khiến họ mất đi tính chân thực, đó là phong cách rất mới và thành công.
Bs đặc biệt thích cách mô tả cái ác với tất cả sự tàn nhẫn của nó, ánh mắt, cái nhìn , giọng nói của những tên cướp đều thể hiện rõ bản chất gian ác của chúng, nhưng lại không như kiểu hình tượng sân khấu (mà ta gặp rất nhiều trong phim VN), không phải gắn 1 bộ râu bồm xồm hay đeo một cặp kính đen sì là thành vai phản diện, không dễ dàng như vậy, khi diễn viên đóng vai ác đủ trình độ cao, cái ác sẽ như một hơi thở, một luồng khí lạnh lởn vởn bên họ dù họ ăn mặc như bình thường, không hóa trang, không lên gân gì cả.
Phim khá bạo lực, và nó thực cũng vì tính bạo lực đó. Đây là điều đáng buồn cho điện ảnh trong nước, vì chưa bao giờ cái ác được mô tả đầy đủ đúng sự thực trên màn ảnh. Cảnh bọn cướp bóp cổ đến chết một tên trong bọn nó tàn nhẫn dã man chưa từng có, những cảnh chém nhau bằng mã tấu cũng vậy. Trong khi đó tội phạm trong phim VN chúng ta quá hiền, chỉ nói năng bậm trợn, giơ súng ra hù dọa, nhíu mày nhe răng rồi hết, công an xuất hiện là ngoan ngoãn đầu hàng ngay.
Phim hình sự VN chưa thể hiện hết được sự dã man độc ác của bọn tội phạm, mà cũng không nói hết khó khăn, khốc liệt của các chiến sĩ công an trong cuộc chiến này. Hơn 90% vụ án trong phim VN có thể giải quyết dễ dàng bàng 1 cuộc họp nào đó trong văn phòng, các anh công an mặc đồ mới tinh, đội cả nón, hô khẩu hiệu, báo cáo thủ trưởng, bàn bạc một hồi rồi đi phá án, quá dễ dàng. Gặp tội phạm thì bay vào đá vài cú, hay bắn chỉ thiên, nói câu thần chú: anh đã bị bắt... thế là bọn cướp ngoan ngoãn đầu hàng hết. (trên thực tế, nếu người dân bắt được 1 tên giật dọc ngoài phố, việc họ làm đầu tiên là đập cho hắn 1 trận).
Mô tả đúng sự thực trên phim đang là trào lưu mới trên thế giới. nếu hồi năm 90, một phim hình sự chắn chắn phải có một âm mưu quốc tế vĩ đại nào đó, với súng ống hỏa tiển, hay một trùm mafia cỡ bự... thì phim hiện nay cho ta thấy tội phạm ngay trong con hẻm khu phố, những tên cướp vặt, một băng đua xe, hay một vài tên bỏ mối heroin nào đó. Đã đến lúc chúng ta nhìn vào thực tế và mô tả đúng về nó.