torune
Film critic
[just]Hãy tưởng tượng, một ngày nào đó, thay vì chờ đợi để nhích từng chút một trong những đợt kẹt xe, bạn có thể chọn cách di chuyển ở trên cao thông qua một hệ thống tàu điện không cần người lái với tốc độ nhanh hơn nhiều.
Đó là ý tưởng cho sự ra đời của SkyTran - hệ sống tàu điện 1 đường ray cách mặt đất 20 feet (6 mét) và sở hữu vận tốc tối đa 155 mph (250 km/h). Hệ thống tàu điện tự hành này hiện đang được lắp đặt tại Lagos (Nigeria) và lên lịch vận hành vào năm 2020.
Mặc dù là thành phố lớn nhất của quốc gia Nigeria, Lagos gặp khó khăn ở mặt địa hình (gồm đất liền và biển đảo), từ đó nảy sinh ùn tắc giao thông khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một lớn dần. Bên cạnh đó, dân số hiện tại của Lagos đã gấp đôi New York dù cả hai đều sở hữu quỹ đất tương đương nhau. Vì vậy, Ngân hàng Thế giới, thông qua một đơn vị tư vấn giao thông, đã ủy thác SkyTran quy hoạch lại đường xá của Lagos.
Cuối năm 2015, SkyTran mở cửa tuyến đường thử nghiệm dài 900 feet (274 mét) ngay trên khu công nghiệp Israel Aerospace. Dự tính, đến cuối năm 2016, công ty bắt đầu xây tuyến đường dài 25 dặm (hơn 40 km) trong nội thành Lagos.
Được thiết kế bởi Doug Malewicki (kỹ sư tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA), hệ thống tàu sử dụng các toa nhỏ để trung chuyển người dân. Mỗi toa nặng 300 pound (136 kg), được kết nối với đường ray bằng từ tính.
Các toa được làm từ thép và nhôm, phân thành 4 loại: 2 chỗ (ngồi), 4 chỗ, 1 chỗ (cho người khuyết tật) và 1 chỗ (cho hàng hóa). Dưới đây là là mẫu thử của một toa.
Trong quá trình di chuyển, tàu SkyTran dùng từ trường để kết nối toa tàu với đường ray. Cùng lúc, đường ray liên tục cấp điện cho tàu di chuyển.
Khi các toa đạt vận tốc 10mph (16 km/h), nó sẽ tự động trượt và tăng tốc mà không cần điện. Theo lời CEO Sanders, lượng điện năng mà SkyTran sử dụng chỉ tương đương công suất của 2 máy sấy tóc.
Vận tốc tối đa của SkyTran là 155 mph (250 km/h), tuy nhiên, những toa tàu ở Lagos sẽ chỉ chạy ở vận tốc từ 45 đến 65 mph (tương đường từ 72 đến 104,5 km/h). Tùy vào tình hình giao thông của thành phố, tốc độ của SkyTran có thể được tăng lên.
Theo lời công ty, kinh phí sản xuất đường ray cho SkyTran là 13 triệu USD/dặm (1 dặm ~ 1,6 km); trong khi, kinh phí sản xuất một hệ thống tàu điện ngầm mất 160 triệu USD/dặm.
Điều thú vị nằm ở SkyTran là nó có thể luồn qua văn phòng tại các trường đại học, cao ốc, chung cư... nên người dùng không cần xuống đường để tham gia giao thông.
Nếu dự án SkyTran thành công thì tàu điện trên không sẽ dần thay thế tàu điện, tàu lửa... kiểu cũ.
Thông qua phần mềm. SkyTra sẽ tự động điều động các toa đến để đáp ứng nhu cầu người dùng. Phòng chờ tàu có thể trông như ảnh dựng ở bên dưới.
Việc đặt toa cũng được tiến hành thông qua ứng dụng trên di động. SkyTran không chạy theo lịch trình, người dùng chỉ cần nhảy lên toa bất kỳ xuất hiện trước mặt họ, sau đó nhập địa chỉ muốn đến.
Tại mỗi trạm có 2 làn đường riêng: một dành cho người dùng đã đến nơi, và một cho các toa khác tiếp tục luân chuyển.
Đại diện SkyTran hy vọng sẽ sớm xây dựng các mô hình tương tự ở Ấn Độ, Pháp và Mỹ trong 10 năm sắp tới.
Mục đích cuối cùng mà SkyTran muốn đạt được là ghi dấu của họ trong lịch sử giao thông trên toàn cầu.
Đó là ý tưởng cho sự ra đời của SkyTran - hệ sống tàu điện 1 đường ray cách mặt đất 20 feet (6 mét) và sở hữu vận tốc tối đa 155 mph (250 km/h). Hệ thống tàu điện tự hành này hiện đang được lắp đặt tại Lagos (Nigeria) và lên lịch vận hành vào năm 2020.
Mặc dù là thành phố lớn nhất của quốc gia Nigeria, Lagos gặp khó khăn ở mặt địa hình (gồm đất liền và biển đảo), từ đó nảy sinh ùn tắc giao thông khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày một lớn dần. Bên cạnh đó, dân số hiện tại của Lagos đã gấp đôi New York dù cả hai đều sở hữu quỹ đất tương đương nhau. Vì vậy, Ngân hàng Thế giới, thông qua một đơn vị tư vấn giao thông, đã ủy thác SkyTran quy hoạch lại đường xá của Lagos.
"Ai cũng ghét đi lại, nhưng vẫn chưa có giải pháp. Cách duy nhất để vượt qua ùn tắc là đi ngay ở phía trên nó" - trích lời Jerry Sanders (CEO của SkyTran).
Cuối năm 2015, SkyTran mở cửa tuyến đường thử nghiệm dài 900 feet (274 mét) ngay trên khu công nghiệp Israel Aerospace. Dự tính, đến cuối năm 2016, công ty bắt đầu xây tuyến đường dài 25 dặm (hơn 40 km) trong nội thành Lagos.
Được thiết kế bởi Doug Malewicki (kỹ sư tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA), hệ thống tàu sử dụng các toa nhỏ để trung chuyển người dân. Mỗi toa nặng 300 pound (136 kg), được kết nối với đường ray bằng từ tính.
Các toa được làm từ thép và nhôm, phân thành 4 loại: 2 chỗ (ngồi), 4 chỗ, 1 chỗ (cho người khuyết tật) và 1 chỗ (cho hàng hóa). Dưới đây là là mẫu thử của một toa.
Trong quá trình di chuyển, tàu SkyTran dùng từ trường để kết nối toa tàu với đường ray. Cùng lúc, đường ray liên tục cấp điện cho tàu di chuyển.

Khi các toa đạt vận tốc 10mph (16 km/h), nó sẽ tự động trượt và tăng tốc mà không cần điện. Theo lời CEO Sanders, lượng điện năng mà SkyTran sử dụng chỉ tương đương công suất của 2 máy sấy tóc.
Vận tốc tối đa của SkyTran là 155 mph (250 km/h), tuy nhiên, những toa tàu ở Lagos sẽ chỉ chạy ở vận tốc từ 45 đến 65 mph (tương đường từ 72 đến 104,5 km/h). Tùy vào tình hình giao thông của thành phố, tốc độ của SkyTran có thể được tăng lên.
Theo lời công ty, kinh phí sản xuất đường ray cho SkyTran là 13 triệu USD/dặm (1 dặm ~ 1,6 km); trong khi, kinh phí sản xuất một hệ thống tàu điện ngầm mất 160 triệu USD/dặm.
Điều thú vị nằm ở SkyTran là nó có thể luồn qua văn phòng tại các trường đại học, cao ốc, chung cư... nên người dùng không cần xuống đường để tham gia giao thông.
Nếu dự án SkyTran thành công thì tàu điện trên không sẽ dần thay thế tàu điện, tàu lửa... kiểu cũ.
Thông qua phần mềm. SkyTra sẽ tự động điều động các toa đến để đáp ứng nhu cầu người dùng. Phòng chờ tàu có thể trông như ảnh dựng ở bên dưới.
Việc đặt toa cũng được tiến hành thông qua ứng dụng trên di động. SkyTran không chạy theo lịch trình, người dùng chỉ cần nhảy lên toa bất kỳ xuất hiện trước mặt họ, sau đó nhập địa chỉ muốn đến.
Tại mỗi trạm có 2 làn đường riêng: một dành cho người dùng đã đến nơi, và một cho các toa khác tiếp tục luân chuyển.
Đại diện SkyTran hy vọng sẽ sớm xây dựng các mô hình tương tự ở Ấn Độ, Pháp và Mỹ trong 10 năm sắp tới.
Mục đích cuối cùng mà SkyTran muốn đạt được là ghi dấu của họ trong lịch sử giao thông trên toàn cầu.
Theo Tech Insider
[/just]
Chỉnh sửa lần cuối: