
Tại Nhật Bản, có rất nhiều người mong muốn lập nghiệp tại những công ty, tập đoàn lớn và mang tính ổn định lâu dài, tuy nhiên Satoshi Sugie không nằm trong số họ.
Ông đã từ bỏ công việc của một kĩ sư thiết kế tại công ty Nissan Motor vào năm 2009. Sau quãng thời gian một năm dạy học ở Trung Quốc, ông nảy ra ý tưởng thành lập một công ty công nghệ startup. Giờ đây, ông lãnh đạo Whill, một công ty chuyên sản xuất những chiếc xe lăn điện có kiểu dáng nhỏ gọn sử dụng những bánh xe được kết nối web có thiết kế để đi trên hầu hết bề mặt . Các đồng nghiệp của ông bao gồm những người chuyển đến từ những gã khổng lồ của nền công nghiệp Nhật Bản như Sony và Toyota.
Trong một lần chia sẻ tâm tư của mình Sugie, CEO của Whill đã nói “Tôi muốn trải qua thử thách.”
Tại Bay Area, việc chuyển từ một công việc ổn định trong một tập đoàn sang một công ty startup đầy những khó khăn luôn là một thông điệp được các thế hệ doanh nhân công nghệ chia sẻ.
Tuy nhiên, ở Nhật thì đó lại là một hành động kì lạ. Sự khác biệt trong thái độ khi đề cập đến các công ty startup, văn hóa doanh nghiệp và tính rủi ro đã giúp giải thích vì sao Nhật Bản dần đánh mất vị trí dẫn đầu trên bản đồ công nghệ ngày nay.
Sugie cho chúng tôi biết “Mọi chuyện dần khác đi, các công ty startup xuất hiện nhiều hơn nhưng vẫn còn nhiều người mong muốn làm việc trong các công ty lớn.” “Viễn cảnh Nhật Bản với các công ty startup giờ chỉ mới bắt đầu.”
trở
Ý tưởng nhạy bén là điều cần thiết

Nhưng trong những năm gần đây, vị thế dẫn đầu của Nhật Bản dần dần bị phai nhạt. Người Nhật đã không phát minh ra iPod hay iPhone, Yahoo hay Google, Amazon hay Alibaba cho đến Facebook, Twitter, Airbnb và Uber.
“Ý tưởng nhạy bén là điều mà chúng tôi đang cần trong 20 năm trở lại đây”, Jun Yamadera, người sáng lập công ty Eyes chuyên về dịch vụ phần mềm và website tại Nhật Bản cho biết. “Những công nghệ mang tính đột phá luôn được bắt nguồn từ Hoa Kỳ.”
Nếu hỏi thanh niên Nhật xem họ thường truy cập website gì, bạn sẽ nhận thấy Google và Yahoo Japan luôn nằm trong top dẫn đầu. Apple cũng bán được nhiều điện thoại hơn tại Nhật so với Sony và Toshiba.
Khi hỏi ý kiến về việc chọn iPhone, Megumi Kosasa, một phụ nữ 36 tuổi đang đứng ngoài cửa hàng Apple ở khu mua sắm Ginza Tokyo cho biết cô thích thiết kế của chiếc điện thoại này và không hề cảm thấy khó khăn khi sử dụng. Cô không cảm thấy phiền vì iPhone không phải là điện thoại do nước Nhật làm. Ngược lại, cô nghĩ tính phổ biến toàn cầu của nó là một điểm cộng.
Theo cô thì hầu hết người trên thế giới biết cách sử dụng một chiếc iPhone, tuy nhiên điều này sẽ không hoàn toàn đúng cho các điện thoại của Samsung hay Sony.
Yếu tố nhập cư

Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Câu trả lời nằm trong việc nhập cư. Thung lũng Silicon đã thu hút rất nhiều nhân tài từ khắp thế giới trong khi Nhật Bản tiếp tục giới hạn việc nhập cư này.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều kĩ sư đến Hoa Kỳ thông qua visa H1-B hơn là bằng con đường tốt nghiệp tại một trường đại học của Hoa Kỳ. David Weinstein, trưởng khoa kinh tế đại học Columbia cho biết.
“Để hiểu rõ tác động của việc nhập cư sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền khoa học công nghệ cao của Hoa Kỳ, hãy thử tưởng tượng các công ty công nghệ sa thải các nhân viên nước ngoài của họ,” “lúc đó vị thế dẫn đầu của Hoa Kỳ sẽ sụp đổ”. Weinstein nói.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp chê trách thanh niên Nhật vì quá chú trọng sự nghiệp của mình ở những công ty lớn, ổn định. Như những người thân “làm công ăn lương” của họ, rất nhiều thanh niên Nhật Bản theo đuổi con đường được vào làm việc tại các tập đoàn lớn thay vì tham gia vào các công y startup hoặc chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Thông thường thì việc vào làm các doanh nghiệp này đồng nghĩa với việc tránh xa sự rủi ro trong công việc.
“Khi bạn tốt nghiệp, bạn sẽ muốn làm việc cho Panasonic, Toshiba hay những công ty như vậy.” Robert Laing, CEO của công ty dịch vụ dịch thuật trực tuyến Gengo tại Tokyo cho hay. “Chúng tôi có một nhân viên thực tập trong vài năm trước và cậu ấy cảm thấy khó giải thích cho ba mẹ cậu ấy biết công ty startup là công ty kiểu gì. Tất nhiên là ba mẹ cậu chỉ miễn cưỡng đồng ý.
Lãnh đạo đầy ắp ý tưởng

Jun Yamadera
Yamadera đã rất may mắn, ông thi rớt cao đẳng, trải qua vài năm với những công việc kì lạ ở Tokyo (bao gồm kể cả việc đóng vai thuyền trưởng lái tàu trong khu trò chơi Jungle Cruise tại Tokyo Disneyland.) và cuối cùng trở về quê nhà ở Aizu Wakamatsu để làm việc biên dịch cho một trường đại học khoa học vi tính. Người sáng lập trường bảo ông nên nghĩ xa hơn.
Người thầy đó đã nói nếu ông là một sinh viên thông minh tại Hoa Kỳ, ông sẽ không bao giờ vào những công ty lớn mà thay vào đó tự mở công ty cho riêng mình. Yamadera nói bản thân ông thuộc kiểu những người không thích an phận.
Ông sáng lập công ty của mình vào năm 1995 ở tuổi 26, thiết kế những trang web cho khách hàng. Kể từ đó, công ty Eyes bắt đầu nhảy vào lĩnh vực đồ họa vi tính và an ninh mạng cho các thiết bị y tế. Dự án mới nhất của công ty thậm chí còn vươn xa hơn – đó là sự kết hộp giữa việc cho thuê xe đạp, theo dõi những tác động đến môi trường xung quanh và quảng cáo.
Nói về nền công nghiệp công nghệ của Nhật Bản, ông nói mọi người vẫn còn ngần ngại trước những thử thách và còn tập trung quá nhiều về phần cứng. Giờ đây bất cứ thiết bị phần cứng nào cũng có thể bị sao chép nhanh chóng bởi những công ty đối thủ từ các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc…Trái lại, những đột phá tại Bay Area hiện nay cho thấy một sự tập trung hướng về phần mềm và xem máy vi tính, tablet, điện thoại là các nền tảng. Điều này có nghĩa là một sự kết thúc cho việc phát triển phần cứng.
“Tôi không nghĩ các công ty phần mềm Nhật Bản có tính đổi mới chút nào.” Yamadera cho biết “Dĩ nhiên ở Nhật Bản có những công ty phần mềm lớn như những công ty game, nhưng làm sao game có thể thay đổi thế giới?”
Thiếu vốn đầu tư

Mãi cho đến gần đây, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cũng xuất hiện dấu hiệu thiếu hụt một hệ sinh thái cấp vốn bao gồm những mạnh thường quân đầu tư (angel investor) và những nhà đầu tư mạo hiểm. Đây là những điều mà một công ty startup cần.
Theo báo cáo của công ty tư vấn tài chính Venture Enterprise Center tại Nhật Bản, các công ty đầu tư mạo hiểm ở Nhật đã đầu tư khoảng 1,4 tỷ dollar hồi năm ngoái. Số tiền này đã tăng 57% kể từ năm 2012, nhưng vẫn còn kém khi so với 33,1 tỷ dollar mà các nhà đầu tư mạo hiểm đã đổ vào các công ty Mỹ năm ngoái theo báo cáo của Ernst & Young.
Khi Laing và đối tác kinh doanh của ông, Matthew Romaine nảy ra ý tưởng thành lập Gengo vào năm 2008, họ muốn đặt trụ sở của công ty ở Tokyo nhưng phải bay sang Bay Area để tìm nguồn vốn.
“Chúng tôi đã mua vé máy bay, ở trong một khách hạn giá rẻ và mỗi ngày trình bày nguyện vọng bốn lần cho các mạnh thường quân đầu tư nghe. Laing nhớ lại. “Thời điểm đó chúng tôi phải chạy đốn nhiều nơi.”
Laing và Romaine dự định chuyển Gengo sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên cả hai đều thích Nhật Bản và có tình cảm với quốc gia này. Họ coi đây là thị trường trọng yếu cho dịch vụ của họ vì có thể kết nối khách hàng với các thông dịch viên trên toàn thế giới một cách nhanh chóng. Ngoài ra, họ có thể thuê nhân công với mức giá rẻ hơn 30 đến 40% so với tại Bay Area.
Làm việc cùng nhau
Trong quãng thời gian họ hay đến Silicon Valley, các công ty startup tại Nhật Bản và cộng đồng đầu tư mạo hiểm bắt đầu phát triển.
Những nhà đầu tư như Movida Japan và Samurai Incubate đã bắt đầu bảo trợ cho những công ty còn non trẻ. Công ty đầu tư mạo hiểm Draper Fisher Jurvetson nổi tiếng trong cộng đồng đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon cũng đã thành lập một chi nhánh tại Nhật Bản, Draper Nexus Ventures vào năm 2011.
“Trong khi những công ty Nhật Bản kì cựu vẫn còn nhớ tới những hồi ức đẹp về thời kì sản xuất ra thiết bị và xe cộ giá rẻ thống trị thị trường thì những ý tưởng táo bạo đã được các sinh viên, các cuộc thi lên kế hoạch kinh doanh và các nhà đầu tư đưa ra.” Tim Deaper, một nhà sáng lập của Draper Fisher Jurvetson hiện làm trong ủy ban đầu tư của Draper Nexus cho hay.
Xuất khẩu văn hóa

Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu nhập cuộc, năm ngoái công ty Cool Japan Fund đã được thành lập. Đây được xem là một sự hợp tác giữa chính phủ và tư nhân trong việc hỗ trợ tài chính cho các công ty đưa sản phẩm của Nhật Bản và văn hóa ra nước ngoài. Vào tháng 9, công ty đã khánh thành website Tokyo Otaku Mode, một nơi chuyên bán những vật phẩm thuộc nền văn đại chúng của Nhật Bản.
“Nếu bạn so sánh Nhật Bản hoặc Tokyo với thung lũng Silicon thì điều đó sẽ là hoàn toàn khác biệt nhưng giờ đây đã có một vài dấu hiệu thay vì không có gì.” Laing trả lời.
Với ý tưởng xe lăn có động cơ được thiết kế đẹp mắt, công ty startup Whill của Sugie tập trung chủ yếu vào thiết bị phần cứng giống như những công ty mà ông và các bạn đồng nghiệp của mình từng rời bỏ. Tuy nhiên Whill tự tạo ra thử thách cũng như 24 nhân viên của ông nỗ lực vào một công việc khá khác lạ so với những việc mà họ từng biết.
Sugie phát triển ý tưởng xe lăn có động cơ cho công ty kể từ lần gặp mặt những người sử dụng xe lăn vào năm 2010. Những người sử dụng mong muốn có một sản phẩm tốt hơn. Sugie đã rất vui và nói cảm ơn khi mọi người bảo chiếc xe lăn ông đang sử dụng giống những sản phẩm của Aplle về mặt thiết kế. Đã có 50 chiếc xe được xuất xưởng và gửi đến cho các khách hàng ở Nhật và Hoa Kỳ. Nếu theo kế hoạch, việc sản xuất sẽ bắt đầu vào tháng 5 năm sau tại Đài Loan và giá thành của mỗi chiếc xe sẽ là 9.500 USD.
[video=youtube;NH-UqS3Fadg]https://www.youtube.com/watch?v=NH-UqS3Fadg[/video]
Whill đã nhận được 13 triệu USD tiền vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước Nhật bao gồm cả đồng sáng lập Sun Microsystems, Scott McNealy. Sugie tiết lộ ông đã có những cuộc gặp với đại diện của Toyota, Huyndai và Panasonic, dù những lần gặp ấy vẫn chưa mang lại một sự hợp tác hay đầu tư nào.
Tập hợp tất cả các yếu tố
Mặc dù có những mối nguy hoặc kéo dài tồn tại trong những công ty nhỏ, đầy rủi ro, Laing cảm thấy nước Nhật có đủ các yếu tố cho viễn cảnh các công ty startup công nghệ đầy tính sáng tạo vươn lên mạnh mẽ. Một đội ngũ lao động được đào tạo tốt đang dần tăng mạnh trong nhóm ngành công nghệ kèm theo đó là số dân đông, có điều kiện sống cao chiếm hơn một phần ba diện tích của nước Mỹ. Cuối cùng là sự hết lòng cống hiến trong thời gian dài đã trở thành bản sắc là điều mà các công ty startup cần đến.
Để kết lại, Laing lộc bạch rằng ông không thấy có lý do viện dẫn nào cho việc các công ty startup không phát triển. Tuy nhiên cái người ta cần là thời gian. Mọi người thì muốn tạo ra một thung lũng Silicon sau một đêm nhưng thực tế là sẽ phải mất vài thập kỷ.
Theo SF Gate