everything4u
Member
Theo Hiến pháp vừa sửa đổi, CHDCND Triều Tiên tuyên bố mình là một quốc gia có vũ khí hạt nhân.
Một số nhà phân tích cho rằng điều này sẽ làm cho nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân thêm khó khăn và phức tạp.
Cuối giờ chiều ngày hôm qua, trên trang web chính thức "Naenara" (Đất nước tôi) công bố nội dung của Hiến pháp sau khi sửa đổi trong suốt kỳ họp quốc hội vào ngày 13/4 vừa qua.
"Chủ tịch Quân ủy Trung ương Kim Jong-Il đã đưa dân tộc ta trở thành một đất nước có ý thức hệ chính trị vô song, một đất nước có vũ khí hạt nhân và một quân đội bất khuất, chuẩn bị nền tảng cho việc xây dựng một quốc gia hùng mạnh và phồn vinh" - trích lời nói đầu của Hiến pháp.
Hiếp pháp được sửa đổi gần đây nhất vào ngày 9/4/2010 không có cụm từ 'đất nước có vũ khí hạt nhân'.
Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân trong nhiều thập kỷ. Quan điểm của Bình Nhưỡng về việc này là: họ cần có loại vũ khí này để tự vệ trước các mối đe dọa hạt nhân của Mỹ, nhưng về mặt nguyên tắc thì họ sẵn sàng từ bỏ loại vũ khí nguyên tử này.
Theo một thỏa thuận đạt được vào tháng 9/2005 trong cuộc đàm phán 6 bên, Bình Nhưỡng đã đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân của họ để đổi lại các lợi ích về mặt kinh tế và ngoại giao, đảm bảo về an ninh.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán 6 bên để thực thi thỏa thuận này đã bị trì hoãn cho tới mãi tháng 12/2008. Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009.
"Điều này cho thấy rõ là Triều Tiên có rất ít ý định từ bỏ chương trình hạt nhân của họ trong bất kỳ bối cảnh nào" - ông Cheon Sung-Whun thuộc Học viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc phân tích.
"Tại bàn đàm phán, nếu có yêu cầu từ bỏ vũ khí hạt nhân, Triều Tiên có thể nói rằng việc làm này sẽ vi phạm Hiến pháp của họ" - ông Cheon nói.
Bản Hiến pháp sửa đổi này 'chắc chắn là một tin không vui cho các thành viên tham gia các cuộc đàm phán 6 bên' - Giáo sư Kim Keun-Sik thuộc Đại học Kyungnam ở Changwon phát biểu.
"Việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của họ sẽ khó khăn hơn nếu thông qua con đường ngoại giao".
Tuy nhiên, Giáo sư Kim cũng lưu ý rằng không nên quá chú trọng vào việc này, vì đây có thể là một cách Triều Tiên ngợi ca công lao của lãnh đạo vừa quá cố Kim Jong-Il.
"Điều này khó có thể coi là một thông điệp rằng họ sẽ trung thành với các vũ khí hạt nhân của mình cho dù bất kỳ điều gì xảy ra".
link
Một số nhà phân tích cho rằng điều này sẽ làm cho nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân thêm khó khăn và phức tạp.
Cuối giờ chiều ngày hôm qua, trên trang web chính thức "Naenara" (Đất nước tôi) công bố nội dung của Hiến pháp sau khi sửa đổi trong suốt kỳ họp quốc hội vào ngày 13/4 vừa qua.
"Chủ tịch Quân ủy Trung ương Kim Jong-Il đã đưa dân tộc ta trở thành một đất nước có ý thức hệ chính trị vô song, một đất nước có vũ khí hạt nhân và một quân đội bất khuất, chuẩn bị nền tảng cho việc xây dựng một quốc gia hùng mạnh và phồn vinh" - trích lời nói đầu của Hiến pháp.
Hiếp pháp được sửa đổi gần đây nhất vào ngày 9/4/2010 không có cụm từ 'đất nước có vũ khí hạt nhân'.
Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân trong nhiều thập kỷ. Quan điểm của Bình Nhưỡng về việc này là: họ cần có loại vũ khí này để tự vệ trước các mối đe dọa hạt nhân của Mỹ, nhưng về mặt nguyên tắc thì họ sẵn sàng từ bỏ loại vũ khí nguyên tử này.
Theo một thỏa thuận đạt được vào tháng 9/2005 trong cuộc đàm phán 6 bên, Bình Nhưỡng đã đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân của họ để đổi lại các lợi ích về mặt kinh tế và ngoại giao, đảm bảo về an ninh.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán 6 bên để thực thi thỏa thuận này đã bị trì hoãn cho tới mãi tháng 12/2008. Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009.
"Điều này cho thấy rõ là Triều Tiên có rất ít ý định từ bỏ chương trình hạt nhân của họ trong bất kỳ bối cảnh nào" - ông Cheon Sung-Whun thuộc Học viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc phân tích.
"Tại bàn đàm phán, nếu có yêu cầu từ bỏ vũ khí hạt nhân, Triều Tiên có thể nói rằng việc làm này sẽ vi phạm Hiến pháp của họ" - ông Cheon nói.
Bản Hiến pháp sửa đổi này 'chắc chắn là một tin không vui cho các thành viên tham gia các cuộc đàm phán 6 bên' - Giáo sư Kim Keun-Sik thuộc Đại học Kyungnam ở Changwon phát biểu.
"Việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của họ sẽ khó khăn hơn nếu thông qua con đường ngoại giao".
Tuy nhiên, Giáo sư Kim cũng lưu ý rằng không nên quá chú trọng vào việc này, vì đây có thể là một cách Triều Tiên ngợi ca công lao của lãnh đạo vừa quá cố Kim Jong-Il.
"Điều này khó có thể coi là một thông điệp rằng họ sẽ trung thành với các vũ khí hạt nhân của mình cho dù bất kỳ điều gì xảy ra".
link