Bán đấu giá chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên trên thế giới
Không nhiều trong chúng ta biết đến chiếc máy vi tính Kenbak-1 Digital Computer, nhưng nó lại được xem như chiếc máy vi tính cá nhân bản thương mại đầu tiên trên thế giới. Chiếc máy vi tính này được John Blankenbaker giới thiệu đến người tiêu dùng vào năm 1971 với giá bán là 750 USD - nhiều năm trước khi Altair 8800 và Apple I ra đời, với hy vọng sẽ bán được cho khách hàng là các trường học nhằm giúp hỗ trợ việc giảng dạy lập trình vi tính. Máy vi tính này tuy vậy lại không có vi chip xử lý trong khi bộ nhớ RAM chỉ đạt mức 256 byte.
Chỉ có chưa đến 50 máy tính Kenbak-1 Digital Computer được sản xuất, trong số này đã có một chiếc được bán với giá khoảng 31.000 USD mới đây, và còn một chiếc khác đang được rao bán đấu giá thông qua nhà Breker của Đức.
Bé gái không biết cách "cúp" điện thoại bàn
Ngày điện thoại di động mới được giới thiệu đến người dùng Việt Nam, đã có những tình huống dở khóc dở cười rằng không biết làm sao để tắt chuông điện thoại trong những lúc cần sự yên lặng, thành ra giải pháp là... tháo luôn pin ra khỏi điện thoại. Nhưng bé gái thời @ này thì ngược lại - bé quá quen thuộc với các thao tác vuốt, chạm, trượt trên màn hình cảm ứng cho đến khi phải đối mặt với chiếc điện thoại bàn cổ lỗ thì không biết làm cách nào để "cúp" máy...
Taxi bay giúp giảm tắc nghẽn giao thông
Tình trạng phương tiện cá nhân ngày càng gia tăng trong khi cơ sở hạ tầng hạn chế là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tắc nghẽn giao thông ở các đô thị lớn. SkyTran, hệ thống di chuyển cá nhân nhanh, có thể là giải pháp cho vấn nạn này.
Xây dựng đường bộ và đường tàu thông thường rất tốn kém và đòi hỏi diện tích đất lớn. Một giải pháp thay thế là sử dụng hệ thống tàu điện ngầm dưới lòng đất, nhưng chi phí xây dựng không hề nhỏ. "Sáng kiến lớn tiếp theo là di chuyển tự động. Tôi nghĩ tới nơi muốn đi, thông báo cho máy tính và nó sẽ đưa tôi tới đó", John Cole, giám đốc kỹ thuật của công ty SkyTran, cho biết.
QCostarica đưa tin, SkyTran sẽ xem xét lịch tàu chạy và các ga trung tâm để phát triển một hệ thống đường chạy trên cao với nhiều dốc lên xuống, nơi người sử dụng có thể tiếp cận những cabin hình bầu dục. Người sử dụng chỉ cần gọi tổng đài, khoang chuyển động bằng từ tính sẽ đến nơi và đưa hành khách đi dọc thành phố.
Theo SkyTran, công nghệ này chỉ sử dụng 1/3 năng lượng so với các xe lắp động cơ điện nhờ trọng lượng chưa đến 140 kg. Những khoang siêu nhẹ hai chỗ ngồi treo lơ lửng dưới đường chạy từ tính có thể đạt tốc độ trên 160 km/h.
Dự án thử nghiệm đầu tiên sẽ được tiến hành trong khuôn viên Hãng hàng không vũ trụ Israel ở ngoại ô thành phố Tel Aviv. Theo dự kiến, hệ thống trưng bày dài 400 m sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Lãnh đạo SkyTran hy vọng sẽ được cấp phép xây 20 km đường chạy phục vụ công cộng ở Tel Aviv trong vòng ba năm tới và mở rộng sang các thành phố ở châu Âu và châu Á.
Để giảm thiểu chi phí bảo dưỡng, đồng thời giúp việc lên xuống đường chạy trở nên hiệu quả ở tốc độ cao, các phiên bản đầu tiên của SkyTran sử dụng hệ thống lực đẩy từ tính sinh ra từ chuyển động của xe qua những cuộn dây điện trên đường chạy.
Mỹ phát triển công nghệ nhìn xuyên tường
Mang tên RF Capture, thiết bị hoạt động bằng cách truyền và nhận tín hiệu không dây phát xuyên tường. Khi bức xạ không dây chạm đến cơ thể người, nó sẽ được phản chiếu lại. Tín hiệu truyền về sẽ được thu nhận và phân tích. Theo nhóm nghiên cứu ở Viện công nghệ Massachusets (MIT), bức xạ này khá nhỏ, chỉ bằng 1/10.000 bức xạ do một chiếc điện thoại di động thông thường phát ra.
Do cùng loại tín hiệu truyền về từ mọi vị trí khác nhau trên cơ thể, nhóm nghiên cứu cần xử lý tín hiệu một cách chính xác nhằm nhận biết nhiều bộ phận cơ thể.
"Chúng tôi có thể lọc những tín hiệu có ý nghĩa thông qua một loạt thuật toán. Chúng được phát triển để giảm tối đa tiếng ồn ngẫu nhiên do quá trình phản chiếu sinh ra", Gizmag hôm 2/11 dẫn lời Dina Katabi, giám đốc Trung tâm Vô tuyến ở MIT.
Đầu tiên, RF Capture tạo ra bản quét 3D của toàn bộ không gian nhằm nhận biết các vật thể trong môi trường, bao gồm cả con người. Khi có người di chuyển trong môi trường đó, thiết bị theo dõi những tín hiệu phản chiếu từ cơ thể họ. Sau đó, nó xâu chuỗi ảnh phản chiếu theo thời gian và dựng lại hình dáng con người. Để phân biệt nhiều người khác nhau, nhóm nghiên cứu lập trình cho thiết bị sử dụng những yếu tố như hình dáng con người và chiều cao để tạo ra chân dung cụ thể của từng người.
Hiện nay, thiết bị có thể vạch hình bàn tay của một người viết vào không khí qua lớp tường và cửa đóng kín. Nó có thể phân biệt 15 cá nhân với độ chính xác lên tới 90 %. Công nghệ này có nhiều ứng dụng tiềm năng trong thiết kế game, cấp cứu bệnh nhân và ghi hình chuyển động trong sản xuất phim.
"RF Capture cho phép ghi lại chuyển động mà không cần các máy cảm biến cơ thể và có thể theo dõi những cử động của diễn viên khi họ ở sau đồ vật hoặc một bức tường", Fadel Adib, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở MIT và tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Ngoài ra, khả năng ghi hình chuyển động của thiết bị còn có thể ứng dụng cho những ngôi nhà thông minh hoặc chăm sóc người lớn tuổi.
"Chúng tôi đang nghiên cứu để biến công nghệ này thành một thiết bị trong gia đình, có thể gọi cấp cứu nếu phát hiện một thành viên trong nhà ngã bất tỉnh. Ngoài ra, nó có thể được dùng để bật đèn và TV, hoặc điều chỉnh hệ thống sưởi khi theo dõi vị trí của bạn trong ngôi nhà", Katabi nói.
Nhóm nghiên cứu đang trong quá trình thương mại hóa công nghệ thông qua một sản phẩm mang tên Emerald nhằm phát hiện và phòng ngừa tai nạn ở những người lớn tuổi. Họ đã giới thiệu Emerald trước tổng thống Obama tại Nhà Trắng cách đây vài tháng.
Nhật chế tạo kính bền như thép
Loại kính mới này sẽ cách mạng hóa việc sử dụng kính cho các tòa nhà, xe hơi, hay đồ điện tử khi nó được sản xuất hàng loạt trong vòng 5 năm nữa. Theo IB Times, khi loại kính mới được ứng dụng rộng rãi, chúng ta sẽ không phải lo lắng về chuyện rơi vỡ màn hình điện thoại cảm ứng, hay mặt kính của các tòa nhà bị nứt vỡ nếu thiên tai xảy ra nữa.
Loại kính mới do Viện Khoa học Công nghiệp thuộc Đại học Tokyo phát triển có đặc tính cứng bền như thép, nhưng vẫn nhẹ và mỏng như kính thông thường. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hôm 15/10.
Để tạo được loại kính này, các nhà nghiên cứu đã trộn oxit nhôm vào thành phần chế tạo kính. Oxit nhôm là chìa khóa để làm kính cứng hơn nhưng trước đây, rất khó để thêm vào thủy tinh vì nó thường bị kết tủa khi tiếp xúc với bình chứa.
Các nhà khoa học đã loại bỏ vấn đề này, bằng cách sử dụng kỹ thuật không cho vật liệu tiếp xúc với bình chứa. Họ dùng khí oxy thổi các thành phần bay lơ lửng trong lò khí động học và dùng tia laser CO2 trộn các thành phần lại với nhau. Kết quả, họ cho ra loại siêu thủy tinh trong suốt chứa 50% là oxit nhôm.
Loại thủy tinh mới có thành phần là 54Al2O5-46Ta2O, qua thử nghiệm, nó được chứng minh cứng gấp hai lần kính thường, bền tương đương sắt hoặc thép. Các nhà khoa học cho biết, loại kính này có tiềm năng ứng dụng và thương mại rất lớn, nhưng hiện chỉ một lượng nhỏ được sản xuất. Họ sẽ nghiên cứu cách sản xuất đại trà để đưa ra thị trường.
"Chúng tôi sẽ tìm cách sản xuất hàng loạt loại vật liệu mới này trong thời gian ngắn", Atsunobu Masuno, trợ lý giáo sư trường đại học Tokyo cho biết. "Chúng tôi đang tìm hướng thương mại hóa công nghệ này trong vòng 5 năm nữa".
Là phụ nữ thật tuyệt
Thùng hàng gửi nhầm giúp các nhà khoa học Mỹ phát hiện loại hoóc môn sinh dục nữ có khả năng giảm thiểu nguy cơ tử vong cho thương binh.
Theo Huffington Post, các nhà nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Tiến sỹ Irshad Chaudry, Đại học Alabama ở thành phố Birmingham (UAB), bang Alabama, Mỹ, tình cờ phát hiện loại hoóc môn sinh dục nữ có khả năng kéo dài sự sống cho thương binh bị mất nhiều máu. Mỗi binh lính có thể mang theo một ống tiêm nhỏ chứa hoóc môn này và tự tiêm khi cần.
Năm 1997, khi đang nghiên cứu cơ chế nhiễm trùng gây hoại tử nhiều bộ phận cơ thể dẫn đến tử vong trên chuột, Chaudry và đồng nghiệp nhận được thùng hàng chứa toàn chuột cái, thay vì chuột đực. Ông quyết định thử nghiệm trên chuột cái và kết quả thu được sau 19 năm nghiên cứu thật bất ngờ: một nhóm chuột cái có khả năng tự kháng khuẩn mà không cần điều trị nhờ một loại estrogen do cơ thể chúng tiết ra.
Chaudry và đồng nghiệp nhận thấy một lượng estrogen 17β-estradiol (E2) khi tiêm vào cơ thể chuột đực và cái có thể bảo vệ chúng chống lại nhiễm trùng, dù chúng đang ở giai đoạn nào của chu kỳ động dục. Loại estrogen này tác động đến hệ thống miễn dịch và phản ứng của hệ tim mạch, thường suy giảm mạnh khi bị tổn thương.
Họ tiếp tục thử nghiệm E2 với trường hợp mất máu. Kết quả là, chỉ cần một liều estrogen tổng hợp EE-3-SO4 cũng giúp kéo dài sự sống thêm ba tiếng đồng hồ mà không cần thuốc hồi sức dạng lỏng, và lâu hơn nều dùng thêm dung dịch này sau ba tiếng đó.
Nghiên cứu này giúp họ chiến thắng cuộc thi do Trung tâm Dự án Nghiên cứu Cao cấp Quốc phòng Mỹ (DARPA) tổ chức năm 2005 nhằm tìm ra loại thuốc có khả năng giúp binh lính cầm cự thêm 6 giờ đồng hồ sau khi mất máu ở mức độ có thể gây tử vong. Đồng thời, họ nhận được hợp đồng trị giá 10 triệu USD từ Bộ Quốc phòng Mỹ để thử nghiệm lâm sàng loại hoóc-môn này.
"Nghiên cứu của tiến sỹ Chaudry và đồng nghiệp cho thấy EE-3-SO4 cực kỳ hữu hiệu trong việc cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn và tăng tỷ lệ sống sót sau khi mất máu nghiêm trọng", Mansoor Saleh, chuyên viên cao cấp ở UAB cho biết.
"Loại thuốc này có thể ứng dụng hiệu quả vào việc điều trị tổn thương do mất máu nghiêm trọng. Chúng tôi rất phấn khích khi sắp được thử nghiệm loại thuốc này trên người".
Theo Saleh, loại thuốc này không ngăn chảy máu nhưng giúp cơ thể phản ứng lại với việc mất máu bằng cách huy động cùng một lúc nhiều cơ chế sinh lý học.
"Một phần thử thách của cúng tôi là phải tìm hiểu xem EE-3-SO4 phát huy tác dụng kỳ diệu của nó như thế nào", Saleh nói.
"Chúng tôi hình dung ra một liều thuốc có thể được tiêm ngay tại chiến trường, giúp bệnh nhân cầm cự lâu hơn trong khi chờ được vận chuyển đến cở sở y tế để chữa trị. Vấn đề quan trọng là phải duy trì được lượng máu lên não và các bộ phận cơ thể quan trọng khác khi bệnh nhân đang bị mất máu".
Loại thuốc này có ba tác dụng. Nó giúp tim đập nhanh hơn, co bóp tốt hơn để tối đa hóa lượng máu bơm đi khắp cơ thể. Nó cũng giảm tác nhân gây cản trở dòng máu đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể và tăng dần huyết áp toàn thân. Đồng thời, nó tập hợp chất dịch từ các mô xung quanh nhằm tăng lượng máu để bù đắp cho lượng máu bị mất đi.
Việc thử nghiệm EE-3-SO4 lên con người cần nhiều thời gian và không ai có thể chắc chắn rằng nó đem lại kết quả tốt, Saleh nói. Tuy nhiên, nếu kết quả thu được đúng như mong muốn, thì loại thuốc này có thể đem lại thay đổi lớn trong cách chăm sóc bệnh nhân bị chấn thương.
"Loại thuốc như thế này sẽ có tác dụng rất lớn", Jeffrey Kerby, giám đốc Trung tâm Điều trị Chấn thương, Bỏng và Phẫu thuật thuộc UAB, đồng thời là cựu phẫu thuật viên của Không quân Mỹ, nói.
"Nó không chỉ giúp cứu sống binh lính trên chiến trường mà còn là công cụ quan trọng giúp cán bộ y tế kịp thời đối phó với bất kỳ loại tổn thương nào", ông Kerby đánh giá.
Video giới thiệu các ứng dụng thú vị nhất cho iOS và Android trong tuần từ 27/10 - 02/11/2015
Video giới thiệu sáu điện thoại có thể thay pin xuất sắc nhất hiện nay
Không nhiều trong chúng ta biết đến chiếc máy vi tính Kenbak-1 Digital Computer, nhưng nó lại được xem như chiếc máy vi tính cá nhân bản thương mại đầu tiên trên thế giới. Chiếc máy vi tính này được John Blankenbaker giới thiệu đến người tiêu dùng vào năm 1971 với giá bán là 750 USD - nhiều năm trước khi Altair 8800 và Apple I ra đời, với hy vọng sẽ bán được cho khách hàng là các trường học nhằm giúp hỗ trợ việc giảng dạy lập trình vi tính. Máy vi tính này tuy vậy lại không có vi chip xử lý trong khi bộ nhớ RAM chỉ đạt mức 256 byte.
Chỉ có chưa đến 50 máy tính Kenbak-1 Digital Computer được sản xuất, trong số này đã có một chiếc được bán với giá khoảng 31.000 USD mới đây, và còn một chiếc khác đang được rao bán đấu giá thông qua nhà Breker của Đức.
[video=youtube;lxsdL_OWumw]https://www.youtube.com/watch?v=lxsdL_OWumw[/video]
Bé gái không biết cách "cúp" điện thoại bàn
Ngày điện thoại di động mới được giới thiệu đến người dùng Việt Nam, đã có những tình huống dở khóc dở cười rằng không biết làm sao để tắt chuông điện thoại trong những lúc cần sự yên lặng, thành ra giải pháp là... tháo luôn pin ra khỏi điện thoại. Nhưng bé gái thời @ này thì ngược lại - bé quá quen thuộc với các thao tác vuốt, chạm, trượt trên màn hình cảm ứng cho đến khi phải đối mặt với chiếc điện thoại bàn cổ lỗ thì không biết làm cách nào để "cúp" máy...
[video=youtube;bmuJj8-k8pM]https://www.youtube.com/watch?v=bmuJj8-k8pM[/video]
Taxi bay giúp giảm tắc nghẽn giao thông
Tình trạng phương tiện cá nhân ngày càng gia tăng trong khi cơ sở hạ tầng hạn chế là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tắc nghẽn giao thông ở các đô thị lớn. SkyTran, hệ thống di chuyển cá nhân nhanh, có thể là giải pháp cho vấn nạn này.
Xây dựng đường bộ và đường tàu thông thường rất tốn kém và đòi hỏi diện tích đất lớn. Một giải pháp thay thế là sử dụng hệ thống tàu điện ngầm dưới lòng đất, nhưng chi phí xây dựng không hề nhỏ. "Sáng kiến lớn tiếp theo là di chuyển tự động. Tôi nghĩ tới nơi muốn đi, thông báo cho máy tính và nó sẽ đưa tôi tới đó", John Cole, giám đốc kỹ thuật của công ty SkyTran, cho biết.
QCostarica đưa tin, SkyTran sẽ xem xét lịch tàu chạy và các ga trung tâm để phát triển một hệ thống đường chạy trên cao với nhiều dốc lên xuống, nơi người sử dụng có thể tiếp cận những cabin hình bầu dục. Người sử dụng chỉ cần gọi tổng đài, khoang chuyển động bằng từ tính sẽ đến nơi và đưa hành khách đi dọc thành phố.
Theo SkyTran, công nghệ này chỉ sử dụng 1/3 năng lượng so với các xe lắp động cơ điện nhờ trọng lượng chưa đến 140 kg. Những khoang siêu nhẹ hai chỗ ngồi treo lơ lửng dưới đường chạy từ tính có thể đạt tốc độ trên 160 km/h.
Dự án thử nghiệm đầu tiên sẽ được tiến hành trong khuôn viên Hãng hàng không vũ trụ Israel ở ngoại ô thành phố Tel Aviv. Theo dự kiến, hệ thống trưng bày dài 400 m sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Lãnh đạo SkyTran hy vọng sẽ được cấp phép xây 20 km đường chạy phục vụ công cộng ở Tel Aviv trong vòng ba năm tới và mở rộng sang các thành phố ở châu Âu và châu Á.
Để giảm thiểu chi phí bảo dưỡng, đồng thời giúp việc lên xuống đường chạy trở nên hiệu quả ở tốc độ cao, các phiên bản đầu tiên của SkyTran sử dụng hệ thống lực đẩy từ tính sinh ra từ chuyển động của xe qua những cuộn dây điện trên đường chạy.
Mỹ phát triển công nghệ nhìn xuyên tường
Mang tên RF Capture, thiết bị hoạt động bằng cách truyền và nhận tín hiệu không dây phát xuyên tường. Khi bức xạ không dây chạm đến cơ thể người, nó sẽ được phản chiếu lại. Tín hiệu truyền về sẽ được thu nhận và phân tích. Theo nhóm nghiên cứu ở Viện công nghệ Massachusets (MIT), bức xạ này khá nhỏ, chỉ bằng 1/10.000 bức xạ do một chiếc điện thoại di động thông thường phát ra.
Do cùng loại tín hiệu truyền về từ mọi vị trí khác nhau trên cơ thể, nhóm nghiên cứu cần xử lý tín hiệu một cách chính xác nhằm nhận biết nhiều bộ phận cơ thể.
"Chúng tôi có thể lọc những tín hiệu có ý nghĩa thông qua một loạt thuật toán. Chúng được phát triển để giảm tối đa tiếng ồn ngẫu nhiên do quá trình phản chiếu sinh ra", Gizmag hôm 2/11 dẫn lời Dina Katabi, giám đốc Trung tâm Vô tuyến ở MIT.
Đầu tiên, RF Capture tạo ra bản quét 3D của toàn bộ không gian nhằm nhận biết các vật thể trong môi trường, bao gồm cả con người. Khi có người di chuyển trong môi trường đó, thiết bị theo dõi những tín hiệu phản chiếu từ cơ thể họ. Sau đó, nó xâu chuỗi ảnh phản chiếu theo thời gian và dựng lại hình dáng con người. Để phân biệt nhiều người khác nhau, nhóm nghiên cứu lập trình cho thiết bị sử dụng những yếu tố như hình dáng con người và chiều cao để tạo ra chân dung cụ thể của từng người.
Hiện nay, thiết bị có thể vạch hình bàn tay của một người viết vào không khí qua lớp tường và cửa đóng kín. Nó có thể phân biệt 15 cá nhân với độ chính xác lên tới 90 %. Công nghệ này có nhiều ứng dụng tiềm năng trong thiết kế game, cấp cứu bệnh nhân và ghi hình chuyển động trong sản xuất phim.
"RF Capture cho phép ghi lại chuyển động mà không cần các máy cảm biến cơ thể và có thể theo dõi những cử động của diễn viên khi họ ở sau đồ vật hoặc một bức tường", Fadel Adib, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở MIT và tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Ngoài ra, khả năng ghi hình chuyển động của thiết bị còn có thể ứng dụng cho những ngôi nhà thông minh hoặc chăm sóc người lớn tuổi.
"Chúng tôi đang nghiên cứu để biến công nghệ này thành một thiết bị trong gia đình, có thể gọi cấp cứu nếu phát hiện một thành viên trong nhà ngã bất tỉnh. Ngoài ra, nó có thể được dùng để bật đèn và TV, hoặc điều chỉnh hệ thống sưởi khi theo dõi vị trí của bạn trong ngôi nhà", Katabi nói.
Nhóm nghiên cứu đang trong quá trình thương mại hóa công nghệ thông qua một sản phẩm mang tên Emerald nhằm phát hiện và phòng ngừa tai nạn ở những người lớn tuổi. Họ đã giới thiệu Emerald trước tổng thống Obama tại Nhà Trắng cách đây vài tháng.
Nhật chế tạo kính bền như thép
Loại kính mới này sẽ cách mạng hóa việc sử dụng kính cho các tòa nhà, xe hơi, hay đồ điện tử khi nó được sản xuất hàng loạt trong vòng 5 năm nữa. Theo IB Times, khi loại kính mới được ứng dụng rộng rãi, chúng ta sẽ không phải lo lắng về chuyện rơi vỡ màn hình điện thoại cảm ứng, hay mặt kính của các tòa nhà bị nứt vỡ nếu thiên tai xảy ra nữa.
Loại kính mới do Viện Khoa học Công nghiệp thuộc Đại học Tokyo phát triển có đặc tính cứng bền như thép, nhưng vẫn nhẹ và mỏng như kính thông thường. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hôm 15/10.
Để tạo được loại kính này, các nhà nghiên cứu đã trộn oxit nhôm vào thành phần chế tạo kính. Oxit nhôm là chìa khóa để làm kính cứng hơn nhưng trước đây, rất khó để thêm vào thủy tinh vì nó thường bị kết tủa khi tiếp xúc với bình chứa.
Các nhà khoa học đã loại bỏ vấn đề này, bằng cách sử dụng kỹ thuật không cho vật liệu tiếp xúc với bình chứa. Họ dùng khí oxy thổi các thành phần bay lơ lửng trong lò khí động học và dùng tia laser CO2 trộn các thành phần lại với nhau. Kết quả, họ cho ra loại siêu thủy tinh trong suốt chứa 50% là oxit nhôm.
Loại thủy tinh mới có thành phần là 54Al2O5-46Ta2O, qua thử nghiệm, nó được chứng minh cứng gấp hai lần kính thường, bền tương đương sắt hoặc thép. Các nhà khoa học cho biết, loại kính này có tiềm năng ứng dụng và thương mại rất lớn, nhưng hiện chỉ một lượng nhỏ được sản xuất. Họ sẽ nghiên cứu cách sản xuất đại trà để đưa ra thị trường.
"Chúng tôi sẽ tìm cách sản xuất hàng loạt loại vật liệu mới này trong thời gian ngắn", Atsunobu Masuno, trợ lý giáo sư trường đại học Tokyo cho biết. "Chúng tôi đang tìm hướng thương mại hóa công nghệ này trong vòng 5 năm nữa".
Là phụ nữ thật tuyệt
Thùng hàng gửi nhầm giúp các nhà khoa học Mỹ phát hiện loại hoóc môn sinh dục nữ có khả năng giảm thiểu nguy cơ tử vong cho thương binh.
Theo Huffington Post, các nhà nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Tiến sỹ Irshad Chaudry, Đại học Alabama ở thành phố Birmingham (UAB), bang Alabama, Mỹ, tình cờ phát hiện loại hoóc môn sinh dục nữ có khả năng kéo dài sự sống cho thương binh bị mất nhiều máu. Mỗi binh lính có thể mang theo một ống tiêm nhỏ chứa hoóc môn này và tự tiêm khi cần.
Năm 1997, khi đang nghiên cứu cơ chế nhiễm trùng gây hoại tử nhiều bộ phận cơ thể dẫn đến tử vong trên chuột, Chaudry và đồng nghiệp nhận được thùng hàng chứa toàn chuột cái, thay vì chuột đực. Ông quyết định thử nghiệm trên chuột cái và kết quả thu được sau 19 năm nghiên cứu thật bất ngờ: một nhóm chuột cái có khả năng tự kháng khuẩn mà không cần điều trị nhờ một loại estrogen do cơ thể chúng tiết ra.
Chaudry và đồng nghiệp nhận thấy một lượng estrogen 17β-estradiol (E2) khi tiêm vào cơ thể chuột đực và cái có thể bảo vệ chúng chống lại nhiễm trùng, dù chúng đang ở giai đoạn nào của chu kỳ động dục. Loại estrogen này tác động đến hệ thống miễn dịch và phản ứng của hệ tim mạch, thường suy giảm mạnh khi bị tổn thương.
Họ tiếp tục thử nghiệm E2 với trường hợp mất máu. Kết quả là, chỉ cần một liều estrogen tổng hợp EE-3-SO4 cũng giúp kéo dài sự sống thêm ba tiếng đồng hồ mà không cần thuốc hồi sức dạng lỏng, và lâu hơn nều dùng thêm dung dịch này sau ba tiếng đó.
Nghiên cứu này giúp họ chiến thắng cuộc thi do Trung tâm Dự án Nghiên cứu Cao cấp Quốc phòng Mỹ (DARPA) tổ chức năm 2005 nhằm tìm ra loại thuốc có khả năng giúp binh lính cầm cự thêm 6 giờ đồng hồ sau khi mất máu ở mức độ có thể gây tử vong. Đồng thời, họ nhận được hợp đồng trị giá 10 triệu USD từ Bộ Quốc phòng Mỹ để thử nghiệm lâm sàng loại hoóc-môn này.
"Nghiên cứu của tiến sỹ Chaudry và đồng nghiệp cho thấy EE-3-SO4 cực kỳ hữu hiệu trong việc cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn và tăng tỷ lệ sống sót sau khi mất máu nghiêm trọng", Mansoor Saleh, chuyên viên cao cấp ở UAB cho biết.
"Loại thuốc này có thể ứng dụng hiệu quả vào việc điều trị tổn thương do mất máu nghiêm trọng. Chúng tôi rất phấn khích khi sắp được thử nghiệm loại thuốc này trên người".
Theo Saleh, loại thuốc này không ngăn chảy máu nhưng giúp cơ thể phản ứng lại với việc mất máu bằng cách huy động cùng một lúc nhiều cơ chế sinh lý học.
"Một phần thử thách của cúng tôi là phải tìm hiểu xem EE-3-SO4 phát huy tác dụng kỳ diệu của nó như thế nào", Saleh nói.
"Chúng tôi hình dung ra một liều thuốc có thể được tiêm ngay tại chiến trường, giúp bệnh nhân cầm cự lâu hơn trong khi chờ được vận chuyển đến cở sở y tế để chữa trị. Vấn đề quan trọng là phải duy trì được lượng máu lên não và các bộ phận cơ thể quan trọng khác khi bệnh nhân đang bị mất máu".
Loại thuốc này có ba tác dụng. Nó giúp tim đập nhanh hơn, co bóp tốt hơn để tối đa hóa lượng máu bơm đi khắp cơ thể. Nó cũng giảm tác nhân gây cản trở dòng máu đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể và tăng dần huyết áp toàn thân. Đồng thời, nó tập hợp chất dịch từ các mô xung quanh nhằm tăng lượng máu để bù đắp cho lượng máu bị mất đi.
Việc thử nghiệm EE-3-SO4 lên con người cần nhiều thời gian và không ai có thể chắc chắn rằng nó đem lại kết quả tốt, Saleh nói. Tuy nhiên, nếu kết quả thu được đúng như mong muốn, thì loại thuốc này có thể đem lại thay đổi lớn trong cách chăm sóc bệnh nhân bị chấn thương.
"Loại thuốc như thế này sẽ có tác dụng rất lớn", Jeffrey Kerby, giám đốc Trung tâm Điều trị Chấn thương, Bỏng và Phẫu thuật thuộc UAB, đồng thời là cựu phẫu thuật viên của Không quân Mỹ, nói.
"Nó không chỉ giúp cứu sống binh lính trên chiến trường mà còn là công cụ quan trọng giúp cán bộ y tế kịp thời đối phó với bất kỳ loại tổn thương nào", ông Kerby đánh giá.
Nguồn Vnexpress
Video giới thiệu các ứng dụng thú vị nhất cho iOS và Android trong tuần từ 27/10 - 02/11/2015
[video=youtube;9Tb2Lw_4NYY]https://www.youtube.com/watch?v=9Tb2Lw_4NYY[/video]
Video giới thiệu sáu điện thoại có thể thay pin xuất sắc nhất hiện nay
[video=youtube;WwhjMNAYZmQ]https://www.youtube.com/watch?v=WwhjMNAYZmQ[/video]