Google ra ứng dụng rủ rê, hẹn hò
Google tuy có xuất phát điểm là một nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm nhưng theo thời gian, công ty này đã cho thấy tham vọng của họ không chỉ dừng lại ở các thuật toán tìm kiếm, mà còn là nhiều ứng dụng văn phòng, trí thông minh nhân tạo, chat chit hang-out, lấn sân sang cả thị trường thiết bị di động với hệ điều hành Android... Và mới đây, họ tiếp tục đưa ra ứng dụng cho phép người dùng thông báo và tìm kiếm các "chế" nào đang rảnh để hẹn hò gặp gỡ tám chuyện, đi mua sắm, ăn uống v.v Ứng dụng có tên Who's Down.
Theo đó, người dùng chỉ cần trượt slider qua một bên thay vì để mở khóa thì lần này là xi nhan cho biết "tôi đang rảnh đây, có ai muốn hẹn hò chớp nhoáng làm gì đó chung không?" Thời gian hiệu lực của lời thông báo là trong vòng ba giờ đồng hồ. Khi những bạn bè cùng cài đặt ứng dụng này trên điện thoại thấy được thông báo ấy, sẽ có thể gửi tin nhắn trực tiếp trong ứng dụng để hẹn hò cụ thể hơn.
Điều khá đáng tiếc là hiện để có thể sử dụng ứng dụng thì các bạn sẽ cần được ai đó gửi lời mời. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về ứng dụng ở đây.
Facebook sẽ siết chặt chính sách tố cáo tên tài khoản
Dùng Facebook thì vui đó vì đơn giản nó hiện là trang mạng xã hội lớn nhất thế giới và theo một khảo sát thì các cư dân mạng hiện nay cũng thường tìm kiếm thông tin cần biết trước tiên trên Facebook, bởi có đến hơn một tỷ nguồn cung cấp tin trên đó cơ mà. Nhưng điều mà người dùng ngán nhất ở trang mạng này là phải dùng tên thật để lập tài khoản. Bạn ngang bướng muốn thách thức bằng tên giả ư? Tất nhiên bạn cứ tự nhiên làm theo ý thích nhưng một ngày đẹp trời nào đó bạn sẽ thấy tài khoản bị khóa, kèm theo đó là yêu cầu cung cấp lý lịch thật nếu còn muốn tiếp tục sử dụng Facebook với tài khoản đó.
Chính sách dùng chính người dùng để tố cáo hành vi dùng tên giả của Facebook là rất khôn ngoan khi không phải đầu tư nhân lực làm công việc lùng sục, song cũng để lại bất cập là những kẻ rỗi hơi sẽ đi tố cáo bậy bạ ngay cả những người dùng tên thật nghiêm túc, còn Facebook thì cứ thế mà khóa tài khoản ngay tức khắc trong ít nhất ba ngày rồi mới hậu xét... Nhận thức được sự bất cập ấy, Facebook cho biết họ sẽ siết chặt hơn chính sách tố cáo bằng cách yêu cầu "người tốt" cần phải chứng minh lý do mà họ nghi ngờ một tài khoản là dùng tên giả, chứ không chỉ đơn giản nhấn nút report "not a real name" như hiện nay nữa. Chính sách này sẽ được thực thi từ tháng 12 tới, trang tin BuzzFeed cho biết.
[video=youtube;S3-kw97LnsY]https://www.youtube.com/watch?time_continue=15&v=S3-kw97LnsY[/video]
Công nghệ đến tận...mông
Khoa học phát triển vũ bão từ máy tính bảng thay cho bảng vẽ tô màu, các ứng dụng ghi chú thay cho các sticker nhắc việc v.v. Nhưng khi mà công nghệ đến tận... mông thì liệu bạn có cảm thấy thoải mái?
[video=youtube;q0gxiwYTWJc]https://www.youtube.com/watch?v=q0gxiwYTWJc[/video]
TV chạy Windows 10 đầu tiên trên thế giới có giá hơn 600 USD
Một công ty Ấn Độ đã phát hành dòng TV dùng hệ điều hành của Microsoft vốn thiết kế cho máy tính, đi kèm bộ xử lý Intel Bay Trail. Videocon, đối tác của Microsoft tại thị trường Ấn Độ, đã trình làng bộ đôi TV sử dụng nền tảng Windows 10. Sản phẩm có hai cỡ màn hình là 32 inch và 40 inch, chạy bản Windows 10 Home edition ngay khi xuất xưởng.
Model cỡ nhỏ dùng tấm nền độ phân giải HD 720p, trong khi đó mẫu TV lớn hơn đạt chuẩn Full HD 1080p. Cung cấp sức mạnh xử lý cho thiết bị là chip Bay Trail bốn nhân tốc độ 1,33 GHz từ Intel, RAM 2 GB và bộ nhớ trong 16 GB.
Phiên bản 32 inch có 2 cổng HDMI, 2 USB, đường VGA và audio I/O, còn mẫu 40 inch có 4 cổng HDMI, 3 cổng USB. Người dùng được lưu ý rằng, một trong số những cổng trên được sử dụng để hỗ trợ Windows 10.
Đại diện Videocon cho biết, họ rất tự hào khi tung ra TV chạy Windows 10 đầu tiên trên toàn cầu. Sản phẩm này đáp ứng mong muốn của người dùng về một thiết bị "lai", vừa có thể giải trí, vừa giải quyết công việc trong vai trò máy tính cá nhân.
Phiên bản TV 32 inch của Videocon được bán với giá tương đương 613 USD (khoảng 13,6 triệu đồng), model 40 inch Full HD có giá 812 USD (khoảng 18 triệu đồng). Sản phẩm bắt đầu đến tay khách hàng từ tháng 11 tới.
Cách kiểm tra cước viễn thông trên smartphone
Nhiều người than phiền vì bị trừ tiền cước điện thoại vì những dịch vụ giá trị gia tăng mà mình không đăng ký và không biết trong nhiều tháng khiến bị trừ phí nhiều lần.
Dưới đây là một số cách giúp người dùng tự kiểm tra điện thoại của mình đang đăng ký những dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) nào.
Nhắn tin theo cú pháp để tra cứu dịch vụ VAS
Đối với thuê bao Mobifone trả sau, soạn tin nhắn KT gửi 994 (miễn phí). Đối với thuê bao Mobifone trả trước, soạn tin nhắn với cụ pháp GTGT và gửi tới 901 (miễn phí). Tổng đài của Mobifone sẽ gửi lại danh sách các dịch vụ đang đăng ký. Khi biết dịch vụ nào đang dùng, bạn có thể gọi lên tổng đài để hỏi chi tiết về cước phí cũng như cách hủy dịch vụ.
Với thuê bao mạng Vinaphone, soạn tin nhắn theo cú pháp TK gửi 123 (miễn phí - áp dụng cho Thuê bao trả trước và trả sau).
Tương tự như vậy, với mạng Viettel, soạn tin nhắn TC gửi 1228 (miễn cước) để tra cứu danh sách các dịch vụ giá trị gia tăng đang sử dụng.
Tuy nhiên, hạn chế của các cú pháp ở trên là chỉ biết được các dịch vụ VAS chính thống của nhà mạng, trong khi còn rất nhiều các dịch vụ liên kết với đơn vị nội dung bên ngoài thì không được liệt kê. Thường là các dịch vụ Tử vi, xem Clip hot, Game club, Trúng thưởng...
Sử dụng ứng dụng hỗ trợ
Để phát hiện được các dịch vụ trừ cước ngầm này, hiện có hai tiện ích cho smartphone mà bạn có thể cài đặt là Viettel Discovery từ Viettel và Whypay do nhà phát triển cùng tên xây dựng.
Viettel Discovery là ứng dụng dành riêng cho thuê bao Viettel với tính năng chính là cung cấp thông tin chi tiết về các dịch vụ VAS của Viettel, ngoài ra, cũng chỉ tra cứu được các dịch vụ mà hãng viễn thông này cung cấp, chứ không bao gồm các nội dung kết nối với đơn vị ngoài.
Whypay là ứng dụng đã được đưa lên CH Play của Google và App Store của Apple. Nó tích hợp cơ chế tính cước theo thời gian thực giúp theo dõi mọi chi tiêu trên tài khoản điện thoại, bao gồm kiểm tra dịch vụ VAS cơ bản cũng như các dịch vụ do đơn vị ngoài cung cấp. Whypay còn cảnh báo cước phí khi bạn bắt đầu cuộc gọi tới các đầu số dịch vụ (rất nhiều đầu số có phí lên tới 15.000 đồng/phút) và thông báo cước ngay sau cuộc gọi hoặc tin nhắn tới đầu số dịch vụ vừa kết thúc.
Ngoài ra, Whypay còn thống kê Tổng số tiền đã dùng trong tháng, chi phí cụ thể liên quan đến cuộc gọi hay tin nhắn. Người dùng còn có thể thực hiện các tác vụ như Ứng tiền nhanh, Nạp tiền cho tôi, Nhắn tin miễn phí, Tra cứu thông tin thuê bao, hoặc nhờ bạn bè gọi lại khi sim hết tiền tuỳ thuộc vào dịch vụ của nhà mạng đã cung cấp.
Sự thật về hỗ trợ kỹ thuật
Ai mà không có lần cần đến sự trợ giúp của các bạn IT, nhưng sự thật về nhiệt tình và năng lực hỗ trợ của các bạn ấy là như thế nào?
[video=youtube;rksCTVFtjM4]https://www.youtube.com/watch?v=rksCTVFtjM4[/video]
Tương lai của công nghệ
Đến một lúc nào đó thì smartphone sẽ bé lại bằng con chip gắn trên đầu ngón tay, hoặc đính trên mũi nhưng với máy fax thì có lẽ phức tạp hơn...
[video=youtube;xind-2bH-zk]https://www.youtube.com/watch?v=xind-2bH-zk[/video]