Năm nọ trong học kì giáo dục quốc phòng, lớp tôi gặp một bác đại tá có thâm niên trải qua 3 cuộc chiến (đánh Mỹ, đánh Trung quốc, đánh Polpot), ông này vui tính, kể chuyện quá khứ hào hùng rất hay, nhưng hơi bị nổ bùm bùm về bản thân ông ta. Có thằng bạn nó tỉnh bơ :-"đứng lên hỏi ông thầy:
- Thầy ơi, sao thầy không đi đánh Trung quốc chiếm lại đảo Hoàng Sa cho nước mình ?
Ông thầy hơi bị sốc, mặt ổng rất sùng :-L nhưng ông ta vẫn bình tĩnh, ổng nói lại một câu cũng sốc không kém: - Tôi đi để làm gì ? Để cho các cậu ngồi đây nhậu và chơi game à ? Sao cậu không giỏi tự đi mà đánh lấy !
Thế là xong phim. Tôi suy nghĩ mãi về câu nói đó. Ngày tôi rời VN đi làm nghiên cứu sinh, thanh niên cả nước phát cuồng lên vì Võ Lâm Truyền Kỳ, bỏ bê học hành, mụ mị bên quán net, rồi năm trước về thăm nhà thấy lớp đàn em ngày càng tiến bộ về khoản ăn chơi, game online trong xóm phát triển thêm như vũ bão, thêm phong trào của mấy em gái xinh đẹp thích đấm đá và lột quần lột áo quay phim post lên youtube. Con trai thì nhậu nhẹt, hút hít... Giới trẻ Việt nam ngày càng mê chơi và trụy lạc hơn bao giờ hết.
Các bạn hãy tưởng tượng có thể sáng mai bạn sẽ bị đánh thức bởi những tiếng nổ long trời, tiếng đạn pháo rít ghê rợn, tiếng máy bay Mig gầm rú trên không trung và thành phố bạn đang ở chìm ngập trong lửa. Nếu ngôi nhà của bạn may mắn không bị phá hủy, sau đó bạn sẽ thấy những tên lính "nước lạ" nhảy dù đen đặc chân trời, chúng sẽ tràn vào từng ngôi nhà, từng góc phố, bạn sẽ vô cùng sợ hãi vì chưa bao giờ thấy nhiều người chết như thế trong ngày hôm đó, chưa bao giờ bị nhiều họng súng đe dọa như thế.
Đó là một kịch bản của ngày mở đầu chiến tranh, ngày nước Việt Nam bị xâm lược.
Chúng ta đã có hòa bình rất lâu, nhiều thế hệ thanh niên không biết đến hai chữ chiến tranh, nước Việt nam đang từng ngày tận hưởng hòa bình, và Việt Nam không bao giờ theo đuổi chạy đua vũ trang, chúng ta muốn làm bạn bè với thế giới và không hiếu chiến, nhưng... điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang suy giảm sức đề kháng theo ngày tháng. Các bạn hãy nhớ thủ đô Irak bị chiếm đóng nhanh chóng như thế nào, với sức mạnh quân sự của những kẻ khổng lồ ngoài kia, số phận của những kẻ yếu không thể cầm cự quá 24h. Ngày đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vị trí địa lý của Việt Nam rất quan trọng trong khu vực, những kẻ gian ác và tham vọng khi khởi đầu một cuộc xung đột trong khu vực sẽ nhắm ngay tới Việt nam. Tội ác của bọn Polpot là một ví dụ.
Trong ngày đó thanh thiếu niên chúng ta sẽ làm gì ? Chúng ta có bị sốc khi không còn game online nữa, không còn bia bọt không còn quán cafe, bar và vũ trường cho chúng ta đốt thời gian qua khói thuốc và men rượu nữa ? Chúng ta sẽ bị đói khổ, giam cầm, kìm kẹp và tàn sát, lúc này ta phải làm gì ?
Liệu những bài học ít ỏi về lòng yêu nước trong trường học, những bài học đội hình và tháo ráp súng có giúp cho thanh niên VN có đủ khả năng chuẩn bị đi vào chiến tranh để bảo vệ tổ quốc không ? Tôi tin ít nhất là không đủ thời gian để chuẩn bị hay nhớ lại tất cả những kinh nghiệm và kĩ năng sống còn khi mọi thứ bất ngờ như sét đánh như vậy...
Tôi từng nghĩ về những chuyện này nhiều lần mỗi khi đọc một tin tức về sự xuống cấp đạo đức của giời trẻ VN trên báo chí.
Hôm qua tôi xem bộ phim Tomorrow when the war began của Úc, bộ phim làm tôi thực sự thích thú mặc dù chỉ là một bộ phim hành động xoàng, dành cho tuổi teen, nhưng ý nghĩa nội dung phim đã bắt đúng mạch suy nghĩ của tôi. Trong phim, một nhóm bạn trẻ đi cắm trại trên núi và vì vậy may mắn thoát khỏi cuộc tấn công sấm chớp lên thành phố của họ bởi một lực lượng vũ trang lạ mặt, nước Úc bị chiếm đóng. Từ chỗ ngỡ ngàng, sợ hãi những chàng trai cô gái này nhanh chóng tập hợp nhau lại và sử dụng những gì có trong tay để kháng cự lại quân thừ bằng chiến thuật du kích... Họ phải đối mặt với hiểm nguy, tay không chống lại xe tăng, máy bay và hỏa tiển, những tên lính vũ khí tận răng.
Đây là phần 1 trong ba phần của phim này hứa hẹn sẽ phát hành trong tương lai, và nội dung của phần mở đầu này khá thuyết phục, tôi xúc động mạnh và tự hỏi là tại sao một ý tưởng hay như thế không thể có trong phim ảnh Việt nam. Tại sao không thể tạo ra một cuộc chiến tranh giả trên màn ảnh trong thời bình để chuẩn bị tư tưởng yêu nước, kích thích lòng dũng cảm và ý chí của thanh niên, một bài học dễ chịu và hào hứng về lòng yêu nước, để chuẩn bị cho một ngày... nếu một ngày chiến tranh thực sự nổ ra ?
Tôi xem phim này một cách hào hứng như thế và nhìn thấy tất cả những gì mình mong muốn được thấy. Khi hết phim, tôi lục lọi trong trí nhớ những phim ảnh tương tự mình đã xem, thì sửng sốt khi thấy ý tưởng này không mới. Lần lượt đã có 2 nước đã tạo ra những bài học giáo dục quốc phòng lồng trong phim ảnh như thế.
Đó là phim Red Dawn của hãng MGM năm 1984, kể về một cuộc chiến tranh giả tưởng khi Liên Xô chiến thắng Hoa kỳ và xâm chiếm đất nước này; nhưng đội quân chiếm đóng của Liên xô gặp phải sức kháng cự, một cuộc chiến tranh du kích của một nhóm học sinh Mỹ. Tôi xem phim này khi còn học phổ thông và lúc đó đối với tôi nó rất hấp dẫn, vì mang tính phiêu lưu anh hùng.
Như vậy người Úc, người Mỹ mặc dù dư thừa vật chất gấp nhiều lần chúng ta, có một quân đội hiện đại (chỉ có Mỹ đi xâm lược nước khác, chứ khó mà ngược lại), xã hội phát triển giàu có ổn định, thanh thiếu niên của họ yên tâm chơi bời và dĩ nhiên là trụy lạc hơn chúng ta nhiều lần, nhưng họ vẫn biết sợ, sợ một ngày chiến tranh sẽ đến ngay chính trên mảnh đất họ đang sống.
Tại Hàn quốc, mới đây họ đã làm một bộ phim chiến tranh kể chuyện có thật về 71 sinh viên anh hùng đã chống cự tới cùng một đạo quân Bắc Triều tiên đông hơn họ nhiều lần đẩ phòng thủ cho quê hương. Cần nhấn mạnh đó là những sinh viên mới nhập ngũ chưa qua kinh nghiệm chiến đấu, với tất cả sự bồng bột và khờ dại của tuổi trẻ.
Điểm chung của 3 bộ phim này là tinh thần yêu nước tự nhiên, mãnh liệt của những bạn trẻ ấy. Đất nước trong lòng họ không phải là cái gì xa vời, trừu tượng, đất nước chính là ngôi nhà họ đang sống, đất nước là bạn bè, là anh em mà họ phải chiến đấu để bảo vệ, và nếu bọn giặc đốt nhà, giết bạn bè của họ, nó biến thành lòng căm thù.
Hai cuộc chiến giả và một cuộc chiến thật sự, những phim này không phải là kiểu phim chiến tranh qui ước, nó cũng có lửa đạn, xe tăng, máy bay, nhưng nhân vật chính không phải là những người lính chính qui, họ là những đứa trẻ, những người rất trẻ mà hôm trước còn đùa nghịch, quậy phá, chơi bời thì hôm sau họ đã thành những chiến sĩ một mình bảo vệ tổ quốc. Họ bước vào chiến tranh không bằng những bài tuyên huấn chính trị,họ không có nón sắt, ba lô và chưa từng cầm súng, nhưng họ biết phải bắn vào đâu và làm cách nào để sống sót để chiến đấu. Chiến tranh đối với họ như một thế giới mạo hiểm, một trò chơi, một cuôc phiêu lưu.
Việt nam đã từng có những phim rất chân thực và không kém phần hào hùng dữ dội về những người trẻ, như Tuổi thơ Dữ dội, Ngọc trong đá... nhưng nó trôi vào qu khứ từ rất lâu. Bây giờ nói đến phim tuổi teen tức là nói đến những cô cậu học trò ăn mặc lộng lẫy hợp thời trang, ăn chơi nhảy nhót, chuyện tình dục, yêu đương, cùng những trò nhí nhố khác... Cách đây không lâu chúng ta bắt gặp đâu đó những video clip sinh viên tự quay, chủ đề phim hành động, đấu võ, bắn súng... rất chuyên nghiệp, nhưng chúng chưa có một giá trị về tư tưởng nào cả.
Nếu có một ai đó muốn làm phim hành động, tôi rất mong là bài viết này sẽ đến tay họ và dự án tiếp theo của họ sẽ là một bài học giáo dục quốc phòng, chúng ta có thể làm điều đó, chúng ta không sợ đụng chạm về chính trị đâu, hãy xem phim Tomorrow when the war began, quân thù trong phim đó nói một ngôn ngữ hoàn toàn tự chế ra, chúng không có quốc kì. Chúng là ai không quan trọng, nhưng chúng là quân xâm lược, thế là đủ.
Tôi tin bộ phim đó sẽ là bộ phim hành động việt nam có doanh thu cao nhất xưa nay.
Gửi tặng các bạn trailer của phim tôi đã đề cập.
[video=youtube;f_KhErNyiq8]http://www.youtube.com/watch?v=f_KhErNyiq8[/video]
[video=youtube;1_I4WgBfETc]http://www.youtube.com/watch?v=1_I4WgBfETc[/video]
[video=youtube;Ud5g_aGxIEo]http://www.youtube.com/watch?v=Ud5g_aGxIEo[/video]
- Thầy ơi, sao thầy không đi đánh Trung quốc chiếm lại đảo Hoàng Sa cho nước mình ?
Ông thầy hơi bị sốc, mặt ổng rất sùng :-L nhưng ông ta vẫn bình tĩnh, ổng nói lại một câu cũng sốc không kém: - Tôi đi để làm gì ? Để cho các cậu ngồi đây nhậu và chơi game à ? Sao cậu không giỏi tự đi mà đánh lấy !
Thế là xong phim. Tôi suy nghĩ mãi về câu nói đó. Ngày tôi rời VN đi làm nghiên cứu sinh, thanh niên cả nước phát cuồng lên vì Võ Lâm Truyền Kỳ, bỏ bê học hành, mụ mị bên quán net, rồi năm trước về thăm nhà thấy lớp đàn em ngày càng tiến bộ về khoản ăn chơi, game online trong xóm phát triển thêm như vũ bão, thêm phong trào của mấy em gái xinh đẹp thích đấm đá và lột quần lột áo quay phim post lên youtube. Con trai thì nhậu nhẹt, hút hít... Giới trẻ Việt nam ngày càng mê chơi và trụy lạc hơn bao giờ hết.
Các bạn hãy tưởng tượng có thể sáng mai bạn sẽ bị đánh thức bởi những tiếng nổ long trời, tiếng đạn pháo rít ghê rợn, tiếng máy bay Mig gầm rú trên không trung và thành phố bạn đang ở chìm ngập trong lửa. Nếu ngôi nhà của bạn may mắn không bị phá hủy, sau đó bạn sẽ thấy những tên lính "nước lạ" nhảy dù đen đặc chân trời, chúng sẽ tràn vào từng ngôi nhà, từng góc phố, bạn sẽ vô cùng sợ hãi vì chưa bao giờ thấy nhiều người chết như thế trong ngày hôm đó, chưa bao giờ bị nhiều họng súng đe dọa như thế.
Đó là một kịch bản của ngày mở đầu chiến tranh, ngày nước Việt Nam bị xâm lược.
Chúng ta đã có hòa bình rất lâu, nhiều thế hệ thanh niên không biết đến hai chữ chiến tranh, nước Việt nam đang từng ngày tận hưởng hòa bình, và Việt Nam không bao giờ theo đuổi chạy đua vũ trang, chúng ta muốn làm bạn bè với thế giới và không hiếu chiến, nhưng... điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang suy giảm sức đề kháng theo ngày tháng. Các bạn hãy nhớ thủ đô Irak bị chiếm đóng nhanh chóng như thế nào, với sức mạnh quân sự của những kẻ khổng lồ ngoài kia, số phận của những kẻ yếu không thể cầm cự quá 24h. Ngày đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vị trí địa lý của Việt Nam rất quan trọng trong khu vực, những kẻ gian ác và tham vọng khi khởi đầu một cuộc xung đột trong khu vực sẽ nhắm ngay tới Việt nam. Tội ác của bọn Polpot là một ví dụ.
Trong ngày đó thanh thiếu niên chúng ta sẽ làm gì ? Chúng ta có bị sốc khi không còn game online nữa, không còn bia bọt không còn quán cafe, bar và vũ trường cho chúng ta đốt thời gian qua khói thuốc và men rượu nữa ? Chúng ta sẽ bị đói khổ, giam cầm, kìm kẹp và tàn sát, lúc này ta phải làm gì ?
Liệu những bài học ít ỏi về lòng yêu nước trong trường học, những bài học đội hình và tháo ráp súng có giúp cho thanh niên VN có đủ khả năng chuẩn bị đi vào chiến tranh để bảo vệ tổ quốc không ? Tôi tin ít nhất là không đủ thời gian để chuẩn bị hay nhớ lại tất cả những kinh nghiệm và kĩ năng sống còn khi mọi thứ bất ngờ như sét đánh như vậy...
Tôi từng nghĩ về những chuyện này nhiều lần mỗi khi đọc một tin tức về sự xuống cấp đạo đức của giời trẻ VN trên báo chí.
Hôm qua tôi xem bộ phim Tomorrow when the war began của Úc, bộ phim làm tôi thực sự thích thú mặc dù chỉ là một bộ phim hành động xoàng, dành cho tuổi teen, nhưng ý nghĩa nội dung phim đã bắt đúng mạch suy nghĩ của tôi. Trong phim, một nhóm bạn trẻ đi cắm trại trên núi và vì vậy may mắn thoát khỏi cuộc tấn công sấm chớp lên thành phố của họ bởi một lực lượng vũ trang lạ mặt, nước Úc bị chiếm đóng. Từ chỗ ngỡ ngàng, sợ hãi những chàng trai cô gái này nhanh chóng tập hợp nhau lại và sử dụng những gì có trong tay để kháng cự lại quân thừ bằng chiến thuật du kích... Họ phải đối mặt với hiểm nguy, tay không chống lại xe tăng, máy bay và hỏa tiển, những tên lính vũ khí tận răng.

Đây là phần 1 trong ba phần của phim này hứa hẹn sẽ phát hành trong tương lai, và nội dung của phần mở đầu này khá thuyết phục, tôi xúc động mạnh và tự hỏi là tại sao một ý tưởng hay như thế không thể có trong phim ảnh Việt nam. Tại sao không thể tạo ra một cuộc chiến tranh giả trên màn ảnh trong thời bình để chuẩn bị tư tưởng yêu nước, kích thích lòng dũng cảm và ý chí của thanh niên, một bài học dễ chịu và hào hứng về lòng yêu nước, để chuẩn bị cho một ngày... nếu một ngày chiến tranh thực sự nổ ra ?
Tôi xem phim này một cách hào hứng như thế và nhìn thấy tất cả những gì mình mong muốn được thấy. Khi hết phim, tôi lục lọi trong trí nhớ những phim ảnh tương tự mình đã xem, thì sửng sốt khi thấy ý tưởng này không mới. Lần lượt đã có 2 nước đã tạo ra những bài học giáo dục quốc phòng lồng trong phim ảnh như thế.
Đó là phim Red Dawn của hãng MGM năm 1984, kể về một cuộc chiến tranh giả tưởng khi Liên Xô chiến thắng Hoa kỳ và xâm chiếm đất nước này; nhưng đội quân chiếm đóng của Liên xô gặp phải sức kháng cự, một cuộc chiến tranh du kích của một nhóm học sinh Mỹ. Tôi xem phim này khi còn học phổ thông và lúc đó đối với tôi nó rất hấp dẫn, vì mang tính phiêu lưu anh hùng.

Như vậy người Úc, người Mỹ mặc dù dư thừa vật chất gấp nhiều lần chúng ta, có một quân đội hiện đại (chỉ có Mỹ đi xâm lược nước khác, chứ khó mà ngược lại), xã hội phát triển giàu có ổn định, thanh thiếu niên của họ yên tâm chơi bời và dĩ nhiên là trụy lạc hơn chúng ta nhiều lần, nhưng họ vẫn biết sợ, sợ một ngày chiến tranh sẽ đến ngay chính trên mảnh đất họ đang sống.
Tại Hàn quốc, mới đây họ đã làm một bộ phim chiến tranh kể chuyện có thật về 71 sinh viên anh hùng đã chống cự tới cùng một đạo quân Bắc Triều tiên đông hơn họ nhiều lần đẩ phòng thủ cho quê hương. Cần nhấn mạnh đó là những sinh viên mới nhập ngũ chưa qua kinh nghiệm chiến đấu, với tất cả sự bồng bột và khờ dại của tuổi trẻ.
Điểm chung của 3 bộ phim này là tinh thần yêu nước tự nhiên, mãnh liệt của những bạn trẻ ấy. Đất nước trong lòng họ không phải là cái gì xa vời, trừu tượng, đất nước chính là ngôi nhà họ đang sống, đất nước là bạn bè, là anh em mà họ phải chiến đấu để bảo vệ, và nếu bọn giặc đốt nhà, giết bạn bè của họ, nó biến thành lòng căm thù.
Hai cuộc chiến giả và một cuộc chiến thật sự, những phim này không phải là kiểu phim chiến tranh qui ước, nó cũng có lửa đạn, xe tăng, máy bay, nhưng nhân vật chính không phải là những người lính chính qui, họ là những đứa trẻ, những người rất trẻ mà hôm trước còn đùa nghịch, quậy phá, chơi bời thì hôm sau họ đã thành những chiến sĩ một mình bảo vệ tổ quốc. Họ bước vào chiến tranh không bằng những bài tuyên huấn chính trị,họ không có nón sắt, ba lô và chưa từng cầm súng, nhưng họ biết phải bắn vào đâu và làm cách nào để sống sót để chiến đấu. Chiến tranh đối với họ như một thế giới mạo hiểm, một trò chơi, một cuôc phiêu lưu.
Việt nam đã từng có những phim rất chân thực và không kém phần hào hùng dữ dội về những người trẻ, như Tuổi thơ Dữ dội, Ngọc trong đá... nhưng nó trôi vào qu khứ từ rất lâu. Bây giờ nói đến phim tuổi teen tức là nói đến những cô cậu học trò ăn mặc lộng lẫy hợp thời trang, ăn chơi nhảy nhót, chuyện tình dục, yêu đương, cùng những trò nhí nhố khác... Cách đây không lâu chúng ta bắt gặp đâu đó những video clip sinh viên tự quay, chủ đề phim hành động, đấu võ, bắn súng... rất chuyên nghiệp, nhưng chúng chưa có một giá trị về tư tưởng nào cả.
Nếu có một ai đó muốn làm phim hành động, tôi rất mong là bài viết này sẽ đến tay họ và dự án tiếp theo của họ sẽ là một bài học giáo dục quốc phòng, chúng ta có thể làm điều đó, chúng ta không sợ đụng chạm về chính trị đâu, hãy xem phim Tomorrow when the war began, quân thù trong phim đó nói một ngôn ngữ hoàn toàn tự chế ra, chúng không có quốc kì. Chúng là ai không quan trọng, nhưng chúng là quân xâm lược, thế là đủ.
Tôi tin bộ phim đó sẽ là bộ phim hành động việt nam có doanh thu cao nhất xưa nay.
Gửi tặng các bạn trailer của phim tôi đã đề cập.
[video=youtube;f_KhErNyiq8]http://www.youtube.com/watch?v=f_KhErNyiq8[/video]
[video=youtube;1_I4WgBfETc]http://www.youtube.com/watch?v=1_I4WgBfETc[/video]
[video=youtube;Ud5g_aGxIEo]http://www.youtube.com/watch?v=Ud5g_aGxIEo[/video]
Chỉnh sửa lần cuối: